Cứ đi để thấy mình mạnh mẽ
Bạn sẽ không bao giờ trở nên mạnh mẽ nếu không đi. Bạn không thấy thế giới không chỉ là một cái quả cầu hữu hạn mà cô giáo từng chỉ lên và nói: “Con người đã khám phá hết mọi ngóc ngách thế giới rồi.”
Chỉ còn một ngóc ngách cuối cùng – đó là trái tim – nơi mỗi người phải tự lớn lên và khám phá suốt một hành trình dài.
Tôi tìm thấy mình trong những chuyến đi. Cảm giác đó không thay thế được bởi mọi thứ khác. Cái lí do cơ bản kéo tôi lao vào các hành trình chỉ đơn giản là khung hình trong đôi mắt mình thay đổi khi các con đường lướt qua.
Tại sao con người phải đi nhỉ? Tại sao người ta phải bày ra các tour du lịch, các hành trình chinh phục, các sách hướng dẫn… để chỉ vẽ cho hết người này đến người khác lên đường?
Thật lạ lùng, đàn chim bay đi tránh rét rồi lại phải bay về nơi cũ. Chỉ có con người, khi ở một chỗ từ năm này sang năm khác, bỗng nhiên sẽ trở thành cũ mèm y như món đồ chất trên kệ trang trí lâu đến mòn mỏi. Hãy nhìn vào những con người ở một chỗ, đôi khi cuộc đời của họ ngừng lại, và họ chất chồng các ham muốn, tham vọng, ước mơ, và tất tần tật mọi thứ lên vai những đứa con cái của họ. Sự ở yên một chỗ đóng đinh họ vào sự tù hãm tinh thần.
Người ta đi, để nhìn thấy thế giới, với cái ăn cái ở khác nhà mình. Người ta tìm thấy những cung đường, không có hàng cây bạch đàn giống ở nhà, mà lại là một bờ liễu cạnh hồ. Người ta tìm thấy những đứa trẻ hiện đại đeo headphone đến trường, hoặc đám trẻ nghèo khổ trên núi cao trần truồng trong giá lạnh. Đẹp hay xấu, hay hay dở, thì mọi thứ được gom vào tầm mắt đều làm người đi hiểu thêm về mình – như thể có thêm một tấm gương soi để kẻ ấy tự nhìn nhận bản thân. Cái đi không còn là hoạt động hướng ngoại nữa, nó là hành trình khám phá cái tôi của người đi. Cái đi đẩy người ta rời khỏi nơi sinh sống quen thuộc, gỡ bỏ những vỏ bọc quan hệ, các “ổ cắm” đã giam hãm những tính cách tự nhiên của họ vì chuyện làm ăn, tiền bạc, lễ nghĩa, truyền thống… Người ta được tự do hơn để nhìn nhận những gì mình mong muốn, tự do để… liều lĩnh thực hiện những điều mình mong muốn hơn.
Khi đi, não sẽ tiếp tục học nhưng kinh nghiệm mới và so sánh với những bài học cũ của cuộc sống ở nhà. Điều đó rất quan trọng, nó định hình thái độ của người trẻ với cuộc sống bình thường của họ: yêu hay ghét, trân trọng hay thờ ơ, bi quan hay đơn giản là vững vàng cải tạo mọi thứ. Các hành trình thường làm người ta lạc quan và vững tin hơn vào các chọn lựa của mình.
Video đang HOT
Con đường làm đôi mắt nhìn thấy xa hơn và bàn chân dũng cảm hơn để đi tiếp. Điều đó giống với hành trình trở thành một con đại bàng, mắt tinh anh và cánh sải rộng.
Có cả đám người lúc nào cũng ra rả nói về các nguy hiểm trên đường đi. Ngay cả khi bạn sống trong cái thành phố quen thuộc của bạn thì nguy hiểm cũng có thể đến bất cứ lúc nào. Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người của thành phố này chết vì tai nạn, và họ chẳng đi đâu xa quá 100km khỏi thành phố cả. Việc đi không tạo ra nguy hiểm. Vì bản thân cuộc sống chẳng có gì an toàn cả. Tại sao con người lại đi tìm một chỗ trú an toàn nhỉ? Sao không chui vào hang, trốn vào giếng? – Để an toàn và khôn ngoan một cách dại khờ theo kiểu của con ếch.
Chuẩn bị một chuyến đi kĩ lưỡng, tìm hiểu thật nhiều thông tin, cố gắng tránh rủi ro, đó là tất cả những kĩ năng một người đi sử dụng cho hành trình của mình. Rồi thì họ cũng sẽ được dịp thực hành trong đời họ, bằng phương cách chủ động và bản lĩnh của một kẻ có sẵn kinh nghiệm. Các con đường làm người đi trưởng thành.
