Cứ ‘hở’ thì phạt từ 1 đến 2 tỉ!
“Những nơi tổ chức vi phạm quy định, để nghệ sĩ, người mẫu biểu diễn phản cảm tôi đề nghị phải phạt mạnh tay từ 1 đến 2 tỉ đồng”: Ông Phạm Quang Long – Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội bức xúc tại cuộc họp về hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại Bộ VHTT&DL sáng 1/6.
Trước thực trạng Quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa còn quá nhẹ, khiến nhiều ca sĩ và đặc biệt là các nhà tổ chức liên tiếp tái phạm gây ra không ít khó khăn trong khâu quản lý, ôngPhạm Quang Long đã bày tỏ rất nhiều ý kiến bức xúc tại hội nghị.
Ông Phạm Quang Long – GĐ Sở VHTTDL Hà Nội
Ông Long chia sẻ: “Có rất nhiều nhà tổ chức khi đến thì hứa hẹn cả bằng miệng lẫn bằng văn bản là sẽ không vi phạm, nhưng sau khi cấp phép thì 100% vi phạm. Điều này chứng tỏ họ không hề sợ hay ngần ngại trong việc vi phạm để đạt được mục đích cuối cùng là kinh doanh.
Đối với vi phạm quảng cáo băng rôn, tôi được biết ở Hà Nội chỉ có 6 nơi có khả năng in lậu băng rôn cho những nhà tổ chức như thế. Tại sao cơ quan chức năng lại không ngăn chặn được. Việc treo băng rôn quảng cáo là tối cần thiết cho một chương trình, nhưng họ xin tôi thương họ cho treo 1500 cái băng rôn thì thử hỏi ai sẽ thương tôi đây!
Nhiều chương trình treo băng rôn quảng cáo phản cảm ở khắp nơi rồi sẵn sàng chịu phạt vài chục triệu theo quy định vì mức phạt này không thấm gì so với lợi nhuận thu được khi chương trình vẫn được diễn ra. Đây có phải là kẽ hở khiến các nhà tổ chức liên tiếp tái phạm?
Việc cấp giấy phép như hiện nay cũng gây khó khăn cho chúng tôi là những người quản lý. Thử hỏi một chương trình được cấp phép trên cả nước, thời gian đến vài tháng thì chúng tôi phải quản lý thế nào?
Rất nhiều nhà tổ chức đến Hà Nội biểu diễn đều tìm cách lách luật. Ví dụ điển hình là việc họ xin giấy phép biểu diễn ở các tỉnh nhưng mang chương trình lên Hà Nội biểu diễn, họ tận dụng quy chế 47 và đã được cấp giấy phép biểu diễn.. Tôi đề nghị cần phải khắc phục ngay lỗ hổng này, chỉ cấp phép một lần tại nơi biểu diễn.
Tôi đề nghị Bộ VHTTDL cái gì chưa chờ được Chính phủ thì nên ra chỉ thị để ngăn chặn tình trạng như hiện nay để nâng cao khả năng quản lý.”
Video đang HOT
Nhiều chương trình treo băng rôn quảng cáo phản cảm ở khắp nơi rồi sẵn sàng chịu phạt vài chục triệu theo quy định vì mức phạt này không thấm gì so với lợi nhuận thu được khi chương trình vẫn được diễn ra. Đây có phải là kẽ hở khiến các nhà tổ chức liên tiếp tái phạm?
Phạt thật nặng đơn vị tổ chức và nghệ sĩ ăn mặc phản cảm, cấm biểu diễn dài hạn với trường hợp vi phạm nhiều lần? – Mọi ý kiến vẫn cần phải chờ Nghị định mới của Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Trần Bình – Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ VN cho rằng không chỉ phạt nghệ sĩ mà phải phạt cả đơn vị tổ chức vi phạm cùng một lúc. Hiện nay rất nhiều trường hợp ca sĩ bị xử phạt nhưng đơn vị tổ chức lại như người đứng ngoài cuộc vì không bị truy cứu trách nhiệm.
