Cứ đi họp là cả nhóm im thin thít, đây sẽ là cách khắc phục giúp chúng ta ghi điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp
Khi cả nhóm bạn cứ cúi đầu xuống và câm như hến trong buổi họp thì làm ngay theo những mẹo dưới đây nhé!
Nếu bạn đã nhiều lần có cơ hội được dẫn dắt một cuộc họp, hẳn bạn đã từng gặp phải tình huống dưới đây: Bạn đang tổng kết lại toàn bộ thông tin và hỏi các thành viên có thắc mắc và muốn đóng góp gì nữa không. Cả nhóm hầu như im lặng và bạn nghĩ rằng bạn đang làm rất tốt. Mọi người đều hiểu những điều bạn đang nói và không còn gì phải góp ý thêm.
Tuy nhiên, sự thật có phải như bạn nghĩ không?
Đức – trưởng phòng nhân sự của công ty X, nhận thấy rằng nhân viên của mình rất ít khi phát biểu trong các cuộc họp. Thời gian đầu, anh nghĩ anh đang dẫn dắt cả nhóm rất tốt và không ai có bất mãn với cách làm việc của anh. Nhưng sau đó, điều khiến anh bàng hoàng là hiệu suất công việc cực tệ. Anh tự hỏi nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Đức để ý tới thái độ của nhân viên trong các cuộc họp và nhận ra rằng, sự im lặng của họ không phải là tán thành, thông hiểu mà là sợ sệt. Họ sợ đưa ra ý kiến.
Dưới đây là 4 lý do tại sao trong mỗi cuộc họp các thành viên luôn câm-như-hến và các cách để khắc phục điều này.
1. Trưởng nhóm là người quyết định tất cả
Đây là lý do của hầu hết các nhân viên khiến họ không bao giờ cất tiếng trong mỗi cuộc họp. Họ nghĩ rằng việc của họ chỉ là ngồi trong phòng và nghe theo sự chỉ đạo của sếp. Thậm chí, họ lo lắng lỡ sếp không ưng ý tưởng của họ thì sao? Chính vì vậy, người nhân viên sẽ chọn giải pháp an toàn là im lặng và làm theo tất cả những điều cấp trên chỉ định.
Với tư cách là một người lãnh đạo tâm lý và thấu hiểu, hãy để nhân viên của mình biết rằng ý nghĩa công việc họ đang làm là kết nối và xây dựng. Hãy để họ nhận ra giá trị của mình bắt đầu từ những ý kiến trong cuộc họp.
2. Đồng nghiệp không quan tâm những gì bạn đang nói
Không may thay đây cũng là một trường hợp thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là bởi sự mất kết nối giữa các thành viên trong nhóm. Họ nhận thấy rằng mình không có tiếng nói trong nhóm và bản thân không được coi trọng. Điều duy nhất họ làm trong cuộc họp là tán thành tất cả các ý kiến để có thể nhanh chóng kết thúc và chuyển sang làm một việc quan trọng hơn.
Điều này không hoàn toàn là do lỗi từ đồng nghiệp. Họ chỉ đơn giản thấy rằng việc lên tiếng không liên quan đến công việc của chung, và vì vậy, họ không quan tâm. Giờ đây là lúc bạn cho họ thấy công việc này quan trọng ra sao và người nhân viên chính là những mảnh ghép cần thiết để hoàn thành công việc ấy.
3. Chúng ta không hiểu
Video đang HOT
Điều tồi tệ nhất là khi bạn đang làm một việc mà chính bạn cũng không thể hiểu.
Bạn nghĩ rằng khi có ai đó trong nhóm không rõ điều gì thì họ sẽ lên tiếng hỏi. Nhưng sự thật là KHÔNG! Không ai muốn lên tiếng khi họ không hiểu cả, họ nghĩ rằng khi ấy mình sẽ thật ngu ngốc và làm trò cười của mọi người. Đặc biệt là trong môi trường công sở, chắc hẳn cấp trên khi thấy nhân viên của mình cứ hỏi đi hỏi lại những điều mình nói, hẳn các sếp sẽ nghĩ người nhân viên này không có năng lực làm việc. Đây chính là điều cản trở các thành viên trong nhóm lên tiếng.
