Cử hành trọng thể Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Đúng 12 giờ 30 phút ngày 15-8, tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Dự Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, cùng gia quyến đồng chí Lê Khả Phiêu và đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam dự Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Cùng với Lễ truy điệu được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường 25B, đường Quang Trung, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, từ 8 giờ ngày 14-8 đến 12 giờ ngày 15-8, Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã được cử hành trọng thể. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương cùng các cán bộ, đảng viên, tầng lớp nhân dân đã đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, thành kính tưởng nhớ và tri ân sâu sắc những đóng góp to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, đồng thời chia buồn sâu sắc với gia quyến đồng chí. Đại diện nhiều nước và nhiều đoàn ngoại giao cũng đã đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; chia buồn với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và gia đình đồng chí Lê Khả Phiêu.
Quang cảnh Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Video đang HOT
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho biết, tính đến 17 giờ ngày 14-8 gần 660 đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, tại Nhà Tang lễ Quốc gia – số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường 25B, đường Quang Trung (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đọc điếu văn tại Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Sau Lễ truy điệu, Lễ an táng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sẽ được tổ chức vào 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Báo QĐND Điện tử sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, hình ảnh về Lễ truy điệu và Lễ an táng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Kỷ niệm đáng nhớ về vị tướng mẫu mực, nhà lãnh đạo đáng kính!
Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã về với "thế giới người hiền".
Ông là một trong những nhà lãnh đạo mà cuộc đời hoạt động cách mạng đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Ông sống chân thành, giản dị, gần gũi quần chúng, luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới và quần chúng. Là lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhưng khi được sống gần ông, chúng tôi cảm thấy như không có khoảng cách.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trưởng thành từ cơ sở, kinh qua các cuộc chiến tranh, trải qua nhiều chức vụ, ở vị trí nào ông cũng để lại dấu ấn tốt đẹp với cấp dưới và nhân dân. Ông là một tấm gương sáng về tinh thần cách mạng tiến công, một tấm lòng kiên trung với Tổ quốc, với Đảng, với chế độ, luôn thể hiện rõ ý chí quyết tâm, bản lĩnh chính trị trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.
Đồng chí Lê Khả Phiêu tham gia cách mạng từ rất sớm. Mười lăm tuổi đồng chí đã tham gia phong trào Việt Minh, mười tám tuổi đồng chí được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ông trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, bảo vệ biên giới Tây Nam và bảo vệ biên giới phía Bắc. Nhiều cán bộ sống cùng thời hoặc được làm việc dưới quyền chỉ đạo, chỉ huy của ông đều có nhận xét chung: Ông là một cán bộ lãnh đạo rất bản lĩnh, nhanh nhạy trước diễn biến tình hình, mạnh dạn và quyết đoán. Khi còn công tác trong quân đội, đồng chí Lê Khả Phiêu luôn sát cánh cùng Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), quan tâm xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đặc biệt, ông rất coi trọng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là cán bộ cấp cao. Ở đồng chí Lê Khả Phiêu, giữa lý luận và thực tiễn xoắn quyện vào nhau một cách nhuần nhuyễn, ít khi nghe đồng chí nói hoặc có một bài huấn thị "đặc sệt" lý luận, mà bao giờ cũng từ thực tiễn sinh động gắn với những quan điểm cơ bản của Đảng và lý luận gốc để làm sáng tỏ vấn đề, giúp người nghe dễ hiểu và nắm chắc những điều cốt lõi.
Có lẽ thời gian hơn bốn mươi năm công tác trong quân đội đã rèn cho đồng chí Lê Khả Phiêu lòng kiên nghị, tính thẳng thắn, sự rõ ràng và mạch lạc, nên khi đảm đương cương vị Tổng Bí thư, ông vẫn giữ được phong cách gần gũi, tự tin và chính kiến rất rõ ràng trước các diễn đàn, sự kiện lớn về đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Khi ấy, có ý kiến cho rằng đôi khi Tổng Bí thư dường như hơi cứng, nhưng cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân lại rất tán đồng, thích phong cách, thích nghe ông phát biểu. Chính ông là người khởi xướng và quyết liệt trong xây dựng Nghị quyết Trung ương 6, lần hai, nhưng khi quán triệt nghị quyết lại bằng cách nói giản dị, chân tình như: Sinh hoạt Đảng không phải là sinh hoạt câu lạc bộ, hay tắm gội phải từ trên đầu xuống, ý nói kiểm điểm phê bình phải làm từ cấp trên đến cơ sở, từ người đứng đầu đến cán bộ, đảng viên và không được nhẹ trên, nặng dưới.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng là một trong những nhà lãnh đạo rất trọng nhân tài. Với cương vị là Tổng Bí thư, về vấn đề lựa chọn cán bộ, ông từng nói: "Bộ trưởng không nhất thiết phải là đảng viên". Sau đó có ý kiến hỏi lại, ông vẫn khẳng định mình đã nói như vậy. Ông cũng để lại ấn tượng tốt đẹp với giới trí thức qua câu chuyện ông viết báo về Giáo sư, Tiến sĩ Tôn Thất Bách...