Vương Duy Biên kiến nghị nâng mức phạt mới với các trường hợp vi phạm là ca sĩ, nghệ sĩ lên ít nhất từ 10 đến 15 triệu, đặc biệt sẽ phải đình chỉ biểu diễn với trường hợp tái phạm nhiều lần với thời gian ít nhất là 3 tháng đến 2 năm, thậm chí là vĩnh viễn.
Phạt thật nặng đơn vị tổ chức và nghệ sĩ ăn mặc phản cảm, cấm biểu diễn dài hạn với trường hợp vi phạm nhiều lần? – Mọi ý kiến vẫn cần phải chờ Nghị định mới của Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Tuy Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và buổi họp lấy ý kiến của nhiều cá nhân và các nhà quản lý để nâng cao và chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhưng quy định mới vẫn cần phải chờ Chính phủ thông qua và ban hành.
Trước mắt việc quản lý mới chỉ dừng lại ở Chỉ thị số 65 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhằm nâng cao kiểm tra và giám sát đối với các hoạt động biểu diễn văn hóa, còn đề xuất tăng mức xử phạt vẫn chỉ dừng lại ở các ý kiến.
NSND Thanh Hoa: Cần xem lại việc cấm hát nhép.
Hát nhép trong các chương trình bán vé kinh doanh là việc phải tuyệt đối cấm và xử lý nghiêm khắc. Còn hát nhép trong các chương trình mang tính lễ hội, sự kiện lớn khi công nghệ truyền hình vẫn chưa thể đảm bảo chất lượng thì vẫn cần phải cân nhắc và xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
Người mẫu, GĐ công ty người mẫu Elite Thúy Hằng: Chưa thấy đề cập đến quản lý nhà thiết kế.
Các người mẫu đôi khi chỉ là những ma-nơ-canh sống khoác lên mình trang phục của các nhà thiết kế. Nếu như các nhà thiết kế đưa ra các trang phục hở và bắt người mẫu phải biểu diễn thì cũng cần có quy định rõ ràng với các nhà thiết kế như: Giới hạn số lượng khán giả xem, hạn chế truyền thông… chứ xin đừng đổ hết lỗi lên đầu người mẫu.
Theo Vietnamnet
Nhận diện lại danh xưng 'nghệ sĩ'
NSND Thanh Hoa chia sẻ: "Tôi bất bình vì hiện nay có quá nhiều người tự xưng là "nghệ sĩ", hát được nửa câu cũng là ca sĩ, tung một bộ ảnh lên cũng gọi là người mẫu. Chính sự buông lỏng đó dẫn đến sự loạn hôm nay".
Muốn tăng mức xử phạt
Sáng 1.6, rất nhiều đại diện liên quan đến lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật đã đến trụ sở Bộ VHTTDL để triển khai Chỉ thị 65 của Bộ về chấn chỉnh tình hình lộn xộn trên sân khấu hiện nay.
Sân khấu nghệ thuật hiện nay đang quá thiếu những chương trình nghiêm túc (ảnh minh họa).
Ông Vương Duy Biên - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: "Điểm lại tình hình nổi cộm vừa qua, chúng ta thấy có các trường hợp nghệ sĩ vi phạm đã bị xử phạt như các ca sĩ Minh Hằng, Thu Minh, Linda Trang Đài đều ở mức 3,5 triệu đồng do mặc phản cảm, ca sĩ Bảo Yến và Kim Tử Long bị cấm diễn vì ra nước ngoài biểu diễn nhưng không xin phép... Tuy nhiên, mức phạt còn quá nhẹ do Nghị định 75 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa chỉ quy định như vậy".