Và tất nhiên, các con đường thường quá nhiều vui vẻ, chẳng có gì có thể tệ hơn đâu. Tin tôi đi.
Thế giới, về cơ bản, là tuyệt diệu!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi thấy mình bất lực khi không thể tha thứ...
Một ngày trước khi tòa xử ly hôn, anh đã khóc với tôi: "Xin lỗi em. Đó là một sai lầm. Đáng tiếc nhất cho anh là không thể cùng em đi suốt cuộc đời này...".
Không gì có thể chữa lành vết thương trong lòng người vợ bị phản bội...
Hôm qua là đám cưới đứa con chung của chúng tôi. Lâu lắm rồi tôi và anh mới xuất hiện cùng nhau trước đám đông như một đôi vợ chồng.
Sáng nay, anh lại gọi điện: "Anh sang ăn cơm với em và con được không?". Tất nhiên là được, bởi từ lâu, chúng tôi đã là bạn bè dù nhiều người thắc mắc, vì sao sau bao năm chia tay, chúng tôi vẫn một mình và giữa hai người dường như chẳng có sự ghét giận, hằn thù sau đổ vỡ của hôn nhân.
Ngày ấy, cách đây đã lâu rồi.
Hôm đó, tôi đi siêu thị sắm mấy thứ lặt vặt để gởi sang cho con. Đang đi, tôi chợt sững lại: Sao trên đời này lại có người giống người như hai giọt nước thế kia? Thằng bé đi với người phụ nữ ấy chắc nhỏ hơn cu Phong của tôi vài tuổi. Nhưng sao nó giống Phong đến từng chi tiết vậy? Cả cái cách nó chống tay lên cằm khi xem hàng trong các tủ kiếng, nó khom khom người khi bước đi, nó cười khi nói chuyện với mẹ...
Họ như một thỏi nam châm hút tôi theo. Tôi chỉ dừng lại khi họ bước vào quầy thức ăn nhanh ở siêu thị. Cậu con trai đi thẳng vào góc phòng, trong khi người mẹ đứng ở quầy chọn thức ăn cho con. Thằng bé đi vào chiếc bàn ở cuối phòng và ngồi xuống cạnh một người đàn ông. Tôi giật thót người, vội vàng quay đi.
Tôi cứ bị ám ảnh bởi cuộc gặp gỡ đó. Người đàn ông chính là An, em chồng tôi. An là một trí thức thành đạt, có gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan. Thế mà giờ đây, trước mắt tôi lại phơi bày một sự thật khác.
Tôi không dám nói với chồng nhưng người cứ thờ thẫn như kẻ mất hồn. Đến nỗi anh ngạc nhiên hỏi: "Em sao vậy? Bệnh à?". Tôi lắc đầu: "Không có. Em đang lo, không biết cu Phong thế nào. Mấy hôm nay nghe nói bên đó bão lớn lắm. Sidney bị ngập vì mưa". Anh cười: "Em chỉ khéo lo. Cứ gọi điện cho con thì sẽ biết ngay. À, lát nữa anh đi công việc một chút, về hơi trễ. Em cứ ngủ trước, đừng chờ".
Tôi không có thói quen hỏi chồng đi đâu bởi tôi tôn trọng quyền tự do của anh và biết anh có rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, khi anh đi rồi, tôi bỗng nảy ra ý định gọi điện cho An. Mới đầu An còn chối quanh, nhưng sau đó đã năn nỉ: "Chị hai, chị đừng nói gì với vợ em...".
Tôi thấy người rã rời. Không chịu nổi, tối đó, tôi đã nói với chồng: "Thằng nhỏ con rơi của chú An giống cu Phong nhà mình như đúc anh à". Anh tròn mắt: "Trời ơi, lại có chuyện như vậy à? Thằng An thật tệ. Anh phải nói chuyện với nó". Ngập ngừng một chút, anh bảo: "Mà em cũng đừng nói gì với vợ thằng An. Để chúng nó tự giải quyết với nhau đi". Sau đó, anh ra sân và gọi điện thoại cho ai đó rất lâu.
Bẳng đi hơn 3 tháng, tôi gần như đã quên câu chuyện về "đứa con ngoài luồng" của em chồng thì một tối nọ, chồng tôi đi tiếp khách, do uống quá nhiều nên anh say mềm. Hơn 23 giờ, có mấy cuộc gọi liên tục từ một số máy nhưng anh không nghe được. Tôi nghĩ, nếu gọi vào giờ ấy mà lại gọi liên tục, hẳn là có việc rất cần. Nhưng tại sao anh lại cài số máy ấy chỉ rung chứ không có chuông?