Công việc của bạn là tạo một môi trường làm việc thân thiện – nơi mọi người có thể thoải mái trao đổi, trò chuyện và đóng góp. Một việc làm tưởng chừng như ngớ ngẩn nhưng lại vô cùng hiệu quả, hãy cố tình làm sai. Khi nhân viên thấy thậm chí sếp mình cũng có lúc mắc sai lầm, thì việc họ mắc lỗi cũng là lẽ đương nhiên. Khoảng cách giữa cấp trên – cấp dưới được thu hẹp lại và càng dễ dàng để làm việc hơn.
4. “Liệu có phải chỉ mình nghĩ thế không?”
Lý do cuối cùng, người nhân viên sợ mình khác biệt và phải tách mình ra khỏi đám đông. Một suy nghĩ luôn thường trực trong đầu rằng “Liệu có phải chỉ mình nghĩ thế không?”. Ngay cả khi thấy có gì đó không ổn và người trưởng nhóm cần phải biết, thành viên trong nhóm vẫn sẽ không lên tiếng vì suy nghĩ sợ nổi bật và khác người. Họ tự nhủ với chính mình rằng chắc chắn có ai khác sẽ lên tiếng thay mình. Cuối cùng, chẳng có ai dám đứng lên cả.
Trên đây là 4 nguyên do tại sao các thành viên không bao giờ phát biểu trong mỗi cuộc họp. Chìa khóa cho vấn đề này chính là vai trò của người lãnh đạo. Hãy quan tâm tới mọi người hơn, đừng để cuộc họp trở thành buổi độc thoại nội tâm.
Thay vì bắt đầu buổi làm việc bằng câu nói “Tôi nghĩ chúng ta phải làm như này, như kia…” thì hãy hỏi nhân viên của mình “Với vấn đề này có ai có phương hướng khắc phục chưa?”, “Tôi coi trọng ý kiến đóng góp của bạn.”, “Đừng sợ khác biệt mà hãy tự hào vì bạn là người dám lên tiếng.”…
Vì một doanh nghiệp phát triển, đừng bao giờ tiếc lời khen cho đồng nghiệp của mình nhé!
Quiry
Theo toquoc.vn
Niết bàn ở đâu?
Hạnh phúc là gì? Có ai lí giải được trọn vẹn và đầy đủ nghĩa của "hạnh phúc".
Hạnh phúc là điều tuyệt đối gì mà tất cả chúng ta vẫn thường lựa chọn nó như một thần chú để trao tặng nhau, chúc phúc nhau trong ngày bình thường và cả những nghi lễ thiêng liêng. Hạnh phúc là gì mà tất cả chúng ta trong cuộc đời mình đều xác tín một hành trình đi tìm để thỏa mãn ước vọng?
Đôi khi ta bị khái niệm to tát của hạnh phúc đánh lừa, bị những ảo tưởng và sự phù phiếm của khái niệm che mờ đi ánh sáng lấp lánh của nó. Không! Hạnh phúc không hề là cái gì to tát để một đời chúng ta phải vật vã phấn đấu và kiếm tìm.
Chỉ cần mỗi sớm mai thức dậy, nhìn ra ban công đầy nắng, có chú chim sẻ nâu đậu xuống hiên nhà mổ lích rích những giọt nắng nhảy nhót qua kẽ lá, là ta đã chạm được vào Niết bàn trong khoảnh khắc đó rồi. Nếu quan niệm hạnh phúc chỉ là sự xa hoa giàu có của vật chất, điều đó rất có thể sẽ là khởi nguồn của mọi khổ đau.
Một lần nọ, tôi có một chuyến đi vượt 300km đường đèo cùng những bạn bè thân thiết của mình để về tham quan hồ Ba Bể. Nếu như quãng đường hiểm hóc với những cú xóc nẩy làm cho cả đoàn say đến móc ruột ra thì khi bước chân tới hồ Ba Bể, mọi người lặng phắc trước một biển nước trong xanh trải rộng tầm mắt của cảnh sắc kỳ diệu nơi này.
