Cụ già nhặt rác và đôi dép đánh rơi
Sau khi người phụ nữ đi khuất, lão lấy dép xỏ vào chân. Lão nhặt bọc rác lên rồi khập khiễng đi tiếp. Lão thấy chân mình khỏe lên.
- Cô cho tui vô gom ít rác. – Ông vừa nói vừa chỉ vào mấy đồng rác ở gốc cây cạnh bờ tường.
- Đi ra. Mấy cái thứ đồ cắp vặt, rác cái gì, rình rình mò mò, hở cái là chôm, hở cái là chôm. Đi đi ông già. Tui mà thấy ông lởn vởn ở đây đừng có trách. Tiếng con gái người chủ khu trọ sang sảng giữa trưa.
Lão cúi gằm quay đi. Cái nghề nhặt rác của lão khổ cực là vậy nỡ nào cái cuộc đời khốn nạn còn chửi thêm vào, sỉ vả thêm vào. Nhưng lão chẳng nói gì. Lão đã quen rồi. Cực là thế nhưng lão không làm thì lão lấy gì nuôi miệng, nuôi cái thân già đã sắp xuống lỗ này. Lão không còn trai tráng dể mà làm gì nữa. Cả tuổi thơ của lão chỉ biết có rác. Lớn lên cùng rác.
Mẹ lão đã qua đời khi sinh ra lão, cha lão một thân một mình nuôi lão và cũng ra đi vì bệnh nặng khi lão mới 15. Trước khi ra đi cha lão chỉ có một câu dặn lại: “cuộc đời cha chẳng có gì cho con, cái nghề này là phải siêng, phải biết chịu khó năng nhặt thì chặt bị, sống phải biết cần kiệm nghe con”. Ông lấy dưới gối một ít tiền rồi bảo lão dùng để lo ma chay, số còn lại giữ gìn mà cưới vợ. Rồi cũng nhờ đó mà lão tích cóp thêm đến 23 tuổi cũng có tiền để cưới vợ. Vợ lão cũng làm nghề nhặt rác. Nói đúng hơn là cả cái xóm ven sông này làm nghề nhặt rác. Hằng ngày vợ lão đi gánh chậu nhựa đi đổi chậu cũ, ban đêm thì đi lượm rác phụ lão. Trong một ngày mưa lớn vợ lão bị vướng phải sợi giây điện đứt trên đường đi về. Thế đấy lão lại một thân một mình cho tới giờ.
Lão chẳng có gì ngoài căn nhà nhỏ, một con chó què và đày những rác là rác. Sân nhà lão toàn là bọc nilon lão rửa sạch rồi phơi lại. Góc nhà thì chất đầy giấy vụn. Xó bếp một ít vỏ chai nhựa, nhôm, sắt rỉ và bất cứ cái gì khác mà người ta quẳng đi.
Hôm nay khi đi trên cầu chân lão sóc phải miếng mẻ trai, có lẽ gã say nào đó đã làm vỡ trên lề đường. Đôi dép mòn gón của lão đã đứt quai, lão đã vứt rồi và giờ thì ngồi đây, chân lão chảy máu. Lão chưa ăn gì cả, dựa lưng vào thành cầu nhìn bọc rác. Rồi lão lại tiếc rẻ đôi dép. Lúc đó một người phụ nữ tầm hơn bốn mươi gánh tào hũ ngang qua. Thấy vậy người phụ nữ đã giúp lão cột vết thương và mời lão ăn một chén tào hũ. Đôi mắt hiền từ nhìn lão người phụ nữ nói.
- Dép ông đâu rồi, nhà ông còn ai không. Sao để ông phải vất vả thế này. Già yếu rồi lỡ có chuyện gì ai lo.