Tôi cầm lấy điện thoại, định bấm nghe nhưng rồi lại chần chừ và cuối cùng đã không nghe. Mấy phút sau lại có một tin nhắn cũng từ số máy ấy. Đến lúc này thì tôi không ngăn được mình đừng mở cái tin nhắn ấy ra. "Con đang cấp cứu ở Bệnh viện Nhi đồng 1". Thoạt đầu, tôi cứ đinh ninh ai đó đã nhắn nhầm, nhưng sau đó, lại mơ hồ cảm thấy có điều không bình thường.
Phải hiểu nội dung tin nhắn ấy như thế nào đây? Con ai đang cấp cứu? Tôi gọi con bé giúp việc: "Cô ra ngoài một lát". "Khuya quá rồi cô còn đi đâu?"- con bé ái ngại. "Cô về ngay". Tôi thay quần áo, gọi taxi đến bệnh viện và vô thẳng phòng cấp cứu. Phòng bệnh đông nghẹt. Làm sao biết được ai là người mình cần tìm đây? Tôi len lén bước về phía ấy căng mắt tìm kiếm. Thế nhưng chẳng có kết quả gì, đành thất thểu ra về với hi vọng, đó chỉ là một tin nhắn nhầm.
Nhưng kể từ giây phút ấy, tôi không thể không bận tâm. Và tôi đã phát hiện, đêm ấy, điện thoại của anh có rất nhiều cuộc gọi nhỡ, có rất nhiều tin nhắn.
Gần sáng, anh thức dậy. Việc đầu tiên là cầm lấy điện thoại. Có quá nhiều cuộc gọi nhỡ, quá nhiều tin nhắn nên anh không để ý có một tin nhắn đã bị mở ra. Tôi thấy mặt anh biến sắc hay là tôi có cảm giác như thế. Anh vội vàng đi tắm, thay quần áo: "Anh có hẹn uống cà phê với một người bạn. Anh đi trước đây". Nói rồi anh hấp tấp rời khỏi nhà, khác hẳn với mọi khi.
Tôi bần thần nhìn theo. Rồi như có gì xui khiến, tôi cũng thay quần áo, gọi taxi. Tôi đến bệnh viện.
Không đầy nửa giờ sau, tôi đã biết người bạn mà chồng mình "hẹn uống cà phê" là một người phụ nữ. Nơi họ hẹn hò là phòng cấp cứu của bệnh viện! Điều bất ngờ với tôi là "người bạn" ấy lại chính là người phụ nữ tôi đã gặp ở siêu thị trước đó... Tôi cố gắng lê người đến chiếc ghế đá, gieo mình xuống trong sự mệt mỏi rã rời và chỉ kịp gọi điện thoại cho em chồng.
Tôi đã ngồi đó không biết bao lâu cho đến khi An tới. Tôi nhìn em chồng như một kẻ tòng phạm. "Chú hãy vô đó mà xem". Nói rồi, tôi bỏ ra về.
Không gì có thể làm dịu nỗi đau, không gì có thể chữa lành vết thương trong lòng người vợ bị phản bội. Tôi thấy mình bất lực khi không thể tha thứ cho chồng dù tôi chưa lúc nào hết yêu thương anh. Một ngày trước khi tòa xử ly hôn, anh đã khóc với tôi: "Xin lỗi em. Đó là một sai lầm. Đáng tiếc nhất cho anh là không thể cùng em đi suốt cuộc đời này...".
Chúng tôi đã chia tay. Nhưng anh không đến với người phụ nữ kia. Từ đó, chúng tôi đã thành hai đường thẳng song song cho đến bây giờ. Hôm qua, trong đám cưới của con, nó đã quàng vai chúng tôi như cách nó vẫn làm ngày xưa mỗi khi chúng tôi đi cùng nhau. Sau đó nó kéo tay tôi đặt vào tay anh: "Chúng ta lại là một gia đình như ngày xưa nghe mẹ...".
Tôi thấy xốn xang trong lòng. Ngày vui của con mà tôi đã khóc. Gần năm mươi tuổi đầu, có phải đã quá muộn để làm vợ một lần nữa...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mất anh là điều em không muốn Em buồn lắm. Nói ra những suy nghĩ của mình thật chẳng dễ dàng gì. Mất anh lại là điều em không hề muốn. Anh ơi em phải làm gì đây. Làm gì để con tim em không phải nghẹn lại mỗi khi nghĩ về anh, mỗi khi em nhớ anh. Anh ơi, mỗi ngày không có anh, em lại thấy thời gian...