Cứ đến mùa thi là bà mẹ này lại “gây bão”: Nói đúng 4 từ ngắn gọn mà con cái run cầm cập, phóng viên đứng hỏi cũng cười ngặt nghẽo
Đây đúng là bà mẹ lầy lội nhất trong các mùa thi tốt nghiệp THPT.
Ảnh minh họa
Một mùa tuyển sinh đầu cấp/ tốt nghiệp THPT nữa lại đến. Với học sinh, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng. Các em sẽ phải dồn toàn bộ thời gian, tâm trí để ôn lại kiến thức, làm thêm các dạng để để có sự chuẩn bị kỹ lượng cho kỳ thi. Bên cạnh đó, áp lực thi cử cũng khiến học sinh căng thẳng tâm lý, dễ bị stress. Không ít em còn lăn ra ốm ngay trước giờ thi.
Chính vì vậy, cha mẹ và giáo viên phải cực kỳ tinh tế trong giai đoạn này, thường xuyên động viên để giúp con em mình giải tỏa tâm lý. Bà mẹ trong clip dưới đây chính là một trường hợp điển hình.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, đài truyền hình VTV đã phỏng vấn một bà mẹ đứng trước cổng trường thi. Giống mọi bậc phụ huynh khác, bà mẹ cũng chia sẻ về tâm trạng lo lắng, hồi hộp khi con ở phòng thi và quãng thời gian đồng hành cùng con trước đó. Tuy nhiên những chia sẻ của cô khiến ai cũng bật cười nghiêng ngả vì quá lầy lội: Vừa kể công chăm nom, chiều chuộng, vừa đe dọa con 1 câu chất lừ!
Bà mẹ đe dọa con cực lầy sau kỳ thi.
Cụ thể, cô nói với phóng viên: “Trời ơi hổng có dám làm cái gì hết trơn. Hổng dám động luôn đó. Muốn ăn cái gì thì ăn. Muốn mua cái gì thì mua. Giờ con muốn làm cái gì thì làm. Hổng có dám la luôn á. Đến nỗi vậy luôn á. Rồi biết với mẹ!”.
Chỉ 4 từ ngắn gọn “rồi biết với mẹ” kèm nụ cười “ha hả” mà phụ huynh này sau đó gây bão mạng xã hội. Đoạn clip được đăng khắp các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Bà mẹ này cũng được cư dân mạng phong danh hiệu “bà mẹ lầy lội” nhất năm.
Rất nhiều bạn trẻ cũng hào hứng chia sẻ lại câu chuyện của mình: “Cô này giống hệt mẹ mình. Đợt mình thi mẹ cũng làm cho hết, cưng như trứng, hứng như hoa. Mình thi xong cái mẹ bắt làm bù gấp đôi”, hay “Tâm trạng chung của mọi ông bố bà mẹ trong mùa thi đây mà. Tay nấu nướng, rửa bát cho con thì đầu thì nghĩ: “Thi mà điểm kém chết với bố mẹ”,…
Hiện tại dân mạng đang đào lại đoạn clip này. Bên cạnh những comment hài hước, nhiều người không quên chúc các sĩ tử năm nay có một kỳ thi thành công mỹ mãn.
Làm sao để học sinh giảm áp lực thi cử?
Vì áp lực thi cử, học sinh lúng túng trong việc rèn kỹ năng mềm, ít được quan tâm đến tâm lý lứa tuổi, nội dung học làm người có đề cập trong chương trình nhưng nhanh chóng bị lãng quên.
Nếu chương trình giáo dục thiết kế vẫn ôm đồm kiến thức, chưa phù hợp với thực tế thì học sinh vẫn bị áp lực lớn từ thi cử - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tăng câu hỏi mở, thực tế trong đề thi
Học sinh (HS) đâu chỉ có kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, tuyển sinh, tốt nghiệp, trong nhà trường mà còn quá nhiều áp lực thi cử qua những kỳ thi như: chọn HS giỏi, khoa học kỹ thuật, olympic, nghề phổ thông và những cuộc thi do ngành giáo dục phối hợp với ngành khác tổ chức.
Học sinh phải chịu áp lực lớn bởi thi cử
PGS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học giáo dục VN), cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu việc học trong 1 năm học của HS lớp 6, lớp 7 ở một số trường THCS ở Hà Nội, và một số thông tin thu nhận được là HS phải chịu áp lực lớn bởi thi cử: phải tham gia kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ do nhà trường tổ chức. Mỗi lần thi như vậy, giáo viên thường giao đề cương để ôn luyện trước từ 2 - 4 tuần. Ngoài đề cương ôn luyện, mỗi bài học đều kèm theo phiếu bài tập do giáo viên giao về nhà. HS sẽ rất phấn khởi nếu trúng đề và có tâm lý tiêu cực khi không trúng đề".