Lão cười nhạt và đáp lại:
Video đang HOT
- Cảm ơn cô. Tôi sống ở có một mình. Con cái thì không có, vợ tôi mất rồi. Cũng chẳng sống bao lâu nữa, được ngày nào hay ngày đó thôi cô ạ. Cô tốt quá. Biết cuộc đời này còn có bao người tốt như cô đây. Lão nói rồi nhìn vào dòng xe lướt ngang qua trước mặt.Người phụ nữ tháo dép ra.
- Con tặng ông đôi dép này, ở nhà con còn dép khác. Ông cứ giữ lấy. Con cũng khổ chẳng giúp gì được nhiều cho ông.
- Không cô ạ. Như vậy là quá đủ cho tôi ngày hôm nay rồi. Cô thật là nhân hậu.
- Thôi chào ông con phải đi gánh bán chứ không thì muộn mất.
Sau khi người phụ nữ đi khuất, lão lấy dép xỏ vào chân. Lão nhặt bọc rác lên rồi khập khiễng đi tiếp. Lão thấy chân mình khỏe lên. Ông già nhặt rác mang dép của một người phụ nữ xa lạ mà không hề xa lạ. Bởi chỉ có những người đi bộ trên đường phố tới đêm mịt tối trong những cuộc mưa sinh mới cần dùng đến dôi dép bình dị này.
Theo Guu
22 tuổi, tôi đã vô tình đánh rơi nhiều thứ trong cuộc sống của mình...
Tôi, cô gái 22 tuổi, cái tuổi tràn đầy sức sống với bao dự định, mơ ước cho tương lai. Tôi miệt mài đi tìm kiếm một công việc sau khi vừa mới rời khỏi cánh cổng trường đại học.
Nếu cho tôi chọn giữa con đường bằng phẳng và con đường gồ ghề thì tôi sẽ chọn con đường gồ ghề. (Ảnh minh họa)
Tôi, cô gái 22 tuổi, cái tuổi tràn đầy sức sống với bao dự định, mơ ước cho tương lai. Tôi miệt mài đi tìm kiếm một công việc sau khi vừa mới rời khỏi cánh cổng trường đại học. Tôi mong muốn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với bản thân, không cần một công việc nhàn hạ hay lương cao, chỉ cần là công việc mà tôi có thể phát huy được những gì mà tôi có. Nhưng cuộc sống mà, đâu có điều gì dễ dàng có được.
- Tuổi 22, Tôi chẳng có gì ngoài những bước chân vấp ngã, tự dặn lòng: Mình cần mạnh mẽ để bước tiếp.
22 tuổi có lẽ là cái tuổi ai rồi cũng phải trải qua cảm giác thất bại. Nó tựa như quy luật bất biến của tự nhiên.
Là cái tuổi mà những thời điểm khiến ta chật vật với con đường mới bước vào nghề, tự hỏi bản thân mình biết bao lần: Liệu mình đã chọn đúng con đường phải đi? Những ước mơ của thời còn cắp sách đến trường giờ trở thành những mộng ước đẹp chỉ để nhìn ngắm và rồi lẳng lặng bỏ đi, hoặc họa chăng chỉ có thể cất giữ.
Là cái tuổi mà tôi chẳng làm được gì ngoài những thất bại đủ kiểu trong cuộc sống của mình. Gia đình, bạn bè, một người thương, một công việc, một tương lai với những tham vọng của tuổi trẻ.
Nếu cho tôi chọn giữa con đường bằng phẳng và con đường gồ ghề thì tôi sẽ chọn con đường gồ ghề. Bởi những con đường bằng phẳng không cho tôi những trải nghiệm, kinh nghiệm sống thực sự, không khiến tôi rèn luyện cho mình ý chí kiên cường và không làm cho tôi cảm nhận được hết giá trị cuộc sống này.
