Cư dân mạng xôn xao vì clip cầu hôn của Wanbi Tuấn Anh
Những ngày gần đây, dân tình trên mạng đang xôn xao truyền link cho nhau đoạn clip cầu hôn đầy lãng mạn mà nhân vật nam chính là Wanbi Tuấn Anh.
Clip cầu hôn của Wanbi Tuấn Anh khiến dân tình xôn xao
Trong đoạn clip này, Wanbi quỳ xuống cầu hôn một cô gái xinh đẹp ngay trước cổng Nhà thờ Đức Bà trước sự chứng kiến của hàng trăm người. “Nối máy” với Wanbi Tuấn Anh, anh ấy cho biết mình đang tham gia tour diễn dài ngày ở miền Bắc và cũng mới được fan thông báo về đoạn clip này.
Nhưng Wanbi đã “trấn an” fan rằng đây không phải là chuyện thật mà chỉ là những cảnh quay nằm trong MV mới chuẩn bị xuất xưởng của anh ấy thôi. “Đây là cảnh lãng mạn nhất trong MV mới của Wanbi. Cảnh quay này đạo diễn phải huy động mấy chục bạn trong FC của Wanbi làm diễn viên quần chúng, có lẽ các bạn đã quay lại và tự dựng đoạn clip này để làm món quà tặng bất ngờ dành cho Wanbi” – Wanbi cho hay.
Video đang HOT
Hình ảnh Wanbi Tuấn Anh trong MV mới
Cũng nhân dịp này, Wanbi Tuấn Anh đã “kí gửi” cho bọn tớ ca khúc mới nhất của anh chàng mang tên Phải làm thế nào. Cùng “check” ngay qua “hàng nóng” nào!
Ca khúc “Phải làm thế nào” của Wanbi Tuấn Anh
Theo PLXH
Một thoáng Sài Gòn
Sài Gòn là nơi tập trung những "đặc sản" của tất cả các miền đất, có lẽ sự hỗn hợp và "đa mang" ấy lại trở thành một nét đặc biệt khó quên của thành phố không ngủ này.
Sài Gòn gắn liền với những cơn mưa, mưa Sài Gòn được coi là "đặc sản" hiếm nơi nào có được. Vừa nắng gay gắt đấy nhưng vài phút sau trời dịu lại, ầm ì vài tiếng sấm, thế là mưa! Dễ dàng quá!
Đôi khi chẳng cần đến vài đám mây đen mà chỉ là một trận gió mạnh hay tiếng ầm ì cũng đủ làm mưa xối xả, người đi đường chỉ kịp chạy vào mái hiên, vừa lấy áo mưa ra khoác vào người trời lại ngừng mưa và nắng có phần gay gắt hơn lúc trước!
Mưa Sài Gòn thường đột ngột, nặng hạt và ngắn ngủi. Nhưng cũng chẳng thiếu những ngày mưa rơi rả rích, từng hạt thành những sợi dài chậm rãi, lặng lẽ như gặm nhấm tâm trạng của bất kỳ ai sống trong lòng nó, cứ thế kéo dài đến tận sáng hôm sau.
Chẳng có cái thú nào hơn là cuối tuần trời mưa thật lâu, ngồi bên cửa sổ hít hà hương thơm của tách café sữa nóng. Cảm giác ấy nhẹ nhàng, yên ổn như một khoảng tĩnh lặng cho riêng mỗi người để ngắm phố phường vội vã trong cơn mưa. Cái cảm giác như đứng yên chờ đợi ở trạm xe buýt, còn ngoài đường từng dòng xe, từng dòng người cứ mải miết đi qua...
Nguồn ảnh: farm3.static.flickr.com
Không rõ café Bệt ở Sài Gòn có từ lúc nào, nó là một cái gì đó vô hình hòa hợp giữa phố phường, con người, cây cỏ và tôn giáo.
