Cụ già ngày ăn không đủ 3 bữa, con cái không ai nhận nuôi, 1 ngày chiếc xe sang trọng đỗ ngoài cửa đón cụ đi
Ngồi trong ngôi nhà tồi tàn, cụ già dùng đôi mắt đã mờ đục của mình nhìn xa xăm, lưng cụ cũng đã còng xuống…
Khuôn mặt cụ nhăn nheo, đôi mắt mờ đục, nước mắt cụ đang chảy ra, hình như cụ đang rất nhớ một ai đó. Thở dài nhiều lần, cuối cùng cụ phát ra âm thanh như đang gọi tên ai đó…
Nhiều năm về trước, bà Mai nhìn thấy một cậu bé đang ngồi khóc ở gốc cây gần nhà. Mới nhìn thấy đứa trẻ, bà đã cảm thấy vô cùng thân quen. Bà cẩn thận nhìn lại nó, một đứa trẻ mặc quần áo cũ rách rưới, đi chân trần, mặt lấm lem bùn đất… Bà Mai lương thiện hỏi: “Cháu à, sao lại ngồi đây khóc, cha mẹ cháu đâu?”
Đứa bé khóc nức nở thốt ra từng tiếng: “Cha mẹ… Cháu không có cha mẹ… Không có”. Hỏi ra mới biết, bố mẹ thằng bé mất trong một vụ tai nạn. Nhà từ ngày đó nó lang thang đầu đường xó chợ.
Ảnh minh họa.
Bà Mai thở dài một tiếng không hỏi nữa mà mang đứa bé về nhà mình.
Bình thường, bà sống trong một ngôi nhà cũ nát, thỉnh thoảng các con trai, con gái của bà sẽ đến thăm. Có gì ăn được các con cũng sẽ mang đến biếu bà.
Nhưng từ khi bà Mai mang đứa trẻ về nhà, các con bà vừa nhìn thấy đã có phản ứng. Thấy cậu bé lạ mặt, con trai lớn của bà hỏi: “Thằng bé này là ai thế?”
Bà Mai nói: “Mẹ nhìn thấy thằng bé đáng thương mang nên mang về nhà”, con trai cả của bà cứ nhìn chằm chằm đứa bé, làm đứa bé sợ hãi trốn sau bà Mai.
Bà thấy vậy liền nói: “Đừng dọa nó, nó cũng chỉ là một đứa trẻ thôi”. Nghe vậy con trai cả của bà càng giận dữ, trừng mắt nhìn bà Mai nói: “Con thấy mẹ năm nay tuổi cũng không còn ít nữa, tự mình còn chả nuôi được mình, còn mang thằng bé này về nhà. Con cũng chẳng hiểu mẹ đang nghĩ gì nữa”.
“Mẹ không nghĩ nhiều như thế, đứa bé mẹ mang về mẹ tự nuôi, không cần con phải lo”, bà cụ tức giận, kìm nén nước mắt đang trực trào ra mà nói.
Video đang HOT
Nghe vậy con trai cả liền bước ra khỏi nhà nói: “Về sau có việc gì mẹ đừng có mà đến tìm con đấy, đi tìm mấy đứa con khác của mẹ. Gia đình con hoàn cảnh như thế nào mẹ cũng biết rồi, không có nhiều tiền mà lo cho cả hai người đâu ạ”.
Lúc này, bà Mai không thể kìm được nước mắt. Đứa bé ở sau lưng bà dường như cũng nghe hiểu gì đấy, nó bước đến trước mặt bà Mai, nắm lấy tay bà, lau nước mắt cho bà nhưng không nói gì. Bà Mai biết đứa bé đang cố an ủi bà, trên mặt hiện lên một nụ cười ấm áp…
Bà Mai đối xử rất tốt với cậu bé, xem nó như là con đẻ của mình. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bà đều kể chuyện cho nó, còn đặt cho nó cái tên là Bảo. Nhưng bà Mai tuổi tác đã cao, gia đình lại nghèo khó, không thể làm những công việc nặng nhọc để có đủ tiền lo cho đứa bé. Bà chỉ có thể ngày ngày ra chợ bán rau, kiếm chút tiền nuôi sống 2 bà cháu qua ngày.