Tôi có vinh dự được làm việc với đồng chí Lê Khả Phiêu một số lần khi ông còn là Thường trực Bộ Chính trị. Lúc đó tôi là Bí thư Đảng ủy, Phó tư lệnh về Chính trị Quân khu 1. Có lần gặp tôi, ông hỏi: "Cậu nói lại cho tôi nghe về chuyện báo cáo với ông Đoàn Khuê (Đại tướng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) xem thế nào?". Lúc đó, Quân khu 1 đang giải quyết vụ việc liên quan đến cán bộ cấp cao có đơn thư tố cáo, Đại tướng Đoàn Khuê có hỏi tôi, tôi đã báo cáo rõ diễn biến của sự việc, nguyên nhân và dự kiến cách giải quyết của Thường vụ Đảng ủy quân khu. Quá trình báo cáo, tôi đã nhấn mạnh đến tính đặc thù của quân khu miền núi, có nhiều dân tộc, nhiều sĩ quan là con em người dân tộc sinh sống trên địa bàn. Nghe xong, ông cười và nói: "Cách nghĩ và cách giải quyết của quân khu như vậy là được đấy". Nghe xong, tôi hiểu rằng, ông hết sức quan tâm tới cán bộ là người dân tộc thiểu số và địa bàn chiến lược như Quân khu 1. Thật đáng suy ngẫm!
Sau này, tôi được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT), lúc đó, đồng chí Lê Khả Phiêu đã là Tổng Bí thư. Thời gian này tôi được tiếp xúc với ông nhiều hơn, không phải vì công việc mà vì trước đó, ông nguyên là Chủ nhiệm TCCT, dù trên cương vị Tổng Bí thư nhưng ông vẫn dùng phòng làm việc cũ của cơ quan. Phòng làm việc của tôi nằm sát phòng làm việc của ông nên tôi có dịp tiếp xúc với ông thường xuyên hơn. Những lần như vậy, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thường căn dặn tôi nhiều điều. Có lúc, ông nêu vấn đề cho tôi phản biện ngay tại hiên nhà; có lúc ông nêu vấn đề còn đang tranh luận rồi hỏi ý kiến của tôi thế nào? Tôi hiểu đây là cách gián tiếp ông bồi dưỡng cho cấp dưới. Tính cách đó của ông khiến cấp dưới thêm gần gũi và quý trọng ông hơn.
Có những kỷ niệm mà tôi nhớ mãi. Đó là khoảng cuối năm 1999, cơn bão số 5 gây hậu quả nghiêm trọng tại khu vực miền Trung. Bộ Quốc phòng cử tôi trực tiếp chỉ huy lực lượng quân đội giúp dân chống lụt, gồm các đơn vị: Quân khu 4, Bộ đội Công binh, Quân chủng Phòng không-Không quân. Sau trận thiên tai đó, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như nhân dân đánh giá rất cao vai trò của quân đội. Khi trở về, ông đã hỏi tôi rất kỹ về khó khăn của nhân dân vùng lụt. Sau khi nghe tôi báo cáo, vẻ mặt của ông đượm buồn. Cuối năm đó, Đài Truyền hình Việt Nam có tổ chức cầu truyền hình: "Thiên niên kỷ". Bộ Quốc phòng cử tôi tham dự, tôi suy nghĩ sẽ nói gì và nói như thế nào cho toát lên được tinh thần và sự hy sinh của bộ đội trong chống lụt giúp dân. Nhưng trước giờ đến đài truyền hình, Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Chí Trung, thư ký của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gặp tôi nói lại: Ý của Tổng Bí thư là, hôm nay đồng chí xuất hiện trên cầu truyền hình, nói gì thì nói nhưng phải có lời cảm ơn nhân dân. Tôi quyết định bỏ bài viết đã chuẩn bị sẵn và sẽ trả lời trực tiếp về những hình ảnh, việc làm, con số, kết quả giúp dân của bộ đội đều đã có sẵn trong tôi. Xong chương trình, vừa bước ra cửa phòng máy, tôi đã gặp ngay anh Nguyễn Chí Trung, anh nói: "Phát biểu của Đăng được đấy, mình sẽ báo cáo lại với Tổng Bí thư". Bất giác, tôi suy nghĩ, Tổng Bí thư bận bao nhiêu việc lớn mà vẫn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ như vậy. Đúng là trong ông luôn đánh giá cao sức mạnh của dân và bộ đội. Có làm được việc đó cũng nhờ sự hợp tác của dân. Một bài học quý mà tôi ghi nhớ.