Ngay lập tức những mệt mỏi tan biến, và càng tan biến hơn khi bước chân xuống thuyền và chậm rãi khua làn nước trong xanh rẽ hồ đi sâu tận hưởng một cảnh quan kỳ thú của chiếc hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam nằm trọn giữa thung lũng bốn bề trùng điệp núi non.
Chuyến đi ấy, tôi đã gặp một người trẻ ở khác đoàn. Bạn ấy than thở mệt và cảm thấy vô nghĩa khi đi 300km móc ruột ra vì say xe đến đây chỉ nhìn mỗi cái hồ đầy nước rồi về, nhà nghỉ thì thiếu tiện nghi, so với khách sạn 5 sao sang chảnh thì không biết phải gọi ở đây là gì. Hồ thì ở đâu trên mảnh đất hình chữ S này mà chẳng có. Hồ tự nhiên trong lòng núi non trùng điệp ư, thì có khác gì hồ ở giữa đồng bằng. Đều là hồ cả thôi, trên đó chỉ có nước là nước...
Lời than thở vô tình tôi bắt gặp đã làm tôi như vấp phải một hòn sỏi cạnh sắc len vào bước chân trên con đường đang tuyệt đẹp. Tôi đã không hiểu sao người trẻ ấy lại không có cảm xúc như chúng tôi, và hẳn với nhiều người khác nữa khi ở trong một cái lán nhỏ trên núi, mở mắt ra là chạm hồ, đưa tay lên đã với được một vốc sương dày đặc.
Cảm giác đó không thể so sách với khách sạn ở Vinpearl khi mọi thứ hoàn hảo tiện nghi ắp tận răng được xây dựng từ bàn tay con người chứ không phải của thiên nhiên phô bày. Tất nhiên mọi sự so sánh là khập khiễng.
Khi chạm vào cảnh sắc hồ Ba Bể, chúng tôi như chạm tới từng khoảnh khắc của hạnh phúc. Giong thuyền trên hồ, rẽ sóng đi thật xa vào giữa lòng hồ, chúng tôi như trôi trong một bức tranh sơn thủy hữu tình, và mỗi chúng tôi như một nét chấm phá sống động hiện hữu trên bức tranh thủy mặc ấy.
Nước mặt hồ xanh óng ả, nhiều người nói hồ Ba Bể sâu quá nên đáy của nó thẳm một rừng rong ken dày trùng điệp nên nước mới có màu xanh ngắt như vậy. Có người cho rằng bốn bên rừng núi bao bọc lấy hồ nên nước hồ Ba Bể mang màu xanh lá của rừng...
Chúng tôi đi giữa lòng hồ và khoan khoái hít hà thật sâu một thứ hương rừng tinh khiết thơm lừng đang tràn ngợi ra giữa thiên nhiên... Tôi chợt nhận ra đã từ lâu lắm, mũi của tôi vô thức... Từ lâu chúng tôi không còn nhận ra hay bắt gặp được những làn hương, mùi hương tinh khiết của thiên nhiên...
Thứ hương thơm trong trẻo và mê dụ... chỉ có trong rừng sâu, giữa lòng hồ bát ngát, hương thiên nhiên mới dậy thơm lừng để đánh thức những bản ngã sâu thẳm trong ta, để ta chạm được tới niềm sung sướng đang lan tỏa. Tôi đã nghĩ khi những rung cảm của người và cảnh gặp nhau, đó chính là khoảnh khắc của hạnh phúc....
Ai đã mang lại hạnh phúc cho ai, con người mang đến cho thiên nhiên hay thiên nhiên mang tặng cho con người? Điều đó không quan trọng lắm, nhưng tôi chắc chắn một điều thiên nhiên đang vì con người mà rạng rỡ hạnh phúc.
Lần đó, đi hết lòng hồ Ba Bể, chúng tôi dạo gót bước lên một ngôi đền cổ bé nhỏ nằm trên núi. Ngôi đền đó có tên là đền An Mạ... xung quanh bốn bề lá mục bao phủ. Lọt thỏm trong núi non bao la hùng vĩ ấy, một mái ngói rêu phong, chiếc chuông đồng cổ cũ kỹ lên nước bóng lừ... một vài bức tượng trầm mặc trong ngôi đền vắng...
