Cứ hễ gặp nhau là bạn trai lại đòi đi nhà nghỉ
Cứ một tháng anh ấy lên thăm em 2 – 3 lần, lần nào lên anh ấy cũng rủ em đi nhà nghỉ.
Thật sự em rất sợ nếu mà lỡ mang bầu thì không hay. (Ảnh minh họa)
Em và T yêu nhau đã gần 2 năm, bọn em cũng đã có dự định cho tương lai bằng một đám cưới vào cuối năm nay. Hai bên gia đình cũng rất ủng hộ và đi lại thân thiết bởi lẽ mẹ em và mẹ T là người cùng quê, lại cùng trang lứa ngày xưa nên mẹ anh ấy cũng rất quý em.
Hiện em đang công tác tại Yên Bái, còn nhà anh ấy ở Hà Nội. Cứ một tháng anh ấy lên thăm em 2 – 3 lần, lần nào lên anh ấy cũng rủ em đi nhà nghỉ. Thực lòng em rất không muốn vì nếu mang bầu trước khi cưới thì mình mất hết giá trị và dễ bị coi thường nhưng lại lo anh ấy giận nên lần nào em cũng phải đáp ứng đòi hỏi ấy.
Tháng vừa qua anh ấy lên Yên Bái vừa chơi vừa kết hợp công việc. Tính ra anh ấy ở lại đến gần một tuần. Hôm nào anh ấy cũng rủ em đi nhà nghỉ nhưng nhiều hôm em phải đi học tối nên mấy ngày đó chỉ có hai lần em đồng ý.
Em thuê nhà ở cùng anh trai. Mỗi lần lên anh ấy ngủ cùng anh trai em. Hôm trước cũng vì rủ đi nhà nghỉ em không đi mà anh ấy đùng đùng nổi giận lấy đồ đạc bảo bỏ về Hà Nội và không bao giờ gặp lại em nữa và bảo em rằng chỉ biết bản thân không biết nghĩ đến người khác.
Thực ra hôm đó em rất mệt, đang có một số công việc không được suôn sẻ. Em giận lắm nên kệ anh ấy. Tưởng anh ấy về rồi nên ngày hôm sau em cũng không liên lạc gì cả. Không ngờ tối hôm đó anh ấy lại ra nhà em, hai đứa ngồi nói chuyện thẳng thắn, anh ấy nói lời xin lỗi em nhưng cũng không quên nói rằng dạo này em rất khác với anh. Trước kia em rất chiều anh. Tính em không giận ai lâu và rất dễ mềm lòng. Anh ấy nói vậy là em cũng bỏ qua luôn. Tối hôm đó anh ấy lại rủ em đi và em cũng đồng ý.
Chiều qua, hai đứa đi ăn cơm vì mấy người bạn em mời. Lúc 20h mới tan cuộc vui, em đặt vé tàu cho anh ấy đi lúc 21h. Vậy mà trên đường ra ga anh ấy lại đòi em phải vào “nhà nghỉ”. Em không đồng ý vì tàu sắp chạy rồi. Em cũng hơi mệt vì vừa uống hai ly rượu bạn mời và cũng chưa tắm rửa gì cả. Thế là anh ấy bắt đầu kêu ca nói là em dạo này làm sao, cứ né tránh anh…
Thật sự em rất sợ nếu mà lỡ mang bầu thì không hay. Anh ấy lại bảo chia tay vì em không tôn trọng tình cảm của anh ấy và xưng “tôi-cô” với em luôn. Anh bảo là từ bây giờ đừng làm phiền anh ấy nữa, em chỉ yêu cửa miệng mà không thật lòng. Em đã nói xin lỗi anh ấy vì em đã xử sự không đúng nhưng càng nói anh ấy càng căng thẳng. Em buồn lắm. Phải chăng em đã làm sai điều gì. Ngay lúc này em lại cảm thấy lo về cuộc sống sau này. Thực lòng em rất yêu anh ấy nhưng cũng rất giận vì anh ấy quá đòi hỏi em về “chuyện ấy”. Em phải làm gì bây giờ?
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Video đang HOT
Chuyên gia tư vấn Tâm lý Trịnh Trung Hòa
Bạn thân mến!
Hai bạn yêu nhau lại được hai gia đình ủng hộ và đã dự định cuối năm làm đám cưới. Hai người ở xa nhau hàng trăm cây số lẽ ra những lần gặp nhau như vậy nên bàn chuyện tổ chức đám cưới thế nào? Sau khi cưới sẽ sống ở đâu, công ăn việc làm ra sao, rồi khi sinh con sẽ tổ chức cuộc sống thế nào? Bao nhiêu chuyện cần phải chuẩn bị cho đám cưới và cho cuộc sống chung nhưng suốt cả lá thư không thấy nói hai bạn bàn soạn gì về chuyện đó mà chỉ có mỗi chuyện rủ đi “nhà nghỉ”, ngoài ra không có gì khác.
