“Cú huých” của du lịch Bình Thuận
Được lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023, Bình Thuận đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực để quảng bá, giới thiệu về thế mạnh du lịch địa phương gắn liền những sản phẩm du lịch đặc sắc.
Là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bình Thuận sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng với lợi thế đường bờ biển dài hơn 190km cùng hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng, các lễ hội truyền thống giàu bản sắc như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Katê, rước đèn trung thu…
Theo Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, đây chính là nguồn tài nguyên giàu có, dồi dào để Bình Thuận phát triển nhiều loại hình, sản phẩm du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan dã ngoại, du lịch thể thao giải trí trên biển, trên đồi cát, du lịch mạo hiểm, thám hiểm hang động, thực vật dưới biển, du lịch văn hóa, tín ngưỡng… Những năm qua, tận dụng thế mạnh từ tài nguyên, du lịch Bình Thuận đã có những bước tiến dài với tốc độ tăng trưởng bình quân 22,4%/năm, đóng góp vào tổng sản phẩm nội tỉnh trên 9% và đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nhờ du lịch, diện mạo Bình Thuận đã dần thay đổi với sự xuất hiện của các dự án, khu phức hợp nghỉ dưỡng được quy hoạch bài bản, tích hợp nhiều tiện ích cao cấp, nhiều nơi trở thành những điểm đến nổi tiếng, được yêu thích của đông đảo du khách trong nước, quốc tế. Năm 2019, tỉnh Bình Thuận đã đón trên 6,4 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 15.200 tỷ đồng. Năm 2022, sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, Bình Thuận ước đón hơn 5 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt 12.800 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với chủ đề “Bình Thuận-Hội tụ xanh”, Năm Du lịch quốc gia 2023 hướng đến xây dựng những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe, bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
Trên cơ sở phát huy những lợi thế du lịch sẵn có, nhằm đưa Năm Du lịch quốc gia trở thành động lực đẩy nhanh tốc độ phục hồi, bứt phá du lịch, thu hút các nguồn lực để phát triển, Bình Thuận đã có sự chuẩn bị sẵn sàng để giới thiệu với du khách trong nước, quốc tế về những sản phẩm du lịch mới được xác định sẽ trở thành hướng đi chủ lực của du lịch địa phương. Với chủ đề “Bình Thuận-Hội tụ xanh”, Năm Du lịch quốc gia 2023 hướng đến xây dựng những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe, bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh Lễ khai mạc và bế mạc được tổ chức công phu, hoạt động mang tính điểm nhấn là Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2023 gắn với lễ hội đếm ngược dự kiến diễn ra ngày 31/12/2022 tại thành phố Phan Thiết và lễ trao giải chung kết Cuộc thi “Khát vọng Việt Nam: Đưa Phan Thiết trở thành điểm đến du lịch MICE và Wellness hàng đầu thế giới năm 2045″, dự kiến tổ chức tháng 9/2023 tại thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình quan trọng được ngành du lịch Việt Nam định hướng phát triển sau đại dịch. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh, nội dung phát triển du lịch MICE và du lịch chăm sóc sức khỏe đã được Bình Thuận đưa vào quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những bước đi mang tính dài hạn. Bình Thuận cũng có chủ trương thu hút đầu tư cho các dự án lớn, bài bản ở những loại hình du lịch này.
Du lịch thể thao cũng là sản phẩm chủ lực mà tỉnh Bình Thuận hướng đến thời gian tới. Năm Du lịch quốc gia 2023 sẽ có hàng loạt sự kiện thể thao được tổ chức, như: Giải Marathon và cự ly dài giải Báo Tiền Phong; giải Bi-da vô địch Cúp câu lạc bộ quốc gia; giải Đua thuyền Rowing và Canoeing câu lạc bộ toàn quốc; giải vô địch các câu lạc bộ lân sư rồng quốc gia; giải đua xe đạp đường trường và địa hình trẻ quốc gia…
Bên cạnh đó là Tuần lễ Vàng du lịch Bình Thuận gắn liền lễ hội nước mắm, lễ hội thanh long, các sản phẩm OCOP của Bình Thuận; và các sự kiện quốc tế được kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo khách quốc tế như: Lễ hội ẩm thực quốc tế, Festival Nghệ thuật biểu diễn thế giới; Liên hoan các ban nhạc quốc tế… Phó Tổng cục trưởng Du lịch Hà Văn Siêu khẳng định: Chủ đề “Hội tụ xanh” của Năm Du lịch quốc gia-Bình Thuận 2023 sẽ tạo điểm nhấn cả về chủ trương và dòng sản phẩm chính của du lịch Việt Nam và Bình Thuận, hướng tới liên kết các ngành, địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch xanh, bền vững.