Trước đây các con của bà thỉnh thoảng cũng đưa đồ ăn thức uống đến nhưng từ khi cậu bé Bảo đến ở nhà bà thì họ rất không vừa ý và không đưa bất cứ đồ gì đến nữa. Cũng may người trong làng thấy thương bà nên họ thường cho bà ít thịt, ít cá, hai bà cháu cứ nương tựa vào nhau mà sống rồi cũng đã 3 năm.
Năm ấy mất mùa, cả làng ai cũng khó khăn. Nhìn thấy thức ăn trong nhà ngày càng ít đi, bà Mai sợ là không trụ nổi vài ngày nữa, bà có thể chịu đói nhưng đứa bé thì làm sao chịu được. Bà bèn dẫn cậu bé Bảo đến cửa nhà con trai thứ hai, anh con trai này của bà tính tình khá hòa nhã nên bà nghĩ nếu xin anh chắc sẽ cho bà một ít.
Bà bèn dẫn cậu bé Bảo đến cửa nhà con trai thứ hai… (Ảnh minh họa)
Cửa vừa mở ra bà đã nói: “Đại à, nhà mẹ hết gạo để ăn rồi, con có thể cho mẹ một ít không, mẹ có thể đói ăn nhưng bé Bảo còn bé quá, hay con cho nó chút gì ăn cũng được”.
Con trai Đại của bà gật đầu định quay vào nhà lấy thức ăn nhưng lúc đấy vợ anh bước ra, nhìn chồng rồi nói: “Mẹ ơi, mẹ cũng biết gia đình con rồi, anh Đại nhà con còn đang nợ tiền người ta, chúng con cũng sắp phải uống nước sôi sống qua ngày rồi. Nếu có mình mẹ thì chúng con còn lo được chứ cả hai người thì thật sự khó cho chúng con quá”.
Bà Mai liền đáp lại: “Vậy thì thôi, mẹ tự tìm cách khác”, nói rồi dẫn bé Bảo đi ra ngoài. Bà Mai không nhịn được mà ấm ức khóc, thấy vậy Bảo lau nước mắt cho bà, còn nói một câu: “Bà ơi đừng khóc, bà khóc xấu lắm”.
Bà Mai vừa tức vừa buồn cười, nghe những lời nói ngây ngô của cậu bé đang khóc lại mỉm cười, ôm chặt bé Bảo trong lòng. Bà lại dẫn Bảo đến nhà con gái xin ăn. Vừa thấy mẹ, con gái bà Mai đã chạy ra ôm chầm lấy mẹ: “Bao lâu nay con không được gặp mẹ, nhà con bận rộn quá không sắp xếp được thời gian về thăm mẹ, con thật có lỗi…”
Chưa kịp ngỏ lời xin ăn thì ở đâu đó chồng cô con gái bước vào, chân đi khập khiễng, người nghiêng ngả, giọng say sưa vì rượu… Bà Mai biết anh chồng này say rượu thì chẳng có giúp được gì cả. Bà Mai lại lặng lẽ dẫn bé Bảo về căn nhà cũ nát của mình.
Sáng hôm sau tỉnh lại, bà Mai không thấy Bảo đâu cả, đi khắp cả làng cũng không thấy nó. Bà nghĩ lại sợ là những lời tối qua của con trai và con dâu làm nó nghĩ nó là gánh nặng của bà nên bỏ đi. Bà nghĩ vậy mới khóc lớn, gọi tên Bảo trong vô vọng.
Bà Mai đợi cậu bé Bảo trong rất nhiều năm, đợi đến lưng còng xuống. Cậu bé đã xa rời bà nhưng trong lòng bà vẫn một niềm tin rằng một ngày nào đó bà sẽ được gặp lại cậu. Bà đã coi cậu bé Bảo như con trai ruột của bà nên mong mỏi của bà cũng không có gì lại cả.