Tục ngữ có câu “cả thèm chóng chán” để chỉ những người càng háo hức bao nhiêu thì càng chóng chán bấy nhiêu. Cho nên bạn cảm thấy lo cho cuộc sống sau này là có lý. Ngay lúc yêu nhau này chẳng thấy có gì lãng mạn cả ngoài chuyện lên giường.
Sau khi chung sống chỉ một thời gian chắc chắn những khao khát tình dục sẽ “bão hoà”, lúc đó vợ chồng sẽ sống với nhau như thế nào? Đó mới là điều đáng lo vì anh ta lên Yên Bái với bạn chẳng phải vì mong mỏi gặp nhau trò chuyện mà cứ như chỉ muốn gặp để “giải quyết”, không được là giận dỗi, dọa chia tay. Cuộc sống tâm hồn tình cảm như thế quá nghèo nàn. Rất khó hy vọng một cuộc hôn nhân hạnh phúc tốt đẹp.
Đó là chưa kể từ nay đến cuối năm âm lịch còn mấy tháng nữa, nếu cứ tiếp tục cái đà mỗi tháng lên Yên Bái vài lần và lần nào cũng đòi hỏi liên tục, còn chuyện cưới xin cứ lờ đi thì cũng khó biết anh ta có định cưới bạn không? Trong thực tế có những đôi hẹn tháng sau cưới mà còn không thành, sau khi rủ nhau đi nhà nghỉ sống như vợ chồng mấy ngày liền. Bởi vì chưa cưới đã “no xôi chán chè” rồi, còn đâu động lực thúc đẩy cưới nữa?
Khi còn khao khát như thế thì anh ta chưa thể bỏ bạn được đâu, cứ để anh ta dọa cắt đứt rồi lại xin lỗi và làm lành đấy thôi. Nếu bạn để anh ta “no xôi chán chè” thì khả năng chia tay mới xuất hiện.
Nếu anh ấy thật sự muốn kết hôn với bạn thì không bao giờ vì thế mà bỏ bạn. Còn nếu do đó mà anh ta cắt đứt không gặp nữa thì cũng đừng tiếc làm gì con người ấy nữa vì chỉ sau khi cưới độ nửa năm, bạn sẽ thấy anh ta đối với vợ như thế nào? Dù anh ta có thực lòng muốn lấy bạn cũng không phải vì yêu bạn mà vì nhu cầu sinh lý thôi. Nhưng đó là nhu cầu không lâu bền. Khi được thỏa mãn là sự gắn bó suy giảm rõ rệt.
Bạn nên cân nhắc và ứng xử khéo léo, tế nhị, sao cho anh ấy càng yêu càng tôn trọng và càng khao khát mới càng có động lực mau chóng làm đám cưới để hạnh phúc lâu bền.
Mẹ ra tay giải quyết tình huống tế nhị khiến tôi và bạn gái nể phục
Mải mê công việc, đến năm 35 tuổi, tôi mới có thể dẫn người yêu về ra mắt gia đình ở quê.
Tôi là thanh niên tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp, có công việc ổn định, nhà riêng, xe riêng. Tuổi thơ khó khăn khiến tôi luôn tâm niệm vươn lên để cuộc sống sau này thoải mái hơn, bố mẹ ở quê cũng an lòng và hãnh diện.
Chính vì dồn hết tâm sức cho công việc, tôi không có thời gian để yêu đương, hẹn hò. Những mối tình thời sinh viên chóng vánh qua đi, không để lại nhiều dấu ấn.
Bố mẹ ở quê mong ngóng tôi thành gia lập thất, hoặc chí ít cũng nghe tin tôi có người yêu. Nói gì thì nói, thấy con trai đã 35 tuổi, sự nghiệp ổn định mà mãi không thấy dẫn bạn gái về, hàng xóm lời ra tiếng vào, bố mẹ tôi không khỏi sốt sắng.
Một hôm, tôi thông báo với bố mẹ: "Cuối tuần này, con về thăm nhà ít hôm. Con muốn đưa bạn gái về nhà ra mắt bố mẹ".
Đối với bố mẹ tôi, có lẽ đây mới là khoảnh khắc đánh dấu sự trưởng thành của con trai. Bố mẹ rất vui mừng. Xen lẫn với sự vui mừng đó là phấn khích, hồi hộp, hạnh phúc... của sự chờ đợi mòn mỏi bao năm qua giờ đây phần nào được đền đáp.