Giữa bốn bề thiên nhiên thơm ngát hương rừng, phút tĩnh lặng dừng chân bên ngôi đền đã cho chúng tôi những cảm xúc êm đềm thư thái và thanh tịnh lạ lùng. Đến nỗi bạn đồng hành của tôi đã phải thốt lên... bước lên đây, cảm thấy lòng mình như gột rửa sạch tinh, thân thể nhẹ bỗng như bay giữa lồng lộng hương thiên nhiên thơm ngát.
Trong chuyến hành trình về hồ Ba Bể mà có bạn cho là chuyến đi khá tẻ nhạt và vô vị ấy... (vì ít chỗ chơi, thiếu tiện nghi, không có điểm checkin facebook hay Instagram...), tôi đã chạm tay vào Niết bàn khi kiên trì leo dốc và xuống sâu hàng trăm bậc đá để thám hiểm động Hua Mạ. Thật tiếc cho những ai không đủ kiên nhẫn để đi đến cuối tận cùng của hang động. Bởi nhìn những bậc đá bên ngoài, trước cửa hang, khách du lịch sẽ ngại vào.
Nếu coi thiên nhiên bày sẵn là vật vô tri, thiên nhiên sẽ không mời gọi và dẫn dụ. Nếu bước sâu vào thiên nhiên như bước sâu vào một cảnh giới khác, tâm hồn thiên nhiên sẽ bày ra trước mắt ta cả một thiên đường. Tôi đã ngây người trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên tạo tác qua hàng triệu triệu năm để dâng bày một toà cảnh quan hang động nguyên sơ và kỳ thú.
Càng đi sâu vào động Hua Mạ, càng ngắm kỹ những tầng tầng lớp lớp thạch nhũ, tôi nhận ra động Hua Mạ chính là động Phật hoặc là động Quan Thế Âm Bồ Tát. Không khí thiền định ở những bức tượng đá thiên nhiên ngập tràn. Những nhũ thạch đá đã được mẹ nước gọt giũa sau triệu triệu năm giống hệt như những vị Phật đứng trong hang động im lìm tỏa những năng lượng tinh cốt, từ bi để ban cho du khách thanh thản nhẹ gót khi bước vào đây.
Lần ấy, và như bao nhiêu lần khác, tôi không dứt nổi bước chân để rời động xuống núi... cảm giác tuyệt như khi tôi đi thuyền trên hồ Ba Bể hít hà mùi thơm nguyên sơ của hương rừng, hay khi thanh thản bước chân lên đền An Mạ để ngắm ngôi đền cổ bé nhỏ tựa giữa núi rừng hoang sơ.
Tôi cũng nhận ra một điều đáng tiếc rằng, ở đâu thiên nhiên chưa có bàn tay con người tác động, ở đó thiên nhiên hệt như một cõi niết bàn để cho chúng ta may mắn được chạm vào.
Xin được khép lại bài viết nhỏ này với câu chuyện tôi chứng kiến mới đây thôi. Ngay tại sảnh tầng 1 của tòa nhà mới xây trong khu Bệnh viện 108 thiết kế một cái bục tròn đủ rộng rãi phủ thảm đỏ trên đó kê một chiếc đàn piano cực lớn, vô cùng sang trọng và lộng lẫy. Mỗi ngày tầm từ 10g sáng đến 11g30 trưa, có một nữ nghệ sĩ dương cầm trẻ đến đây ngồi vào đàn và chơi những bản nhạc cổ điển kinh điển nhất của những nhà soạn nhạc vĩ đại thế giới. Beethoven, Mozart....
Khi âm nhạc bắt đầu vang lên, sảnh của bệnh viện chợt dịu xuống, tiếng bước chân nhỏ lại, tiếng trao đổi khẽ khàng... Những người nhà bệnh nhân dầu đang hối hả chở bệnh nhân trên băng ca xe đẩy đi khám đều lưu lại dăm mười phút để ngắm nhìn nghệ sĩ piano đang biểu diễn cùng với cây dương cầm...