Một thông tin nữa cũng đáng quan tâm, theo bà Chu Cẩm Thơ, đó là ngày nay có quá nhiều cuộc thi quốc tế, thi tài năng để mọi HS đều có thể tham gia, dẫn đến có những HS lớp 5 đã tham dự hơn 10 cuộc thi; hay có những gia đình dành cả vài ngàn đô để đóng "lệ phí" cho con tham dự các cuộc thi.
Tuệ Nguyễn (ghi)
Dạy - học trong vòng xoáy thi, mỗi bên có mục đích riêng nhưng nét chung là thực dụng. Hệ lụy là số HS chăm thì bơ phờ học - ôn - thi; một bộ phận HS khác ghi nhớ những dạng bài mẫu, thủ thuật từ các lớp học thêm, thi xong, các em trả lại thầy cô.
Để giải quyết tình trạng quá nhiều cuộc thi không cần thiết, từ lãnh đạo nhà trường đến giáo viên cần có những giải pháp triệt để.
Ban giám hiệu các trường tùy theo mục tiêu giáo dục, tầm nhìn - sứ mệnh - các giá trị của trường mình mà thiết kế chương trình phù hợp với cơ sở vật chất hiện có, với năng lực của đội ngũ giáo viên và chất lượng của HS. Kiểm tra, đánh giá vừa sức HS, không nặng nề điểm số, hạn chế câu hỏi tái hiện kiến thức cũ, tăng câu hỏi mở, thực tế, nhằm khuyến khích HS thích thú tự học. Được vậy, thầy trò cùng vui, trường học mới là "ngôi nhà" hạnh phúc.
Giáo viên hãy tạo cảm xúc cho học sinh
Giáo viên nên dành thời gian đầu tư cho kế hoạch giáo dục, thiết kế bài giảng. Một giáo án hay là không tham kiến thức, gợi mở vấn đề trọng tâm, dẫn dắt HS bằng hoạt động phù hợp, giúp HS nhớ - hiểu - sáng tạo. Để có được điều này, thầy cô hãy soạn bài với cảm xúc, lúc đứng lớp truyền được cảm xúc, có cảm xúc mới sáng tạo. Biết tôn trọng quy luật đó, giáo viên sẽ không gây nặng nề cho HS lúc kiểm tra, đánh giá.
Giáo viên cũng cần rèn văn hóa đọc, kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ bên cạnh chuyên môn. Khi các giá trị đó được hòa quyện, người thầy sẽ phát triển tay nghề, đạo đức nghề nghiệp.
Thi học sinh giỏi cần theo hướng xã hội hóa
Về phía cơ quan quản lý giáo dục cao nhất, Bộ GD-ĐT cần đánh giá lại chương trình, cả với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu chương trình giáo dục thiết kế vẫn ôm đồm kiến thức, chưa phù hợp với thực tế thì sẽ vô hình trung đẩy dạy học vào lối cũ đọc chép, thi cử. Như thế HS vẫn bị áp lực lớn từ thi cử.
Bộ cũng có thể xem xét tích hợp một số môn học, chẳng hạn môn giáo dục quốc phòng an ninh tích hợp vào môn lịch sử, công nghệ với các môn vật lý, hóa học, sinh học. Từng môn học, chỉ yêu cầu HS nắm được định nghĩa, khái niệm, quy tắc, bài tập vận dụng chủ yếu ở mức biết và hiểu.
Yêu cầu kiểm tra, đánh giá nhẹ nhàng. Sự cạnh tranh của người học (nếu có) là qua kiểm tra năng lực, các bài luận, sự giới thiệu của cơ sở giáo dục.
Bộ cũng cần đầu tư công khai, minh bạch, công bằng để các cơ sở giáo dục công lập phát triển tương đối đồng đều; rút ngắn khoảng cách giữa trường công lập và trường tư thục để phụ huynh, HS rộng đường chọn lựa. Mở rộng tuyển sinh đầu vào, siết chặt quá trình đào tạo, trung thực đánh giá đầu ra - vừa tạo nguồn lực cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, vừa giảm chạy đua khốc liệt vào các trường chất lượng cao.
Các cuộc thi chọn HS giỏi cần theo hướng xã hội hóa, khuyến khích đam mê, sáng tạo. Chú trọng phát triển các câu lạc bộ, trại hè thay cho hình thức thi rình rang, nặng đánh đố, chăm vào thành tích.
Giảm áp lực thi cử cho HS là con đường tốt nhất thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.
Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc: Vững tin bước vào mùa thi Trong khi HS tại một số trường phổ thông đang cảm thấy áp lực trước kỳ thi tốt nghiệp thì các em HS lớp 12 Trường PTVC Việt Bắc rất bình tĩnh, tự tin chuẩn bị sẵn sàng tâm thế bước vào kỳ thi quan trọng này. Năm nay trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc có 786 em tham dự kỳ thi...