Củ hành phòng bệnh
Củ hành là thực phẩm có tính kháng sinh không thua bất kỳ loại thuốc nào đang lưu hành, kể cả thuốc dùng trong trường hợp lao phổi.
Dù không thiếu dược liệu có tác dụng diệt khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc nhưng cho đến nay, chuyên gia ngành dược vẫn trước sau xếp củ hành vào nhóm đứng đầu về tính kháng sinh theo cơ chế sinh học, nghĩa là ít gây phản ứng phụ.
Như thuốc kháng sinh
Thầy thuốc ở Nga, sau khi so sánh tác dụng của hàng trăm loại dược liệu theo tiêu chí của dược lý hiện đại, đã quả quyết củ hành là thực phẩm có tính kháng sinh không thua bất kỳ loại thuốc nào đang lưu hành, kể cả thuốc dùng trong trường hợp lao phổi. Tác dụng thanh trùng đường hô hấp càng rõ nét nếu dùng dưới dạng ăn sống hay trộn dầu giấm.
Do đó, nếu chưa quen ăn củ hành cũng nên tập để tận dụng hiệu năng của củ hành nhằm phòng chống bội nhiễm đường hô hấp. Nhai củ hành sống đúng là không hẳn ngon miệng nhưng là biện pháp hữu hiệu để thanh trùng vùng hầu họng bằng cách mượn cơ chế chảy nước mũi, trào nước mắt để đào thải tạp chất bám chặt trên niêm mạc đường hô hấp trước khi độc chất tập trung đủ lực lượng để gây hiện tượng viêm tấy hay dị ứng. Củ hành nào thiếu ở xứ mình, cớ sao lại để viêm xoang, viêm mũi tung hoành đến thế!
Video đang HOT
Nói nghe dễ nhưng không dễ áp dụng cách ăn tươi nuốt sống củ hành vì nhiều người không quen với mùi hăng vị cay của nó. Những người này nên nhớ đến Sebastian Kneipp, thầy tu nổi tiếng vì từng là một ngự y của Hoàng gia nước Áo. Ông này đã “thiết kế” một loại nước súc miệng rất đơn giản. Đó là xắt nhỏ củ hành, ngâm trong mật ong một đêm. Sau đó pha thêm nước lọc theo tỉ lệ 1 mật, 3 nước rồi dùng dung dịch này súc miệng mỗi giờ một lần cho người gặp trục trặc với đường hô hấp.
Nhiều kết quả nghiên cứu trong 2 thập niên gần đây cho thấy củ hành là khắc tinh của chất mỡ trong máu. (Ảnh minh họa)
Khắc tinh của mỡ trong máu
Nếu chỉ dựa vào tính kháng sinh để tán dương củ hành đúng là nhìn củ hành qua lớp vỏ. Nhiều kết quả nghiên cứu trong 2 thập niên gần đây cho thấy củ hành là khắc tinh của chất mỡ trong máu. Khác với cơ chế tác dụng thông thường của nhiều loại thuốc chống mỡ trong máu theo kiểu giảm thiểu cholesterol một cách thụ động, nghĩa là đợi đến lúc cholesterol đã thao túng “thị trường” mới bắt đầu có biện pháp “chế tài”, củ hành có tác dụng rốt ráo hơn nhiều thông qua ảnh hưởng trực tiếp trên chức năng biến dưỡng chất béo của lá gan. Nói cách khác, thay vì đuổi theo để đôi co với chất mỡ trong máu, củ hành chủ động chiếm thế thượng phong bằng cách thúc đẩy phản ứng tổng hợp các loại chất béo hữu ích cho cơ thể để tạo thế tương tranh. Chất béo loại hữu ích, như HDL, trong cơ thể càng nhiều thì chất béo loại gây xơ vữa mạch máu, loại gây xơ gan, hại thận như LDL, triglyceride phải chịu phần lép vế. Điều chỉnh chất béo như thế mới khéo vì không làm mệt lá gan vốn đã không khỏe trước đó.
Điểm khó xưa nay cho nhà điều trị là không thiếu thuốc giảm chất béo độc hại nhưng phải đánh đổi với nhiều phản ứng phụ, trong khi phương tiện để cải thiện hàm lượng chất béo loại hữu ích lại rất hiếm. Đáng tiếc vì nhiều nhà điều trị không nhớ đến củ hành. Món này không nên thiếu trong khẩu phần của người bị bệnh tim mạch, hay toàn diện hơn nữa, trong chế độ dinh dưỡng của bất cứ ai muốn chủ động kiểm soát lượng chất mỡ trong máu. Nếu phải sụt sùi thương tiếc trong góc bếp khi xắt lát củ hành thì vẫn đáng công vì đổ lệ do củ hành dù gì cũng dễ chịu hơn bật khóc vì bệnh nặng.
Theo VNE
Những vị thuốc quý từ củ gia vị
Các loại củ gia vị không những là nguyên liệu tạo thêm sự thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn, mà chúng còn là những vị thuốc quý cho sức khỏe con người.
Theo Ths. Bs. Doãn Tường Vi, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, nhiều loại củ như: hành, tỏi, gừng, nghệ... đều là những loại gia vị không thể thiếu để đem hương vị thơm ngon cho các món ăn, ngoài ra người ta còn dùng nó như những bài thuốcdân gian để phòng và chữa bệnh rất tốt.
Ví dụ với hành, người ta có thể cho thêm vào bát cháo để chống và giải cảm lạnh, đặc biệt trong mùa rét. Còn với tỏi cũng bổ ích trong việc chữa bệnh vì nó có chứa chất kháng khuẩn giúp ta kháng khuẩn, tăng miễn dịch. Gừng cũng vậy, trong Đông Y mang tính hàn, nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng, trướng hơi. Với nghệ có tác dụng rất tốt trong việc giúp liền sẹo, kháng khuẩn...
Hành, tỏi vừa là gia vị vừa là thuốc quý (Ảnh: Internet)
Khi lựa chọn những loại củ tươi như gừng, sả, giềng... nên chọn những củ tươi, không bị bầm dập là được. Còn đối với hành, tỏi không thì nên chọn những củ khô, không mọc mầm, khi bóp tay vào nó căng chứ không bị mềm.
Để bảo quản gừng, giềng, sả... có thể cho vào tủ lạnh. Còn với những loại củ khô như hành, tỏi chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp để tránh bị mọc mầm.
Hiện nay, để tiện dụng trong việc chế biến và bảo quản, nhiều bà nội trợ đã sử dụng những loại bột khô được chế biến sẵn từ các loại củ như: bột nghệ, bột gừng... Với những loại bột này vẫn có thể đảm bảo hương vị của món ăn, tuy nhiên để có màu sắc tươi đậm hơn thì cần dùng màu từ những loại củ tươi. Và khi lựa chọn, các bà nội trợ cũng cần lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của những loại bột này để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo Eva
Những gia vị có công dụng trị bệnh Hành, gừng, tiêu, tỏi... không chỉ làm gia vị trong các món ăn, mà còn là những vị thuốc rất công hiệu cho sức khỏe. Dưới đây là một số gia vị có lợi cho sức khỏe của gia đình bạn. Hành Nếu "lỡ" bị ong nhà hay ong vò vẽ đốt sưng tấy, hãy giã hành thật nhuyễn, vắt lấy nước, thoa...