Có người nhận xét tôi là một người có tham vọng, tôi thích làm nhiều thứ, tôi muốn tìm hiểu nhiều điều, muốn đi nhiều nơi bằng chính đôi chân và sức lực của mình, bằng chính đồng tiền của mình làm ra, tôi đã thất bại rất nhiều lần nhưng sau mỗi lần thất bại tôi lại tích lũy được thêm nhiều điều và tự nhìn nhận ra những nguyên nhân khiến tôi thất bại, đó là những bài học quý giá mà tôi nhận được, là lý do khiến tôi thêm yêu cuộc sống này.
22 tuổi, tôi đã vô tình đánh rơi nhiều thứ trong cuộc sống của mình.
Tôi đã cố gắng bận rộn để trở thành một người khác, để có thể tự lập và sống tốt hơn. Cho đến khi tôi nhìn lại mình thì cũng không khỏi buông một tiếng thở dài, rồi lặng im. Bạn bè cứ thế, người còn người mất, người đến người đi trong cuộc sống của tôi. Đôi lúc, tôi mệt mỏi, buông mình ngủ một giấc. Đôi lúc, tôi nhớ họ, nhưng rồi chẳng dám nhắn một cái tin. Những câu hỏi thăm sáo rỗng mà ngày đó chúng tôi từng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ làm điều đó. Giờ đây, tôi giật mình khi thấy mình chẳng khác bao người: "Mày sao rồi? Vẫn khỏe chứ?..." Chúng tôi thờ ơ lẫn nhau đến mức, cùng một câu hỏi, cùng một câu trả lời nhưng chẳng bao giờ nhớ nổi, cứ lặp đi lặp lại như một điều phải làm của những người bạn cũ. Từ "cũ" dội vào lòng chúng tôi những khoảng cách vô hình nhưng thật vô tình. Lặng.
22 tuổi, tôi nhận ra những đổi thay đến xót xa. Ngày trở về, gặp lại những người bạn cũ, lòng bất giác chùng xuống. Tôi khác, bạn khác, chúng ta đã không còn là mình của ngày xưa. Đôi khi, tôi giá mình có thể quay ngược về quá khứ, cho tôi một vé khứ hồi tìm lại những tình bạn trẻ thơ, những năm tháng còn cùng chúng bạn đến trường, đùa vui ríu rít dưới tán cây phượng ngày hè đỏ thắm, cùng nhau chơi những trò cút bắt trốn tìm, ô ăn quan hay những trò tạt lon với những nụ cười chẳng thể vui hơn...
22 tuổi, tôi nhận ra những đổi thay đến xót xa. (Ảnh minh họa)
Tôi ngậm ngùi, miệng nhoẻn cười nhưng lòng đầy tiếc nuối. Chúng ta ai cũng thay đổi, nhưng tôi hiểu được rằng: Cuộc sống phía trước còn đáng buồn hơn lúc này. Những người bạn đến trong cuộc sống của tôi, vội đến vội ra đi. Tôi hiểu những đoạn đường rẽ bước, vòng xoay với những ngã rẽ trong đời, còn mấy ai sẽ đi cùng tôi đến cuối con đường, và còn mấy ai để tôi bước vào con đường mà họ đang đi mãi về sau.
Khi tôi 22, tôi mỉm cười, mưa tạnh thì trời sẽ có nắng. Những tia nắng lạc quan của cuộc đời tôi, đủ đầy với những hơi ấm của tình yêu thương, của lòng can đảm và những thứ tha. Liệu tôi có thể hay không?
