Cứ hai phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc do biến chứng sinh nở
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan khác của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 23/2, cứ hai phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc do các biến chứng sinh nở, dù tỷ lệ tử vong của các bà mẹ đã giảm 1/3 trong 20 năm qua.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo nêu rõ các tỷ lệ trên đã giảm mạnh trong giai đoạn 2000-2015, nhưng phần lớn đã không thay đổi trong giai đoạn 2016-2020, thậm chí còn đảo ngược tại một số khu vực. Trong 20 năm qua, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ đã giảm 34,3% từ 339 ca tử vong trên 100.000 ca sinh trong năm 2000 xuống còn 223 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2020. Như vậy, trong năm 2020, mỗi ngày có gần 800 bà mẹ tử vong tương đương với 2 phút lại có một bà mẹ tử vong.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh những con số thống kê này cho thấy tính cấp thiết của việc đảm bảo mỗi phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận những dịch vụ y tế quan trọng và đảm bảo quyền về sức khỏe sinh sản.
Video đang HOT
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ chỉ giảm ở 2 trong tổng số 8 khu vực mà LHQ theo dõi với Australia và New Zealand (35%), Trung và Nam Á (16%). Trong khi đó, tỷ lệ này đã tăng lên ở châu Âu và Bắc Mỹ (17%), tại Mỹ Latinh và Caribe (15%). Tại những nơi khác, tỷ lệ này không thay đổi. Tác giả báo cáo Jenny Cresswell cho biết hai quốc gia châu Âu có mức tăng đáng kể là Hy Lạp và Cyprus. Các ca tử vong ở các bà mẹ chủ yếu tập trung tại những vùng nghèo nhất thế giới và tại những quốc gia chịu ảnh hưởng của xung đột. Khoảng 70% số ca tử vong được ghi nhận trong năm 2020 là tại vùng Nam sa mạc Sahara châu Phi, với tỷ lệ cao gấp 136 lần so với Australia và New Zealand. Tại Afghanistan, CH Trung Phi, Chad, CHDC Congo, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Syria và Yemen – những quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo, tỷ lệ này cao gấp đôi so với mức trung bình trên toàn cầu.
Xuất huyết nghiêm trọng, nhiễm trùng, biến chứng từ việc phá thai không an toàn và các bệnh lý nền như HIV/AIDS nằm trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Phần lớn những nhân tố này đều có thể phòng ngừa và điều trị được. WHO đã nêu bật tầm quan trọng của việc đảm bảo phụ nữ kiểm soát được sức khỏe sinh sản, đặc biệt là việc muốn và khi nào có con, để họ có thể lên kế hoạch sinh con an toàn.
Giám đốc điều hành Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) Natalia Kanem cho rằng để cải thiện tình hình, cần khẩn cấp đầu tư vào kế hoạch hóa gia đình và đáp ứng tình trạng thiếu hụt khoảng 900.000 nhân viên hộ sinh trên toàn cầu.
WHO: Hơn 1,65 tỷ người mắc các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong năm 2021
Ngày 30/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào việc chống lại các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD), khiến hơn 1,65 tỷ người, thường là ở các nước kém phát triển nhất, cần phải điều trị trong năm 2021.
Đây là nhóm các loại bệnh hết sức đa dạng và phổ biến ở vùng nhiệt đới.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu xét nghiệm cho em bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka, CH Trung Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
WHO nhấn mạnh NTD ảnh hưởng không phù hợp đến những người nghèo nhất, nhất là ở các khu vực thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Các bệnh này dường như bị bỏ qua khi không được quan tâm thỏa đáng và được nhận nguồn tài trợ eo hẹp từ các quỹ.
Ông Soce Fall, Giám đốc Vụ NTD thuộc WHO, cho rằng các căn bệnh bị bỏ quên vì chúng không ảnh hưởng đến các nước phát triển. Ông dẫn ví dụ đầu tư cho công tác phòng chống và điều trị bệnh đậu mùa khỉ được chú trọng ngay sau khi bệnh bắt đầu lây lan ra ngoài châu Phi hồi năm ngoái. Ông nhấn mạnh các bệnh NTD chưa được đầu tư cần thiết và đã đến lúc thé giới cần công bằng, cần bảo vệ người dân dù họ ở đâu và địa vị xã hội ra sao.
Theo WHO, năm 2021, trên thế giới có khoảng 1,65 tỷ người cần điều trị ít nhất 1 bệnh NTD, giảm hơn 80 triệu người so với năm 2020. Số người cần điều trị NTD giảm đều mỗi năm từ mức 2,19 tỷ người hồi năm 2010. Tính đến tháng 12 năm ngoái, đã có 47 nước trên thế giới loại bỏ được ít nhất 1 NTD, trong đó 8 nước được chứng nhận loại bỏ được 1 NTD chỉ riêng trong năm 2022.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh trên thế giới, hàng triệu người đã miễn nhiễm với NTD, vốn làm người bệnh vướng vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và bệnh tật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm.
NTD là một nhóm gồm 20 bệnh chủ yếu phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Có nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm và độc tố. NTD gồm các bệnh Chagas, sốt xuất, bệnh giun Guinea, bệnh ngủ, bệnh do nhiễm ký sinh trùng leishmaniasis, bệnh phong, bệnh mù sông (còn gọi là bệnh mù do giun chỉ onchocerciasis), bệnh dại, bệnh ghẻ, bệnh do rắn độc cắn, bệnh đau mắt hột.
WHO: Giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc Ngày 27/1, Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp để thảo luận về việc liệu tình hình dịch COVID-19 hiện nay còn tương ứng với mức báo động toàn cầu cao nhất hay không. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22/10/2022....