Cứ để con được… sai
Con luôn nghĩ, trong cuộc đời này chẳng ai mong muốn mình sẽ mắc sai lầm hay vấp ngã. Nhưng nếu có thể, con vẫn luôn mong bố mẹ hãy cứ để con được… sai.
Hình minh họa: Phụ Nữ Việt Nam
Từ hồi học cấp 2, bố mẹ đã hướng cho con theo học chuyên Toán, ngay cả khi thầy cô ở trường cũng nói con có năng khiếu môn Văn. Bố than phiền: “Trước đây mẹ mày học chuyên Văn, tối ngày mơ màng thơ thẩn, tốn bao nhiêu thời gian đọc sách viết lách. Cuối cùng tiền viết văn chẳng đủ mua rau, lại lận đận học thêm bằng kế toán rồi mất bao thời gian để học lên…”.
Con hiểu rằng trong mắt bố mẹ, con đường văn chương là một lựa chọn sai lầm và mẹ muốn con rút kinh nghiệm bằng cách tránh xa lối đi ấy. Nhưng bố mẹ à, nếu mê đắm những trang văn và trở thành một người viết văn chuyên nghiệp là một sai lầm, hãy cứ để con được lựa chọn nó và được sai bởi con cảm thấy không niềm vui nào sánh bằng khi con cầm bút viết.
Video đang HOT
Cấp 3, rồi đại học, bố mẹ nhắc nhở: “Chỉ nên tập trung vào chuyện học hành thôi con! Tình yêu tuổi học trò rồi sẽ qua nhanh, rồi sau này con sẽ quen, yêu và cưới một người nào đó cùng cơ quan hoặc do bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu. Khi ấy, công việc ổn định, áp lực học hành đã qua, mọi mối quan hệ đều được nghiêm túc xem xét…”. Con biết bố mẹ từng yêu người bạn cùng lớp, cùng trường của mình và tình cảm ấy đã sớm kết thúc. Cuối cùng, bố và mẹ quen nhau do một người bạn cùng cơ quan của bố giới thiệu.
Bố mẹ nói, những người trưởng thành thường biết cách làm chủ tình yêu và không để nó ảnh hưởng đến những việc khác. “Còn trẻ, con cứ lo học cho tốt thôi!”. Con hiểu rằng khi đã có được người bạn đời mình cần, bố mẹ sẽ nhìn những tình yêu đi qua một cách hời hợt và lãnh đạm hơn. Nhưng bố mẹ à, tình yêu thuở học trò, tình yêu thời sinh viên luôn là những trạng thái cảm xúc đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Là người có kinh nghiệm, chắc chắn bố mẹ đều hiểu rằng, những mối quan hệ tốt đẹp và bền lâu thường bắt đầu khi người ta đã trưởng thành. Thế nên, bố mẹ hãy cứ để con được yêu, được lựa chọn người mình yêu và sẵn sàng chấp nhận sai nếu đến cuối cùng bọn con không thể đi cùng nhau một đoạn đường dài hơn nữa!
Theo thời gian, kinh nghiệm sẽ đến. Đó cũng chính là một trong những lý do con thích ngồi chuyện trò cùng bố mẹ, thích nghe bố mẹ kể những câu chuyện ngày xưa, muốn nghe bố mẹ chia sẻ những bài học trong quá khứ. Con trân trọng những điều đó nhưng hơn cả, con trân trọng tuổi trẻ của mình. Mỗi người chỉ có một lần tuổi trẻ và con không muốn trở thành một cỗ máy hoàn hảo, chỉ biết chăm chăm đi theo những đường đi nước bước bố mẹ vạch ra, chỉ để tránh sai lầm và vấp ngã. Đôi khi, cách tốt nhất để con người ta trưởng thành là học hỏi từ những lỗi sai của chính mình. Bởi thế, hãy cứ để con được tự mình trải nghiệm, tự mình sai và đúc rút kinh nghiệm, được không bố mẹ?
Theo VNE
Gã chồng... bẻm mép!
Hai vợ chồng tôi vốn là bạn học từ thời phổ thông. Tôi từng bị "hắn" đánh gục bởi tài ăn nói rất có duyên. Nhưng bây giờ thì cái sự "có duyên" ấy lại khiến tôi hết sức khó chịu...
Nhiều lần, tôi phải hét lên: "Anh có im đi không? Tôi không thích một gã bẻm mép như anh xuất hiện trong căn nhà này!". Đó là những lúc anh phạm "trọng tội" rồi cố gắng "uốn ba tấc lưỡi" để "đánh thức lòng vị tha" ở tôi.
Một lần, "hắn" đi nhậu với bạn bè tới 3 giờ sáng mới về. Không chỉ say quắc cần câu mà trên cổ áo còn có một vết son đỏ chót. Sáng dậy, tôi đang sửa soạn "hỏi tội" thì đã thấy "hắn" trong bộ quần áo tinh tươm, bước vào phòng với bộ mặt tươi tắn cùng ly cà phê sữa trên tay: "Hôm qua chắc em bực mình với anh lắm phải không? Thôi, đây là lần cuối, chứ không bao giờ anh để cho lũ bạn hư hỏng dụ dỗ nữa đâu". Vừa nói, "hắn" vừa nhẹ nhàng đặt ly cà phê ngay trước mặt tôi. Nhìn cửa nhà gọn gàng vì mới được dọn dẹp, sắp đặt cẩn thận, lại thấy cu con đã diện bộ quần áo mới, sẵn sàng lên xe bố chở đến trường, tôi thở dài, thôi thì đành tha thứ vậy!