Tuy vậy, tôi vẫn là một cô gái, dù có mạnh mẽ hay tự lập thế nào thì cũng có lúc tôi thấy mệt mỏi, cũng có những nỗi buồn mà không thể nào kiểm soát được. Trước kia, mỗi khi buồn tôi không muốn ai biết, không muốn ai phải buồn theo mình, không muốn biểu lộ ra bên ngoài, không phải tôi không cần sự quan tâm, hỏi thăm hay bất cứ lời động viên nào cả, đơn giản việc che dấu cảm xúc, lẳng lặng cho mọi thứ trôi đi dường như đã trở thành thói quen mất rồi. Đôi khi rất buồn, muốn lên facebook mà than vãn rằng " Tôi buồn lắm, muốn khóc lắm, giá như có ai hiểu tôi đang nghĩ gì". Nhưng viết ra rồi lại xóa đi vì tôi sợ nếu nhiều người biết lại hỏi, lúc đó có khi tôi lại buồn hơn. Nên tôi chọn cách im lặng và tự giải quyết, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Cuộc sống của chúng ta luôn là những cuộc chia ly không hồi kết, gặp gỡ- bên nhau và chia tay. Chỉ là chúng ta không thể nào hay biết thời điểm chính xác là khi nào. Cuối cùng chỉ còn học cách chấp nhận và rồi chia xa.
Có người đã từng nói với tôi: "Cuộc đời mỗi người giống như một cuốn sách, bất kể là ai, cũng có vài trang muốn xé đi trong đời." Tôi cũng đã từng nghĩ như thế, nhưng khi tôi 22 tuổi tôi nhận ra rằng, tất cả, dù buồn hay vui, dù hạnh phúc hay đau khổ, tất thảy đều đẹp, đều đáng trở thành hồi ức trong lòng mình. Tôi không muốn một ngày mình sẽ vội lãng quên như chưa bao giờ ghi nhớ.
Tuổi 22, thay vì chán chường, bỏ mặc tất cả thì nên đối diện với thất bại. Cũng đừng sợ hãi thất bại, đừng bị ám ảnh bởi chúng, vì điều đó có thể khiến bản thân nhụt chí để rồi đổ vỡ niềm tin vào chính mình.
Nhưng càng lớn tôi càng mở lòng hơn, suy nghĩ tích cực hơn và cũng mong muốn nhiều hơn. Tôi thấy rằng có những việc một mình cố gắng là không bao giờ đủ. Cũng như có những nỗi buồn không thể một mình giải tỏa được. Buồn thì nên nói ra với người mà mình tin tưởng. Đối với tôi, khi buồn tôi không cần người đấy nghe tôi tâm sự về vấn đề tôi đang gặp phải, chỉ đơn giản là nghe hoặc cùng tôi kể lể, lải nhải về bất cứ chuyện trên trời dưới biển nào, miễn là được nói ra để tôi không còn thời gian nghĩ về chuyện buồn kia nữa. Trước cứ quan niệm,không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng nước mắt, khóc là yếu mềm nhưng giờ mới nhận ra rằng đôi khi những giọt nước mắt đó sẽ giúp tôi quên đi những phiền muộn, gột rửa những suy nghĩ vu vơ, lòng nhẹ hơn rất nhiều. Đôi lúc, tôi ước có ai đấy nói với tôi một câu: " Cứ khóc thoải mái đi, khóc thật to vào", tôi thèm được như vậy.
Nên chăng, hãy cứ xem thất bại là điều cần thiết trong cuộc sống. Hãy chấp nhận để đi qua thất bại một cách dễ dàng, cứ mỉm cười và xem đó như là học phí để có thêm kinh nghiệm nhằm tránh mắc sai lầm ở những lần sau. Chính những thất bại ấy sẽ dạy cho bản thân vô số điều mà khi cứ mãi thành công chưa chắc đã học được.
22 tuổi, hãy bước đi, yên tâm và thôi nuối tiếc. Chúng ta có thể sai lầm, thất bại và có quyền mỉm cười vì điều đó. Hãy yên tâm, thật yên trong tâm.
Theo blogtamsu
Sốc vì chồng qua đời, vợ nhặt 1,5 tấn rác chất đầy nhà Sau cái chết của chồng, ngày ngày cô đều đi nhặt rác về chất đầy trong nhà. Hiện số rác trong nhà cô phải lên đến 1,5 tấn. Cô Ngũ Ti, người Quảng Châu, Trung Quốc trước đây là một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng và hạnh phúc vì có một người chồng hết lòng thương yêu cô. Dù đã có...