Với việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023, Bình Thuận đặt mục tiêu đón 6,5 triệu lượt khách.
Năm Du lịch quốc gia 2023-Bình Thuận-Hội tụ xanh có 208 sự kiện, hoạt động; trong đó có 13 hoạt động tầm quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức; 31 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô liên tỉnh, quốc gia và quốc tế do tỉnh Bình Thuận chủ trì tổ chức diễn ra xuyên suốt năm 2023; và 164 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hưởng ứng do 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.
Di tích thắng cảnh Hòn Cau (Bình Thuận) được xếp hạng Di tích cấp tỉnh
Huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh "Di tích thắng cảnh Hòn Cau".
Đây là một vinh dự lớn cho huyện Tuy Phong và cũng là cơ hội lớn để Di tích thắng cảnh Hòn Cau thu hút du khách.
Hòn Cau được coi là điểm nhấn trên bản đồ du lịch Việt Nam, đang có sức thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến khám phá, trải nghiệm. Ngoài hệ sinh thái biển phong phú, nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng cho một thế giới đá với những khối đá có nhiều hình hài, màu sắc, kích cỡ chồng xếp lên nhau trải dài nối tiếp, xen kẽ với những bãi cát trắng mịn bao quanh chân đảo.
Hòn Cau được coi là điểm nhấn trên bản đồ du lịch Việt Nam, đang có sức thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến khám phá, trải nghiệm.
Trên đảo Hòn Cau có khoảng 74 loài thực vật thuộc 67 chi và 38 họ thực vật bậc cao có mạch. Khu Bảo tồn biển Hòn Cau có hệ động thực vật dưới nước rất phong phú và đa dạng với nhiều loài hải sản quý hiếm, đặc trưng bởi tính đa dạng sinh học và các rạn san hô có độ bao phủ cao, trong đó có nhiều loài chỉ có ở vùng biển Hòn Cau.
Khu Bảo tồn biển Hòn Cau là một trong 16 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam không chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà còn được đánh giá cao về đa dạng sinh học thể hiện sự đa dạng của thủy sinh vật, động vật đáy, rong, cỏ biển, san hô, cá, động vật không xương sống, thú, chim, bò sát, rùa biển...
Trong thời gian tới, để bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị của Thắng cảnh, phục vụ phát triển du lịch, địa phương cần tập trung triển khai củng cố, kiện toàn Ban Quản lý di tích theo hướng có đủ trình độ, năng lực chuyên môn trong việc bảo vệ, quản lý và phát huy giá trị Thắng cảnh ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, sớm hoàn chỉnh, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Thắng cảnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Đồng thời, chú trọng gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng môi trường cảnh quan trên đảo và hệ sinh thái, môi trường tài nguyên biển theo Đề án phát triển du lịch sinh thái bền vững có sự tham gia của cộng đồng tại Khu Bảo tồn biển Hòn Cau đã được tỉnh phê duyệt.
Hòn Cau - Viên ngọc thô giữa biển xanh "Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi/Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời/Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả/Vút phi lao gió thổi bên bờ..." Giọng hát trong trẻo, ngọt ngào của cô gái nào đó trên thuyền làm vang động cả không gian, rồi từ từ lắng xuống theo tiếng sóng biển vỗ vào mạn thuyền. Tôi lơ mơ nheo...