Rồi một hôm, trong làng đột nhiên xuất hiện một chiếc xe rất sang trọng, trên xe bước xuống một chàng thanh niên. Người dân trong làng đều chạy ra xem xôn xao bàn tán, đây chắc là một ông chủ nhỏ. Thì ra đó là cậu bé Bảo của năm đó, ngày hôm nay cậu đã 25 tuổi, mặc vest sang trọng, trông rất rạng ngời. Sau bao nhiêu năm, câu bé đã trở lại để báo ơn cho bà cụ năm đó đã cưu mang mình.
Bà Mai nhìn thấy câu bé Bảo của ngày hôm nay đã trưởng thành, hai mắt lại đỏ hoe lên: “Lại đây, lại đây cho bà xem nào, những năm qua con sống tốt không, những năm qua bà nhớ con lắm đó, con đã đi đâu thế?”, bà tay run run ôm lấy chàng thanh niên tên Bảo.
Bảo cũng khóc nức nở, mấy năm nay nó cũng rất nhớ bà cụ, cậu nói: “Con cũng rất nhớ bà, lần này quay về là để hiếu thuận với bà, mấy năm nay bà vất vả rồi”.
Bảo cũng khóc nức nở… (Ảnh minh họa)
Các con trai của cụ thấy chiếc xe hơi sang trọng kia cũng ngỏ ý muốn dùng lời nói ngon ngọt nhưng Bảo không thèm để ý. Lần này cậu về là để báo đáp ơn cưu mang của bà Mai. Nếu không có bà thì đứa trẻ ở gốc cây ngày nào giờ sẽ ra sao?
Cậu Bảo mang theo tâm nguyện đầu tư xây dựng một viện dưỡng lão dành cho những neo đơn như bà Mai có được một nơi chốn đầy đủ có người chăm sóc. Cậu cũng sẽ xây cho các em nhỏ một ngôi trường để các em có cơ hội tiếp cận đến các con chữ… Còn về phần bà Mai, Bảo muốn đưa bà lên thành phố để tiện chăm sóc, anh sẽ báo hiếu bà những năm tháng bà nhịn ăn nhịn mặc nuôi anh khôn lớn.
Làm việc tốt thì sẽ nhận được đền đáp xứng đáng! Ở đây mặc dù bà cụ giúp người không hề đòi hỏi cậu bé trả ơn nhưng vẫn được báo đáp, quy luật xưa nay vẫn vậy. Đó là hành động tích đức hành thiện cho mỗi người, mang lại phúc báo về sau…
Theo WTT
Bí mật kinh khủng bên trong chiếc túi xách của vợ
Đêm đó, tôi chết lặng khi thấy con trai mở túi xách của vợ và lấy ra thứ này.
ảnh minh họa
Tôi năm nay 32 tuổi, tôi là một nhân viên bình thường trong một công ty tư nhân, lương tháng vào khoảng 5-6 triệu. Vợ tôi là một nhân viên bán hàng của một công ty kinh doanh bất động sản. Mỗi tháng cô ấy có thể kiếm được 20-30 triệu. Những người bạn quen biết tôi đều khen tôi tốt số nên cưới được người vợ vừa xinh đẹp vừa có tài.
Sau 8 năm đi ở nhà thuê, vợ chồng tôi vừa mua được 1 căn hộ chung cư vào năm ngoái. Hiện tại, mỗi tháng vợ chồng tôi vẫn phải trả tiền vay mua nhà. Toàn bộ số tiền mua nhà hay trả nợ đều do 1 tay vợ tôi lo liệu. Tôi đối xử rất tốt với vợ. Tất cả các công việc nhà, việc chăm sóc con cái, tôi đều lo lắng chu toàn, vợ tôi hầu như không phải động chân, động tay đến việc gì.
Tuy nhiên, dạo này tôi thấy vợ rất bận rộn, cô ấy luôn đi sớm, về khuya, hiếm đi quan tâm đến con cái. Tôi thương vợ vất vả thì nói rằng cô ấy nên xem xét giảm bớt công việc để về nhà với gia đình. Vợ tôi cáu giận và nói: "Em cũng muốn về nhà sớm lắm chứ nhưng người ta là khách hàng, người ta yêu cầu thì em phải ở lại tiếp họ."