Nhưng chỉ được ít bữa, "hắn" lại phạm "trọng tội". Lần này không phải là chuyện nhậu nhẹt, em ún, mà là cờ bạc mới khiếp chứ!
Hôm đó, "hắn" vừa lĩnh lương, bình thường thì "hắn" cầm cả xấp tiền gần chục triệu về đưa cho vợ, kèm câu nói đùa bằng cái giọng "trịch thượng": "Có cầm không thì bảo!", rồi toét miệng ra cười: "Cả tháng mới có một lần duy nhất được quyền ... quát tháo vợ". Nhưng lần này thì "hắn" im như thóc, về nhà lỉnh ngay vào phòng, rồi gọi điện thì thụt to nhỏ gì đó với một người bạn. Tôi cố gắng nghe lén xem "hắn" nói những gì. Hóa ra, trưa nay sau khi nhận lương thì mấy tay bạn cùng cơ quan "tranh thủ" gầy sòng đánh bài ăn tiền. Vì thời gian hạn hẹp, mà tay nào cũng "đằng đằng sát khí" nên số tiền đặt cho mỗi ván tăng chóng mặt, từ 50.000 đồng lên đến 500.000 đồng. Chồng tôi thua gần như nhẵn túi. "Mình đúng là ... đỏ tình đen bạc, mấy bữa nay được bà xã cưng chiều hết cỡ, y như rằng cầm mấy lá bài ... đen như mõm chó mực". Giờ ông cho tôi vay tạm rồi ít hôm tôi kiếm khoản nào đó trả lại", chồng tôi van vỉ trong máy điện thoại.
Cơm đã dọn xong, mãi mới thấy "hắn" mò xuống. Tôi định bụng để xem "hắn" có gan "tự thú trước bình minh" hay không, nên chẳng nói gì, cố gắng giữ thái độ bình thường. Vừa bưng bát cơm nhai trệu trạo như bò nhai rơm, hắn vừa tỏ vẻ buồn bã, y hệt như một cậu học trò không thuộc bài đứng trước mặt cô giáo. Cuối cùng thì "hắn" cũng mở lời: "Anh vừa làm một việc có lỗi với em...". Chỉ cần nghe đến đó, tôi đã biết những điều "hắn" sẽ nói là những gì. Tôi định bụng sẽ làm một trận ra trò, để chồng tôi chừa "tiệt nọc" những thói hư tật xấu. Nhưng quả là những lời lẽ và cả thái độ "thành khẩn" của "hắn" khiến tôi... mềm lòng. Thế là, câu răn dạy của cha mẹ mà tôi học từ thuở nhỏ "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" bỗng văng vẳng trong đầu. Tôi nhỏ nhẹ: "Thôi lỡ rồi, để em lấy tiền để dành xài đỡ tháng này. Từ giờ anh đừng như thế nữa!". Hắn vội ôm chầm lấy tôi, hôn tới tấp...
Nhiều ngày sau đó, "hắn" trở nên cực kỳ "dễ thương", đặc biệt là trong nhiều tình huống, tôi chưa kịp "bày tỏ mong muốn" là "hắn" đã "đánh hơi" được, và "đáp ứng" ngay tắp lự. Tôi lấy làm "đắc thắng" lắm! Nhưng thật bất ngờ, mới đây có một cô bạn gọi điện cho tôi với giọng hốt hoảng: "Bà đến ngay bệnh viện phụ sản X., chồng bà đang đưa một con nhỏ bụng to đùng vô trong đó". Tôi nghe mà không tin vào tai mình nữa. Không dám đi xe máy, sợ cơn xúc động khiến tay lái mất tự chủ, tôi phải gọi taxi. Đến nơi, quả nhiên thấy "hắn" đang ngồi bên một thiếu phụ bụng bầu chừng 7 tháng. Vừa nhìn thấy tôi từ đầu hành lang, "hắn" vội vã chạy tới kéo tôi vào một góc dưới chân cầu thang: "Để anh giải thích, em đừng hiểu nhầm. Bây giờ thì em hãy về nhà nghỉ ngơi đi đã...".
Tôi gục xuống, cổ họng đắng ngắt. Bên tai vẫn văng vẳng những lời nghe đã quá quen tai. Chẳng lẽ, đến giờ này mà "hắn" còn lẻo mép được nữa sao?
Theo VNE
Khi mẹ tôi... nhớ mẹ Mẹ tôi sinh năm 1947, năm nay 67 tuổi. Bà tôi sinh năm 1907, bà thuộc về thế hệ của những chị Dậu trong "Tắt đèn". Năm nay, tôi 24. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiếc nón ba tầm. Khi tôi sinh ra, bà đã qua đời. Qua những câu chuyện của mẹ, dù chưa bao giờ được gặp bà,...