Một số bệnh nhân gác mọi cơn đau dày vò, trên đầu còn quấn băng trắng, tay còn cầm theo chai truyền tĩnh mạch... đã bắt người nhà đưa ra đây vào khoảnh khắc này để thưởng thức âm nhạc, để ngắm nghệ sĩ Dương cầm chơi đàn và uống những âm thanh kỳ diệu ấy. Không biết ai trong số họ hiểu được nhạc lý để thẩm âm...
Chỉ biết rằng khi những ngón tay thanh mảnh của cô gái trẻ lướt trên những phím dương cầm để gọi âm thanh về, tôi thấy hình như có những vầng sáng trên gương mặt của cô gái ấy. Những âm thanh tựa như kinh phúc âm, có thể gột rửa mọi nỗi đau của thể xác và làm lắng dịu những thương tâm bệnh tật trong những con người đang mệt mỏi vì bệnh tật nơi đây.
Cũng từ cái hôm bất ngờ đó, tôi không còn cảm giác sợ đến bệnh viện. Tôi mong muốn nếu có một ngày cơ thể mình không khỏe, tôi sẽ vui vẻ đến đây sớm hơn, xếp hàng khám nhanh hơn để còn kịp thời gian nghe nghệ sĩ biểu diễn dương cầm.
Âm nhạc ngay tại thời điểm đó, trong khung cảnh đó giúp cho tôi, cho tất thảy những người khác quanh đây dịu muộn phiền, giúp tôi yêu cơ thể mình hơn, thông cảm với bệnh hơn và thương cơ thể mình nhiều hơn để đối xử tốt với bản thân mình. Vì hơn ai hết cơ thể đã ròng rã nuôi trí óc và tâm hồn mình, tại sao mình lại vô ơn với nó mỗi khi thấy nó mệt.
Hôm đó tôi đã chờ cô gái có tên Dương Cầm chơi xong những bản nhạc cuối cùng để hỏi cô tại sao cô lại chọn sảnh Bệnh viện 108 để biểu diễn, khi mà khán giả của cô là những người bệnh và họ chưa chắc đã quan tâm đến việc cô chơi những gì... Có những khi sảnh tấp nập đông người qua lại nhưng chỉ đúng có một người dừng lại để nghe cô đàn.
Dương Cầm đã chia sẻ với tôi một điều khá bất ngờ: "Ngày nào em cũng đến đây và chơi đàn trong 90 phút. Tiền thù lao ở đây chỉ là tượng trưng thôi chị ạ, đủ cho em đi lại. Một tháng biểu diễn ở đây chỉ bằng cát xê của em trong một đêm diễn ở quán bar.
Nhưng nếu em không đến thì ai sẽ đến, không ai đủ kiên trì để làm việc này cả vì đều đặn mỗi tuần 5 ngày cứ từ 10 giờ đến 11g30 họ sẽ phải đến đây để chơi đàn trong một khung cảnh nhiều phiền muộn. Em tham gia với một mong muốn, âm nhạc sẽ giúp các bệnh nhân tự tin hơn, lạc quan hơn và yêu cuộc sống có niềm tin vào cuộc sống hơn. Âm nhạc có thể hóa giải được mọi thứ, nỗi đau thể xác hay tinh thần và còn hơn thế nữa".
Vậy đó! Hạnh phúc có vô vàn trong cuộc sống xung quanh ta, chỉ cần với tay là chạm đến.
Nhà văn Như Bình
Theo antgct.cand.com.vn
Muốn đồng hành cùng em đi qua những sóng gió cuộc đời Hạnh phúc không ở đâu xa cả, nó đến từ những điều chân thành và đơn giản nhất. Chào buổi tối mọi người, mình hay đọc chuyên mục này nhưng vẫn chưa dám viết nên hôm nay thử mạnh dạn xem sao. Mình sinh ra và lớn lên ở một vùng quê Quảng Nam, đang sống và làm việc ở Đà Nẵng. Mình...