Cú hích lớn cho hàng Việt sang Mỹ
Đến nay Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam.
Cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chuẩn bị được hai nước thông qua, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, xuất khẩu cho các doanh nghiệp (DN) hai nước.
Đó là nhận định của TS Võ Trí Thành (ảnh), nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.
Những con số ấn tượng
. Phóng viên: Thưa ông, có ý kiến nhận định cùng với TPP, chuyến thăm của Tổng thống Obama là cú hích thương mại và đầu tư đối với Việt Nam (VN)?
TS Võ Trí Thành: Chúng ta biết rằng VN và Mỹ là hai thành viên tích cực của TPP. Đặc biệt, việc ký kết những biên bản ghi nhớ, những cam kết về hợp tác kinh tế trong chuyến thăm này là kết quả của nỗ lực hai bên trong nhiều năm qua, trong đó có việc thúc đẩy TPP. Điều đó cũng chứng tỏ niềm tin vào cải cách của VN đang gia tăng. Thực tế là đã có nhiều tập đoàn lớn của Mỹ tìm hiểu và tiếp tục đầu tư vào nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà Đại sứ Mỹ Ted Osius nói rằng: “Trong tương lai nhìn thấy được, Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại VN”.
. Ông nhận định gì về thương mại hai nước trong thời gian qua?
Thương mại đã thực sự trở thành điểm sáng nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Đến năm 2015 kim ngạch thương mại đạt trên 41 tỉ USD, tức là tăng tới 27 lần so với kim ngạch năm 2001. Riêng với xuất khẩu dệt may, năm ngoái giá trị xuất khẩu của nước ta được 27 tỉ USD thì trong đó gần 50% là xuất khẩu sang Mỹ. Nhiều chuyên gia ước tính khi TPP có hiệu lực, đến năm 2020 xuất khẩu dệt may có thể lên tới 50 tỉ USD.
Đây là những con số ấn tượng. Đến nay Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số một của VN.
Video đang HOT
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí Murphy của Mỹ ký biên bản ghi nhớ hợp tác về dầu khí, năng lượng… vào ngày 24-5. Ảnh: HOÀNG SANG
Còn nhiều dư địa cho hàng Việt
. Ông vừa đề cập đến xuất khẩu của nước ta vào Mỹ. Theo ông, sau chuyến thăm của Tổng thống Obama, triển vọng xuất khẩu của hàng hóa VN vào Mỹ sẽ như thế nào?
Chuyến thăm này cùng với những triển vọng của TPP thì cả VN và Mỹ đều được hưởng lợi. Thời gian qua nhiều mặt hàng của VN như dệt may, giày dép, thủy sản… đã xuất khẩu nhiều vào Mỹ. Nhưng Mỹ là thị trường lớn, còn nhiều dư địa để hàng Việt tiếp tục xuất khẩu mạnh vào thị trường này.
Bên cạnh đó, chúng ta có nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị, nguyên liệu. Do vậy hy vọng chúng ta sẽ nhập khẩu được máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất từ Mỹ để qua đó có thể tiếp cận và sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Đồng thời hy vọng các chuỗi sản xuất lớn của Mỹ cũng sẽ tìm đến VN như một địa điểm sản xuất quan trọng của họ. Từ đây chúng ta cũng kỳ vọng DN Việt sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
. Vậy DN VN cần làm gì để có thể tận dụng tốt các cơ hội hợp tác với Mỹ sau những sự kiện lớn này, thưa ông?
Trước hết các DN Việt cần tiệm cận không ngừng chuỗi giá trị cao hơn. Đặc biệt các nhà sản xuất, xuất khẩu phải chú ý đến việc nâng cao trình độ cũng như đảm bảo lợi ích của người lao động, bảo vệ môi trường. Đây là những vấn đề cốt lõi của TPP.
Ở đây cần phải nhắc lại, việc bảo vệ môi trường cũng là giúp các DN Việt tiếp cận tốt hơn nữa tới các thị trường lớn như Mỹ, từ đó tạo ra cú hích lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa VN-Mỹ. Tất nhiên các DN cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm…
. Xin cám ơn ông.