Khi Việt Nam chuẩn bị ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2000, biết tôi được Bộ Quốc phòng và TCCT giao cùng một số nhà khoa học trong quân đội nghiên cứu và đề xuất ý kiến về nội dung của bản hiệp định, Tổng Bí thư đã nhiều lần trực tiếp hỏi tôi về thái độ, quan điểm của quân đội đối với vấn đề này. Tôi báo cáo với Tổng Bí thư rằng: "Qua tổng hợp ý kiến của toàn quân và một số nhà khoa học trong quân đội, anh em đều đồng tình với chủ trương của Đảng, Nhà nước, cần hòa nhập để phát triển đất nước, song cũng còn nhiều băn khoăn trước sức mạnh kinh tế của Mỹ, liệu ta có đủ sức chống chọi hay không? Mặt khác, kinh nghiệm chưa nhiều, sợ bị sơ hở hoặc bị cài những điều khoản bất lợi". Ông bảo, suy nghĩ như vậy là đúng nhưng ta phải làm, phải mở cửa, chấp nhận cuộc chơi nhưng vẫn cần tỉnh táo và cảnh giác. Cho đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy chủ trương của Đảng mà ông là người đứng đầu có những quyết định rất kịp thời và chính xác.
Khi biết tin có một số cựu chiến binh (CCB) ký tên vào đơn kiến nghị với Đảng, Nhà nước, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhắn tôi ra nhà và muốn nghe tôi nói rõ về chuyện đó. Tôi đã báo cáo đầy đủ với ông. Nghe xong, ông nói lại với tôi: CCB là những người lính đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường, họ sẵn sàng hy sinh xương máu vì nhân dân, vì Tổ quốc, nhưng có một số anh em khi về lại nảy sinh tư tưởng công thần, kiêu ngạo, đó là thói xấu. Hội CCB cần phải giáo dục đấu tranh và phê phán.
Ông nói: "Hội CCB là một tổ chức chính trị-xã hội, tập hợp những người lính đã hoàn thành nghĩa vụ trở về. Cán bộ hội từng là các sĩ quan, nhiều đồng chí là cán bộ cao cấp, thói quen chỉ huy quân sự đã ăn sâu vào máu thịt, hoạt động hội phải đổi mới phương thức và phong cách lãnh đạo, phải vận động, thuyết phục là chính, phải gần gũi lắng nghe, không áp đặt mệnh lệnh nhà binh vào một tổ chức chính trị-xã hội. Cùng với đó, hội cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tháo gỡ chính sách ở tầm vĩ mô để giúp những gia đình có con đi chiến đấu hy sinh đến nay đang còn mất tin, mất tích; cho thương binh và nạn nhân chất độc da cam chưa được hưởng chế độ. Anh em thiệt thòi lắm, hội phải quan tâm nhiều hơn". Những quan tâm của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đến Hội CCB Việt Nam thật là tâm huyết và đó cũng là nỗi trăn trở của ông với đồng chí, đồng đội về những việc mà đến nay, Đảng, Nhà nước ta chưa kịp làm để ghi ơn những người đã xả thân cống hiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Thượng tướng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm. Khi còn công tác hay khi trở về với cuộc sống đời thường, ông vẫn luôn là tấm gương sáng về sự kiên trung với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Dẫu biết rằng sống-chết là quy luật tự nhiên nhưng sự ra đi của ông là một mất mát lớn đối với Đảng và dân tộc. Nhiều người sẽ luôn nhớ về ông, một Tổng Bí thư dũng cảm trong đổi mới, kiên quyết trong đấu tranh chống tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi; là người khởi xướng việc củng cố và xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới, đồng thời cũng là vị lãnh đạo luôn gần gũi và kính trọng nhân dân. Vĩnh biệt ông-nguyên Tổng Bí thư đáng kính!
Trung tướng PHÙNG KHẮC ĐĂNG, Nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu Tang lễ đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức với nghi thức Quốc tang. Sáng nay 14/8, tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
32 phút trước
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
38 phút trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
40 phút trước
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
52 phút trước
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
55 phút trước
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
1 giờ trước
Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân
Sao việt
1 giờ trước
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
1 giờ trước
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
1 giờ trước
Dương Domic, Quân A.P bùng nổ trong live concert The East
Nhạc việt
1 giờ trước