Bố gọi điện cho tôi báo rằng, mẹ rất vui khi biết con trai sẽ dẫn bạn gái về nhà. Mẹ khoe khắp làng trên xóm dưới.
Mẹ liên tục hỏi tôi về tính cách, sở thích của bạn gái để chuẩn bị kỹ lưỡng, mong muốn để lại ấn tượng tốt đẹp khi có khách ghé thăm nhà.
Tôi rất may mắn vì mẹ và bạn gái khá hợp nhau (Ảnh: iStock).
Ngày tôi đưa bạn gái về, bố mẹ đã đi chợ từ sáng sớm, mua rau củ, trái cây tươi để tối chuẩn bị bữa cơm thịnh soạn đón chúng tôi.
Trong bộ váy hồng ngọt ngào, bạn gái lễ phép chào hỏi bố mẹ. Nhìn sắc mặt của mẹ tôi, ít nhiều tôi thấy được sự hài lòng.
4 người vừa ăn, vừa trò chuyện, không khí rất vui vẻ, thoải mái. Sau bữa ăn, tôi cùng bạn gái chủ động giúp dọn dẹp, cùng nhau vào bếp rửa bát.
Sau khi xong việc, 4 người cùng xem tivi trong phòng khách. Mẹ vừa xem, vừa bàn tán sôi nổi với bạn gái tôi. Lúc này, tôi có cảm giác tôi mới là khách trong nhà mình. Nhưng tôi lại cảm thấy thật hạnh phúc và ấm áp.
Buổi tối khi đi ngủ, mẹ trực tiếp nói với tôi và bạn gái: "Con trai mẹ ngủ trên sofa trong phòng khách, còn "con gái" của mẹ ngủ trong phòng của con".
Ý định của tôi là chúng tôi sẽ ngủ chung phòng, dù gì cũng xác định với nhau. Với thời đại này, tôi nghĩ đó là chuyện bình thường. Bạn gái tôi vẫn giữ ý, muốn ngủ riêng, cũng là cách để tôn trọng bố mẹ.
Chính ý kiến dứt khoát của mẹ vừa giải vây cho cô ấy, vừa thuận tình thuận ý không mất lòng ai. Đặc biệt, cách gọi người yêu của tôi là "con gái" khiến chúng tôi như mở cờ trong bụng.
Thực ra tôi hiểu đấy là cách mẹ tôi thể hiện sự tôn trọng với khách, tránh khiến người yêu tôi khó xử. Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ đơn thuần của tôi.
Mang thắc mắc hỏi vui với mẹ, mẹ phân tích rất thấu tình đạt lý, khiến tôi càng cảm thấy may mắn khi có một người mẹ tâm lý.
Mẹ nói, bạn gái tôi lần đầu đến nhà, để cô ấy ngủ riêng một phòng là phép lịch sự tối thiểu và cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với cô ấy.
Hơn thế nữa, mẹ rất có cảm tình với bạn gái tôi, xác định sẽ là con dâu tương lai. Cho nên mẹ lựa chọn tôn trọng cô ấy. Tôn trọng cũng chính là yêu thương. Đấy là cách mẹ công nhận cô ấy.
Ở ngoài kia, chúng tôi thế nào, mẹ không cần biết. Nhưng khi về nhà mình, cô ấy ngỏ ý muốn được ngủ riêng, điều này thể hiện lòng tự trọng và nhân phẩm của cô ấy. Tiểu tiết quyết định nhân cách của một con người, mẹ rất hài lòng.
Thực ra, mẹ có thể ngủ cùng bạn gái tôi, để tôi và bố ngủ một phòng. Nhưng mẹ nghĩ cô ấy ngủ một mình sau đoạn đường dài sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn.
Chỉ chi tiết nhỏ này thôi nhưng tôi thầm cảm ơn vì sự tinh tế của mẹ. Có thể đối với nhiều người, tình huống này không có gì to tát. Nhưng đối với tôi và bạn gái, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên là gốc rễ của gia đình hạnh phúc.
Kết thúc kỳ nghỉ ngắn ngủi nhưng tràn ngập tiếng cười, chúng tôi quay trở lại thành phố và hẹn bố mẹ một ngày gần nhất, hai bên gia đình có dịp gặp mặt.
4 cách hữu ích đối mặt với 'trà xanh' Thông thường khi phát hiện chồng ngoại tình, người vợ sẽ tìm cách đối đầu với kẻ thứ 3. Một số người vợ trút cơn giận lên người phụ nữ kia bằng cách gặp mặt, mắng mỏ cô ấy và yêu cầu chồng chấm dứt ngay cuộc ngoại tình. (Ảnh: ITN) Nhưng theo giới chuyên gia, đối đầu với người phụ nữ kia...