Vợ tôi còn nói nếu cô ấy không làm như vậy, sẽ không kiếm được đủ tiền trả nợ. Tiền mua nhà, vợ chồng tôi vẫn còn nợ phân nửa. Tôi chẳng biết nói gì nữa, dù sao chi phí trong nhà của phụ thuộc cả vào vợ tôi. Lương của tôi chỉ đủ trả những khoản lặt vặt.
Hôm đó, đã hơn 9 giờ tối, tôi cho con trai uống sữa rồi lên giường đi ngủ. Những tưởng vợ sẽ ở nhà ngủ với 2 bố con thì cô ấy lại thay đồ đẹp, trang điểm rồi nói rằng đi ra ngoài để "gặp khách hàng". Con trai tôi thấy mẹ đi thì nhõng nhẽo muốn giữ mẹ lại, muốn mẹ kể chuyện và ru ngủ. Vợ tôi nói với con rằng cô ấy không thể ở nhà được rồi vứt túi xách ở cửa và đóng sập cửa phòng tắm lại.
Con trai tôi nghịch ngợm nhặt lấy túi xách của vợ để chơi đùa rồi tìm cách mở chiếc túi xách đó ra. Nào ngờ, được 1 lúc, tôi thấy con lấy ra 1 chiếc bao cao su trong túi của vợ tôi. Thấy chiếc bao cao su, con trai tôi hét lên: "Aaa, mẹ giấu bóng bay của con kĩ thế. Mẹ cho con 1 quả đi để mai con đến lớp chơi với bạn".
Tôi chết lặng khi nhìn thấy những thứ đó còn vợ tôi thì mặt tái mét, vội vã cầm lấy chiếc bao cao su đó rồi giấu sau lưng. Tôi ôn tồn bảo con trai vào phòng xem TV để bố nói chuyện với mẹ.
Khi chỉ con tôi với vợ, tôi giận giữ hỏi vì sao trong túi xách của cô ấy lại có bao cao su. Cô ấy chỉ im lặng, quay mặt đi.
Tôi tát vợ 2 cái và nói: "Em nói em đi gặp khách hàng. Hóa ra là em đi ngủ với khách hàng đúng không?"
Vợ tôi nhìn tôi tức giận và nói: "Anh nhìn xem, tôi là phụ nữ mà tôi phải nai lưng ra kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Tôi phải uống rượu và giao lưu với khách hàng vào nửa đêm. Tôi mang bao cao su đi để bảo vệ bản thân chứ làm gì. Anh không hiểu được công việc khó khăn của tôi mà còn đánh tôi. Anh có tư cách hay không? Một tháng anh cho được bố mẹ bao nhiêu tiền, cho được con bao nhiêu tiền? Nếu tôi không kiếm tiền thì anh có được sống trong một ngôi nhà đàng hoàng như thế này hay không? Anh đã hoàn thành trách nhiệm của người chồng và người cha hay chưa? Hay anh chỉ biết nấu cơm, ăn cơm và chăm con?".
Tôi cảm thấy trái tim tôi như bị ai đó bóp nghẹt. Tôi kiếm được ít tiền hơn và đó là lý do khiến vợ tôi ngoại tình. Trong mắt vợ tôi, tôi chỉ là một kẻ nghèo hèn, bất tài, vô dụng. Không biết tôi có nên ly dị với vợ hay không?
Theo Danviet
Giá mà ngày ấy tôi chọn con thì đã không hối tiếc và đau đớn như bây giờ Khi bác xe ôm đến đón con về, tôi cảm thấy nặng trĩu hai chân, lòng đau quặn thắt. Trong mọi cuộc hôn nhân, khi đã đi đến bờ vực ly hôn thì người thiệt thòi nhất vẫn là con cái. Tôi đã ly hôn khi con gái tôi tròn 6 tuổi. Cũng từ đó, con gái tôi sống một cuộc sống không...