Ông Biên cho biết, tới đây, Cục đề nghị tăng mức phạt 15-25 triệu đồng/trường hợp với ca sĩ có trang phục phản cảm và hát nhép, tạm dừng cấp phép biểu diễn 6 tháng với đơn vị tổ chức biểu diễn vi phạm lần đầu. Nếu tái phạm lần 2 sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Phạt tiền từ 15- 25 triệu đồng và cấm biểu diễn 3 tháng đến 1 năm nếu tái phạm lần 3 sẽ cấm diễn 1 - 2 năm.
Ông Phạm Quang Long- Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội nếu ý kiến: "Về xử phạt các nghệ sĩ, có vị là đại biểu Quốc hội đề xuất nên phạt tới 1 tỷ đồng thì mới đủ mức răn đe. Tất nhiên không thể phạt nhiều đến thế. Việc xử phạt hiện nay còn quá nhẹ nên các đối tượng vi phạm trở nên "nhờn". Các nhà hát, nghệ sĩ cũng không thể vô can khi tên tuổi mình bị các công ty đem ra mượn để quảng cáo với tư cách là chỉ đạo nghệ thuật".
Tất cả cùng dễ dãi?
NSND Trần Bình mở đầu cho loạt ý kiến của các "bầu sô" và nghệ sĩ: "Về ăn mặc phản cảm, đến nay vi phạm không quá 10 người, trong khi cả nước 130 đơn vị nghệ thuật với khoảng 10.000 diễn viên. Những đơn vị làm tốt không được nhắc đến mà chỉ một cô người mẫu bán dâm thì không biết bao nhiêu báo đưa tin bài làm chúng tôi không liên quan cũng thấy xấu hổ vì mang danh nghệ sĩ. Họ có phải là nghệ sĩ không, tại sao lại tùy tiện gọi đó là nghệ sĩ?".
Đồng quan điểm với ông Bình, NSND Thanh Hoa lên tiếng: "Chúng ta đã tự đánh mất quyền được giáo dục một số người xưng là nghệ sĩ, cứ để cho họ tự xưng là "ông hoàng" nọ, "bà chúa" kia, muốn phát biểu gì thì phát biểu. Tôi đề nghị mỗi năm Cục Nghệ thuật biểu diễn nên có những đợt tập huấn cho các bạn đó, để họ hiểu vai trò truyền bá văn hóa đến công chúng của họ".
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn khẳng định: "Có thể thấy tình trạng lộn xộn này xảy ra là một phần do cơ quan nhà nước buông lỏng quản lý, cần có chế tài mạnh mới có tác dụng răn đe".
NSƯT Tố Uyên bày tỏ lo âu là hiện nay đang quá thiếu những chương trình nghệ thuật đích thực. Những người không phải là ca sĩ, người mẫu đích thực lại được lên truyền hình trực tiếp liên tục, vậy thì chúng ta định hướng gì cho khán giả khi những chương trình phản cảm lại được đưa nhiều đến vậy trên truyền hình?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Chương- Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: "Tới đây chúng tôi sẽ đề nghị Bộ TTTT phối hợp để chấn chỉnh các báo không nên đăng tải quá nhiều hình ảnh phản cảm, vì cuối cùng chúng ta lại làm một việc rất trớ trêu là tuyên truyền cho những phản cảm, vi phạm".
Việc chấn chỉnh sự lộn xộn trên sân khấu nghệ thuật là cần thiết, nhưng đúng như NSND Thanh Hoa nhận định: "Chúng ta quá dễ dãi với việc gọi cô A, anh B là "nghệ sĩ" và hoàn toàn buôn lỏng giáo dục họ, thế nên xã hội phải chịu chung hậu quả". Vậy nên muốn sân khấu biểu diễn trong sạch, có cống hiến cho xã hội thì ngay trong bản thân đội ngũ những người làm công tác quản lý biểu diễn, các nhà tổ chức, các nghệ sĩ phải ý thức nhiều hơn về vai trò của mình.
Theo Dân Việt
Các lão nhạc sĩ đòi... sửa luật! Mới đây, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã gửi văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, phát hành, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Đại diện hợp pháp cho...