Cù Lao Câu – chiến hạm đá
Cuối năm, lại đi Cù Lao Câu – hòn đảo nhỏ thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.
Từ đất liền nhìn ra, Cù Lao Câu như một chiếc tàu đang neo đậu trên biển mà mũi tàu quay về hướng Đông. Cù Lao cách đất liền khoảng 7 hải lý, vào những ngày biển động, thuyền máy chạy khoảng 75 phút, và khoảng 40 phút những ngày trời êm. Với tôi, Cù Lao này như “chiến hạm” đá. Đá ở đây hằng hà sa số, nhiều hình thù kỳ dị và màu sắc, biến đổi khác thường tùy theo ánh sáng mỗi ngày.
Nguồn gốc địa danh Cù Lao Câu theo dân làng Phước Thể là do đáy biển ở đây có rất nhiều rau câu chân vịt. Có người còn gọi là trại rau cau nhưng theo âm địa phương thì vẫn là “câu”. Nhưng tôi lại thích gán tên cù lao với việc câu cá ở đây. Không có gì tuyệt bằng ra đây câu cá. Cá ở đây nhiều vô kể. Chúng ở quẩn quanh trong các rặng đá, san hô. Biển ở đây trong xanh đến đáy, nhờ vậy thấy từng dãy san hô. Đây là nơi tập trung nhiều sinh vật biển: tôm hùm, rùa biển, hải sâm, cua huỳnh đế… của khu bảo tồn biển quốc gia tại Bình Thuận, với 22km2 mặt nước bao quanh Cù Lao Câu. Có thể nói, Cù Lao Câu rất hoang sơ, dài chừng 1.500m, chỗ rộng nhất 700m, chiều cao khoảng 7m so với mặt nước biển, cách thành phố Phan Thiết 110 km về hướng Đông Bắc. Đảo nhỏ này không có người ở nên môi trường sinh thái trong lành, phù hợp với những ai thích phiêu lưu, khám phá thiên nhiên…Những ai du lịch bụi đến đây hoàn toàn yên tâm về mặt an ninh. Nếu ở lại có thể đốt lửa trại và hát hò suốt đêm mà không sợ phiền ai… Không biết từ bao giờ ngư dân vùng biển đã lập đền thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana trên đảo. Hàng năm vào ngày 16/ 4 âm lịch, tại đền thờ, ngư dân làm lễ cầu thần biển chở che, cũng như biển lặng, trời êm. Với tôi, chiến hạm đá này thật ấn tượng. Trong nhiều bức ảnh tôi chụp được, Cù Lao Câu hiện ra với sự khắc nghiệt, hoang sơ, bí mật, một bí mật hứa hẹn thú vị với người ưa khám phá. Từ trong gió tôi nghe hòn đảo gởi lời hẹn hò với chúng tôi về một chuyến đi lần sau nữa.
Khám phá hòn câu, ngỡ ngàng trước "thế giới" sinh vật biển
Cù Lao Câu hay Cù Lao Cau, Hòn Câu là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc.
Theo ngư dân trong vùng, đảo có tên gọi như vậy vì nơi đây có nhiều rau câu chân vịt, dân địa phương nói trại đi thành Cù Lao Cau nhưng tên chính thức vẫn là Cù Lao Câu hay Hòn Câu.
Ở đảo chia ra thành 2 mùa rõ rệt: mùa gió nam và mùa gió bấc. Vào khoảng tháng 1 đến tháng 6 Âm lịch hàng năm, biển êm sóng lặng, có nhiều tàu thuyền neo đậu tấp nập qua đảo, khí hậu trong lành và mát mẻ rất thuận tiện cho việc đi chơi ở đảo.
Ngoài ra, trên đảo còn có Lễ hội đền thờ Thần Nam Hải vào ngày 15-16 tháng Tư Âm lịch hàng năm nên nếu bạn quan tâm đến những lễ hội tâm linh hay những tín ngưỡng dân gian thì nên ghé thăm đảo vào thời gian này.
Video đang HOT
Từ đất liền đi ra đảo Cù Lao Câu có thể xuất phát từ nhiều điểm: cảng cá Phước Thể, thị trấn Liên Hương, xã Vĩnh Tân...Tùy theo điểm xuất phát mà các bạn mất khoảng 45' đến 60'.
Đảo Hòn Cau có nhiều lợi thế về đa dạng sinh học, với các vùng rạn san hô, đá ngầm, thảm cỏ biển, và nền đáy cát là những sinh cảnh quan trọng. Nơi này đã được quy hoạch thành hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020.
Rạn san hô và thảm cỏ biển của Hòn Cau được coi là hệ sinh thái năng suất nhất.
Nơi đây còn nổi tiếng có nguồn lợi hải sản phong phú, và là bãi đẻ của nhiều loại hải sản giá trị.
Quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại san hô.
Bạn chỉ cần lặn xuống vài mét là có thể dễ dàng chiêm ngưỡng rạn san hô đa dạng và rất nhiều màu sắc nơi đây.
Thế giới san hô hiện ra lung linh, đẹp rực rỡ trong ánh sáng khúc xạ qua làn nước trong xanh.
Một rạn san hô vàng rực trong quần thể khu bảo tồn.
Vùng biển xung quanh đảo Hòn Cau có 34 loài thủy sinh quý hiếm ở nhiều mức độ.
Nhím biển và nhiều loài cá trong khu bảo tồn san hô.
Nhiều loài động vật quý hiếm như đồi mồi, rùa biển, cùng nhiều loài cá... cũng chọn nơi đây làm nơi giao phối và đẻ trứng.
Chính điều đó đã bổ sung nguồn lợi thủy sản đáng kể cho các vùng biển xung quanh đảo Hòn Cau.
Cù Lao Câu - Tuy Phong, Bình Định Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng, tác giả đã viết ra bài thơ như lời cảm thán từ đáy lòng. Hình minh họa (nguồn: internet). Ta muốn về đây miền gió cát Biển quê hương ánh nắng chan hòa Chiều duyên hàng dương đón gió Đêm nằm nghe sóng thở vang xa Mũi Dinh ngắm nhìn ra biển lớn Vẫn...