Củ dền dễ gây ngộ độc cho trẻ
Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền cho trẻ uống vì nghĩ rằng nước củ dền bổ máu. iều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4 – 5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Uống nước củ dền “bổ…” đi cấp cứu
Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM mới đây tiếp nhận một bệnh nhi có dấu hiệu ngưng thở do suy hô hấp, toàn thân tím đen. Phải mất hơn hai ngày cấp cứu tích cực, các bác sĩ mới may mắn cứu được bệnh nhi. Nguyên nhân được xác định là do thành phần có trong củ dền gây thiếu ôxy máu.
Mẹ bé cho biết, nghe mọi người đồn củ dền có màu đỏ ăn vào sẽ bổ máu nên khi thấy con xanh xao, chị mua loại củ này nấu loãng thành nước rồi lấy nước pha sữa cho con.
Cùng suy nghĩ ăn nhiều củ dền sẽ “hồi máu”, sau khi con bị đứt tay mất nhiều máu, chị U. ở Long An cũng buộc cậu con trai 1 tuổi ăn nhiều củ dền luộc và uống nước củ dền. Hậu quả sau 4 ngày liền ăn đủ các món ăn chế biến từ củ dền, bé H. con chị phải vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng tím tái, loạn nhịp tim. Theo chẩn đoán của các bác sĩ nguyên nhân là do bé bị ngộ độc củ dền.
Video đang HOT
Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền vì dễ ngộ độc . Ảnh: MH
Vì sao củ dền gây ngộ độc?
Củ dền là loại rau củ chứa rất nhiều nitrat, nitrit. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có một số đặc điểm sinh lý khác với trẻ lớn hơn và người lớn, trong đó sự chuyển hóa các chất, đặc biệt là chất độc, chưa hoàn chỉnh. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa với nước pha củ dền trẻ sẽ uống phải một lượng lớn nitrat, nitrit. Riêng nitrat cũng sẽ bị các vi khuẩn ở đường tiêu hóa chuyển hóa thành nitrit cộng với nitrit có sẵn phân tán khắp trong máu của trẻ.
Nitrit có tác dụng ôxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu (hemoglobin hay huyết sắc tố là chất làm cho hồng cầu có màu đỏ), biến hemoglobin thành methemoglobin. Do methemoglobin không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở ôxy hay thán khí giống như hemoglobin, nên trẻ bị ngộ độc nitrit mặc dù vẫn có đủ không khí để hít thở bình thường nhưng sẽ khó thở, tím tái, suy hô hấp. Với trẻ lớn hơn và người lớn, cơ thể có khả năng chuyển hóa, giải độc tốt hơn, sẽ khử methemoglobin biến trở lại thành hemoglobin, trong khi trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sự giải độc này rất chậm và khó khăn hơn nhiều.
Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền.
Theo SKĐS
10 cách để 'phản công' stress
Stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây ra nhiều căn bệnh về tâm thần kinh (như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...); bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...); bệnh về tiêu hóa (viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng...); bệnh về tình dục (giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau); bệnh phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...); bệnh về cơ khớp (co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...); toàn thân suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
Nhưng thực tế lại không quá khó để chiến thắng stress nếu bạn luôn hành động theo đúng 10 nguyên tắc sau đây:
- Luôn tạo cho mình một niềm vui vì nụ cười luôn là liều thuốc bổ. Khi cần thiết phải giảm cường độ lao động cả về thể lực và trí lực. Hãy tạo cho mình cơ hội nghỉ ngơi tích cực như tham quan, du lịch...
Luôn tạo cho mình một niềm vui vì nụ cười luôn là liều thuốc bổ (ảnh minh họa)
- Không thụ động trước hoàn cảnh. Vì như thế sẽ rất dễ dẫn đến stress. Cần hạn chế hoặc loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến "giọt nước làm tràn ly" trong cuộc sống. Cần phải thích nghi với hoàn cảnh sống và sinh hoạt, lao động.
- Chuyên cần tập thể dục, chơi thể thao... để quên đi phiền muộn. Tập một số động tác nhẹ nhàng, tập thở bụng hoặc xoa bóp, bấm huyệt... để thư giãn bất cứ lúc nào, ngay tại phòng làm việc hoặc trên giường ngủ.
- Tập thư giãn cả thể xác và tinh thần. Thiền sẽ giúp chúng ta cách ly với thế giới xung quanh trong trạng thái thư giãn sâu của thể xác và tinh thần.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Chú trọng bữa ăn sáng để cung cấp dinh dưỡng cho một ngày làm việc. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia. Chè và sô-cô-la... sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi và sẽ tỉnh táo hơn.
Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi (ảnh minh họa)
- Hãy tạo giấc ngủ sâu, ngủ đủ, ngủ đúng giờ.
- Coi stress là tác nhân để thích nghi, là một biện pháp giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh sống.
- Tăng cường các quan hệ bạn bè. Được tâm sự là một hình thức giải tỏa stress tích cực. Từ chối những cuộc tiếp xúc có thể gây phiền muộn cho mình. Quan hệ bạn bè, sự tương trợ xã hội là công cụ mạnh mẽ đấu tranh stress.
- Không đòi hỏi quá khả năng của chính bản thân mình bởi con người luôn có giới hạn nhất định.
- Nếu có bệnh cần được khám bệnh, điều trị kịp thời. Thầy thuốc sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe chống lại stress, khắc phục hậu quả của stress.
Phải nhớ rằng stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng, tránh xa nó để có cuộc sống vui vẻ, thoải mái.
Bác sĩ Thanh Tâm (Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội)
(Theo Người lao động)
Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu Mẹ tôi năm nay 54 tuổi, bà bị cao huyết áp cùng với đái tháo đường hơn một năm nay, trong phác đồ điều trị có thuốc lợi tiểu. Tôi xin hỏi khi dùng thuốc lợi tiểu kéo dài như vậy cần phải lưu ý những gì? Nguyễn Minh Hồng(Hà Nội) Thuốc lợi tiểu là các thuốc có tác dụng làm tăng bài...