Cứ hễ vợ chồng mâu thuẫn, em lại mang con ra trút giận
Nhiều lần vợ chồng ngồi góp ý với nhau, em dạ vâng song mãi không thay đổi
Phải làm sao để thay đổi cách cư xử của vợ? (Ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi cưới nhau tới nay cũng ngót chục năm. Cuộc sống gia đình nói chung tạm ổn, tuy không giàu có gì nhưng cũng không tới nỗi quá thiếu thốn. Công việc của tôi và vợ đều ổn định, thu nhập không tệ. Chúng tôi có với nhau hai đứa con, một trai một gái.
Với tôi như vậy tôi cũng không còn mơ ước gì hơn, chỉ mong vợ chồng hòa thuận cùng nhau nuôi con cho chúng ăn học nên người là được.
Còn tất nhiên, trong cuộc sống vợ chồng không thể tránh được những lúc va chạm, mâu thuẫn. Người xưa có câu, &’bát đũa còn có lúc xô’ huống chi là vợ chồng, hai con người, hai thế giớ khác lạ đến bên nhau thì tránh sao được hết lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Chỉ có điều, vợ chồng giận nhau xong là thôi, không được để bụng, có gì thì nhắc nhở nhau.
Nhiều lần nói với vợ, vợ cũng dạ vâng. Song mỗi khi tôi và cô ấy cãi nhau, bất đồng quan điểm về bất cứ việc gì là y như rằng cô ấy mặt nặng mày nhẹ. Hỏi không nói, gọi không thưa. Và cuối cùng là ra trút hết bực tức vào con cái.
Video đang HOT
Có hôm, dậy con học, vì đang giận tôi, cô ấy vừa dậy vừa quát con. Con mà hỏi thì gắt gỏng. văng vật sách vở của con. Khó chịu nhất là cô ấy lôi tụi nhỏ ra la, bố chúng mày thế nên chúng mày cũng vậy hả? các kiểu cô ấy móc máy tôi.
Cô ấy đá thúng đụng lia đến khi nào tôi chịu ra làm lành trước mới thôi. Một vài lần đầu thì còn chịu được, chứ nhiều lần như vậy tôi cũng nản. Góp ý với vợ hàng trăm lần cũng không nhúc nhích thay đổi.
Chẳng lẽ suốt ngày đôi co với vợ, như vậy ảnh hưởng tới suy nghĩ và tư tưởng của con cái, nhưng tôi cũng thấy ức chế với vợ. không biết làm sao để thay đổi cách cư xử của cô ấy nữa?
Linh Anh
Phụ nữ có đức hạnh, trí tuệ, phúc phần tốt hay không chỉ cần nhìn điểm này là biết ngay!
Một người phụ nữ có trí tuệ, đức hạnh không chỉ thể hiện ở lời ăn, tiếng nói hay học thức, công việc mà còn thể hiện trong việc sinh hoạt hàng ngày, rõ nhất là trong việc ăn uống.
Có một câu chuyện thế này:
Hôm nay cuối cùng thì tôi cũng dẫn bạn gái về ra mắt bố mẹ, trong lòng cảm thấy rất căng thẳng, sợ họ không thích bạn gái của tôi. Sau khi về tới nhà, mẹ chỉ kịp chào hỏi một chút rồi liền vội xuống bếp nấu ăn. Còn bố ở trong phòng đọc sách, sau khi chúng tôi vào chỉ gật đầu và ở trong đó mãi cho đến khi dùng bữa mới ra.
Bố vốn ít nói, giờ ăn chỉ lặng lẽ nghe chúng tôi nói chuyện. Tôi lo lắng bố mẹ không thích bạn gái, vì vậy trong lúc nói chuyện luôn tìm cách để họ có thể thân mật nhau hơn, thế nên trong bữa ăn chúng tôi và mẹ cứ phải luôn miệng rôm rả với nhau để tạo bầu không khí.
Sau khi tiễn bạn gái ra về, bố nói: "Bạn gái của con không có duyên làm con dâu nhà ta đâu".
Tôi ngạc nhiên, bạn gái là do một người bạn giới thiệu cho tôi, hơn nữa hàng ngày tiếp xúc với nhau, cô ấy như thế nào tôi cũng rất rõ.
"Bố, sao bố lại nói như vậy ạ?"
Bố nói: "Từ cách ăn, cơ bản là có thể đoán được bạn gái con là người như thế nào. Khi bạn gái con gắp thức ăn có một thói quen xấu, đó là thường lật thức ăn ở dưới đĩa lên vài cái rồi sau đó mới gắp, đối với thức ăn yêu thích, lại càng lật đi lật lại nhiều hơn, giống như coi đĩa là cái chảo đang muốn xào nấu thức ăn một lần nữa".
Tôi không đồng ý và cho rằng: "Mỗi người có những thói quen khác nhau, có người thì thích từ tốn ăn từng miếng bé một, có người lại thích ngấu nghiến ăn miếng lớn".
Bố thở dài lắc đầu và nói: "Nếu như một người có cuộc sống khốn khó, đối diện với một đĩa thức ăn thơm ngon, ăn uống không nho nhã thì có thể thông cảm được, thế nhưng bạn gái con vốn là người kinh doanh, cuộc sống vật chất đầy đủ, nhưng lại ăn uống như vậy, điều này cho thấy đây là một người ích kỉ, lòng dạ hẹp hòi.
Ở trước đĩa thức ăn, không hề chú ý đến cảm nhận của người khác, dùng đũa lật đi lật lại trong đĩa, nếu như đối mặt với sự mê hoặc về lợi ích, người này nhất định sẽ không từ thủ đoạn mà chiếm bằng được cho bản thân".
Người phụ nữ đức hạnh, đoan chính không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc, học thức hay địa vị, mà thể hiện qua cách cư xử, từ nhưng điều bé nhỏ nhất...
Ngay từ xa xưa, việc lựa chọn người phụ nữ để lấy làm vợ cũng được đặt lên hàng đầu. Họ cũng cho rằng, chỉ có người phụ nữ thực sự có giáo dưỡng, có trí tuệ mới có thể phụ giúp chồng làm thành việc lớn và dạy dỗ con cái thành người hiền tài. "Giúp chồng, dạy con" vừa là trách nhiệm và cũng là lời khen ngợi đối với phụ nữ thời xưa.
Tuy rằng thời đại ngày nay đã khác xưa, quan niệm, nhận thức cũng có chỗ khác biệt, nếu như đem tiêu chuẩn của người phụ nữ hiền đức xưa như "tam tòng tứ đức", "giúp chồng dạy con" để giáo huấn nữ giới thời nay thi e rằng sẽ có nhiều người cho là lạc hậu. Nhưng những câu chuyện cổ xưa về đức hạnh, trách nhiệm của người phụ nữ vẫn khiến người hiện đại chúng ta phải suy ngẫm sâu xa.
Người khôn ngoan, trong khi giao tiếp sẽ biết cách cư xử, nói năng khéo léo, nhưng cũng là bề mặt, khéo mấy cũng không thể che được bản chất qua những điều dẫu nhỏ nhặt mà cũng lại rất tinh tế.
Theo Phunutoday
Anh nói anh không làm cho em hạnh phúc được, nên anh bỏ em sao? Đã bao giờ anh nghĩ rằng anh sẽ cố gắng làm em hạnh phúc thay vì đẩy em cho một người mới hay không? Hay anh cứ mặc định rằng người ta sẽ tốt hơn anh. Mặc dù anh chẳng biết họ là ai, như thế nào mà anh lại cho rằng "người ta" sẽ tốt với em hơn anh? Thế là bây...