Cú đáp trả xứng đáng của Nga trước sự mở rộng NATO
Chuyên gia Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cho rằng, việc Nga giúp đỡ Nicaragua là sự đáp trả xứng đáng cho việc NATO mở rộng.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, việc hợp tác với các nước Mỹ La tinh có thể là hướng đi có tính chiến lược với Nga. Theo họ, nếu tham gia vào việc bảo vệ kênh liên đại dương mới ở Nicaragua, Nga sẽ giành chiến thắng về mặt chiến lược, kinh tế.
Tổng thư ký Trung tâm nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Chen Jurong cho biết, các yếu tố kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng ở đây, yếu tố an ninh quan trọng hơn. Trước hết, xét theo khía cạnh địa chiến lược, việc Mỹ tăng cường xuất hiện ngay cạnh biên giới Nga buộc nước này phải nghĩ tới tăng cường hiện diện quân sự ở Mỹ La tinh.
Theo ông này, chiến lược tăng cường hợp tác với các nước Mỹ La tinh là một phản ứng tự nhiên của Nga trước việc NATO tăng cường hiện diện ở Đông Âu.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga Lavrov và Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega.
“Sự mở rộng hiện diện quân sự của Nga ở các nước Mỹ La tinh là sự đáp trả xứng đáng trước thực tế NATO tăng cường hiện diện ở biên giới Nga: từ việc triển khai các hệ thống tên lửa liên lục địa ở Đông Âu tới những cuộc tập trận tại các nước Baltic”.
Quá trình xây dựng kênh đào liên đại dương ở Nicaragua bắt đầu từ ngày 22/12/2014. Dự án này có mức đầu tư 50 tỷ USD, do công ty Trung Quốc HKND làm nhà đầu tư chính. Theo dự tính, mỗi năm có khoảng 510.000 tàu thuyền qua lại kênh này. Mỗi tàu chỉ mất 30 tiếng để đi từ Đại Tây Dương tới Ấn Độ Dương. Đây sẽ là tuyến thông thương mới thay thế cho kênh đào Panama.
Theo Kiến Thức
Mỹ lợi dụng tình hình Ukraine để "dòm ngó" công nghệ quân sự Nga
Theo Sputnik, phía Mỹ đang tìm cách trục lợi từ tình bình bất ổn ở Ukraine theo một cách khác: thu thập thông tin tình báo về công nghệ quân sự của Nga.
"Đương nhiên, chúng tôi đang tranh thủ cơ hội này để tìm hiểu những gì đang xảy ra ở Crimea và Đông Ukraine, nơi quân đội Kiev đang bố trí radar chống đạn" - Tướng Ben Hodges, Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu, phát biểu trong một hội thảo hôm thứ Ba vừa qua.
Tướng Hodges đang nhắc đến hệ thống 20 radar chống đạn cối được Mỹ thuộc gói viện trợ trị giá 118 triệu USD của Mỹ gửi tới Ukraine.
Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu đánh giá, hệ thống này đang hoạt động hiệu quả hơn dự kiến, và qua thông tin từ radar, quân đội Mỹ đã rút ra được nhiều bài học từ cách quân đội Ukraine đáp trả lại những màn đạn pháo từ bên kia chiến tuyến.
Radar chống đạn cối do quân đội Mỹ viện trợ cho Ukraine. Ảnh: Google Images
Các quan chức quân đội Mỹ cũng cho biết, chiến sự Ukraine cũng cho quân đội Mỹ cơ hội tìm hiểu thêm về các mối đe dọa trong mảng công nghệ thông tin, ví dụ như đánh cắp thông tin về vũ khí cũng như các cơ quan tình báo.
Tập đoàn vũ khí và công nghệ Rostec của Nga tiết lộ rằng năm ngoái, họ đã từng xâm nhập vào hệ thống tình báo Mỹ thông qua một chiếc máy bay không người lái bay trên không phận Crimea.
Quân đội Mỹ hi vọng, sự cố này sẽ giúp họ có thêm hiểu biết về cách thức cải thiện và bảo vệ mạng lưới công nghệ tình báo mà họ đã bỏ ra hàng tỉ USD để phát triển.
"Phía Nga đã cho thấy khả năng của họ trong cuộc chiến công nghệ thông tin điện tử, điều này khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các mạng lưới tình báo tại đây, nhất là khi chúng không được bảo mật" - Tướng Hodges phát biểu.
Theo Đại Lộ
Bày binh bố trận tinh vi, phương Tây vẫn thua Putin Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã "bày binh bố trận" một cách quy mô và tinh vi với thứ "vũ khí độc chiêu" nhằm hạ gục Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều bẽ bàng cho phương Tây là dù đã cố hết sức, thế trận của họ vẫn sụp đổ trước ông chủ điện Kremlin quyền lực. Tổng thống Putin...