Thứ trưởng Bộ Công Thương TRẦN QUỐC KHÁNH: Nên thành lập bộ phận chuyên trách về thị trường Mỹ Một trong những nội dung quan trọng trong chuyến thăm của Tổng thống Obama là bàn bạc các vấn đề liên quan đến TPP. Chúng tôi cũng rất kỳ vọng sau chuyến thăm của ông Obama, hai nước sẽ có trao đổi để làm thế nào sớm đưa hiệp định này có hiệu lực và tạo ra cú hích lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa VN và Mỹ. Cơ hội tạo ra giữa hai nước khi TPP có hiệu lực sẽ lớn hơn rất nhiều so với thời điểm Hiệp định Thương mại VN-Mỹ (BTA) trước đây. Hiệp định TPP có hiệu lực, gần như 100% thuế nhập khẩu vào Mỹ được dỡ bỏ và chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn cho nhiều mặt hàng của ta như giày dép, dệt may, thủy sản, hoa quả, đồ gỗ, hàng tiêu dùng… Để đón nhận cơ hội này, DN Việt cần chủ động hơn trong tiếp cận thị trường Mỹ, lắng nghe phản hồi của thị trường, có điều chỉnh cần thiết để ngày càng tốt hơn. Có thói quen và cách hành xử hợp lý như sẵn sàng nhận lại hàng khi khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, cần quan tâm và hiểu vận dụng ngày càng tốt hơn quy định liên quan xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ; thành lập bộ phận chuyên trách để tìm hiểu thị trường này. TRÀ PHƯƠNG ghi Tín hiệu tốt cho doanh nghiệp Việt Hợp đồng mua 100 máy bay giữa VietJet Air và Boeing trị giá 11,3 tỉ USD là tín hiệu rất tốt cho DN Việt. Đây là cơ hội lớn cho các DN Việt tiếp cận được những công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại, bài bản. Điều này còn có ý nghĩa lớn khi chuyển tải thông điệp rằng ngay cả ở những lĩnh vực trước đây vẫn coi là độc quyền chi phối ở một vài DN nhà nước thì hiện đã mở ra những cơ hội mới để tạo ra cấu trúc thị trường mới, cạnh tranh hơn, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế. TS VÕ TRÍ THÀNH, nguyên Phó Viện trưởng CIEM
CHÂN LUẬN thực hiện
Theo_PLO
SSI Research: TPP là chất xúc tác cần thiết để thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế
Thỏa thuận TPP không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận những thị trường xuất khẩu quan trọng, mà quan trọng hơn, nó còn là chất xúc tác để Việt Nam thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định tự do thương mại này.
Đó là đánh giá từ Bộ phân phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) sau khi vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Atlanta (Mỹ) kết thúc thành công ngày 5/10.
Trong một báo cáo gửi khách hàng ngày 6/10, SSI Research cho biết Việt Nam được coi là nước được hưởng lợi lớn nhất từ thỏa thuận TPP.
Các lợi ích từ hiệp định này, theo SSI Research, bao gồm việc tiếp cận thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như dệt may, và quan trọng hơn, TPP sẽ chất xúc tác bên ngoài cần thiết để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu kinh tế hiện tại để đáp ứng tiêu chuẩn cao của hiệp định tự do thương mại này.
Trước mắt, tự do thương mại sẽ làm tăng nhập khẩu của Việt Nam ngay lập tức và gây tổn thương cho các doanh nghiệp sản xuất yếu kém, trong trường hợp này có thể là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp như sữa, thịt bò, thịt lợn, đường, ngô...
Trong khi đó, xuất khẩu lại cần phải có thời gian để cải thiện để phù hợp với các yêu cầu mới. Chẳng hạn, việc áp dụng quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" trong ngành dệt may trong điều kiện danh sách nguồn cung hạn chế khiến buộc phải sử dụng một số sản phẩm đầu vào không sẵn có nhiều ở các nước TPP.
Cũng cần lưu ý rằng Việt Nam (và các nước khác) không phải mở cửa thị trường hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Chẳng hạn, đối với thị trường nông sản, Việt Nam sẽ loại bỏ 31% số dòng thuế (xuống 0%) ngay sau khi TPP có hiệu lực, và 67% số dòng thuế tiếp theo trong thời gian 15 năm. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng nhỏ các dòng thuế (đối với các sản phẩm nhạy cảm) sẽ được áp dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan.
Trong khi đó, mức độ mở cửa đối với nông sản của các thị trường khác rộng hơn nhiều so với Việt Nam, như Nhật Bản sẽ bỏ 32% số dòng thuế sau khi TPP có hiệu lực. Malaysia loại bỏ 92% dòng thuế, New Zealand bỏ 99% dòng thuế, Australia loại bỏ tất cả trừ 1 dòng thuế còn lại.
Ngay cả sau khi kết thúc đàm phán, SSI Research cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần xử lý, như việc hoàn thành đầy đủ các văn bản công bố cho công chúng, việc phê chuẩn của nghị viện hay quốc hội các nước, và việc các nước khác xin tham gia hiệp định này.
Các nước như Mỹ, Canada, Australia, Malaysia và New Zealand có thể sẽ gặp khó trong việc thông qua hiệp định này. Tại Mỹ, nghị viện nước này có thể xem xét thông qua TPP sớm nhất là từ năm 2016. Các cuộc bầu cử sắp tới ở một số nước khác có thể làm phức tạp thêm quá trình phê chuẩn TPP.
SSI Research nhận định có khả năng một số nước như Thái Lan, Philippin, Đài Loan và Hàn Quốc có thể sẽ bắt đầu đánh giá các yếu tố lợi hại của thỏa thuận này và xem xét tham gia.
Theo_NDH
10 nhà tiên tri tiên đoán chuẩn xác nhất mọi thời đại Họ là những nhà tiên tri tiên đoán chuẩn xác tương lai đến rợn người khi một số dự đoán trở thành hiện thực. Nostradamus là một trong những nhà tiên tri tiên đoán chuẩn xác nhất lịch sử nhân loại. Nhiều dự đoán của ông đã trở thành sự thật bao gồm: sự xuất hiện của trùm phát xít Hitler, vụ tấn...