Ngay trước khoảng công viên là Nhà Thờ Đức Bà, đứng sừng sững như khẳng định cái vẻ cổ kính, đức tin và hòa hợp với mọi người của chính nó. Bờ tường cất lên bởi những viên gạch nung đỏ không tô vẽ, quét sơn, khung mái vòm như bàn tay của Đức Mẹ, Đức Chúa che chở cho các con chiên của họ. Chiều về, ánh nắng đổ nghiêng xuống phản lên màu gạch đỏ một nét gì đó đẹp lạ lùng và làm mê ly bao con mắt!
Café Bệt như một cách thưởng thức rất thiên nhiên và bình dân, không phân biệt giàu hay nghèo hay tôn giáo...nó dành cho một ai đó muốn ngồi bệt xuống nơi này, uống một ngụm café và hít một hơi thật sâu, xua đi mệt mỏi, căng thẳng.
"Bệt nhé, 5.30 chiều nay!"...Café Bệt trở thành chỗ hẹn quen cho đám bạn bè tụ tập. Họ ngồi đó, nghêu ngao những bài ca cuộc đời với cây đàn ghita, hay cùng với ông lão vẫn đàn dạo ở đó như một phần không thể thiếu của "Café Bệt!"...
Thưởng thức mùi thơm café, lắng nghe tiếng đàn, tiếng chuông nhà thờ rung lên từng hồi, xen lẫn trong đó là nhịp thở vội vàng của những con người đi qua thì chẳng còn muốn ngồi trong những quán sang trọng với máy lạnh, đèn mờ, nhạc xập xình hay du dương, những kiểu cách trang trí đẹp mắt trở thành điều gì đó quá "xa xỉ" và lỗi mốt!
Nguồn ảnh: xemblog.com
Mỗi con hẻm của Sài Gòn như một cái chợ be bé được bày bán đủ thứ. Nào rau quả, thịt thà, vải vóc, giày dép, tạp hóa.... Sạp nào cũng be bé, một phần nằm trong khoảng trước nhà và một phần nằm hẳn ra ngoài lề. Những phiên chợ như thế chỉ bắt đầu từ 6h sáng đến khoảng 12h trưa rồi vãn.
Ở Sài Gòn có hàng trăm con hẻm bé xíu, còn chiều dài thì hình như vô tận bởi chúng cứ nối liền với nhau bằng những khúc quanh cũng bé xíu và chật chội như thế. Vậy mà hàng ngày bao nhiêu con người vẫn sống như thế qua mấy thế hệ, chẳng biết con hẻm nhỏ bé đó có kéo con người ta lại gần nhau hơn hay không?
Chiều Sài Gòn đổ nắng chang chang trên từng con đường, trải dài trên cả hàng me xanh rờn trên đường Lý Tự Trọng. Từng dòng xe cứ trôi qua nhau không định lượng. Một ngày trôi qua trên những con hẻm với những không khí khác hẳn nhau. Sáng đông đúc và ồn ào với đủ tiếng cười nói, trả giá, thỉnh thoảng có tiếng gọi nhau í ới.
Từ giữa trưa trở về chiều những con hẻm lại gọn gàng và sạch sẽ, trẻ con ùa ra chơi làm ồn ào cả một khoảng rộng. Thỉnh thoảng có những hàng bán với đủ loại: nghêu, sò, ốc, càng ghẹ, ốc dừa, trứng vịt lộn, và những loại ốc mà ở quê mình chắc chưa bao giờ biết đến.
Nguồn ảnh: vn.360plus.yahoo.com
Kể ra cái thú ăn vặt ở Sài Gòn cũng muôn hình vạn trạng, người ta tách đôi con sò lông, sò huyết rồi đặt lên vỉ trên bếp than hồng, để đó một lúc rồi lại rưới mỡ hành lên, xèo xèo một chút xíu rồi bày ra dĩa chấm với muối tiêu chanh hoặc mắm me rắc một ít lạc đâm nhuyễn.
Buổi đêm là một trạng thái hoàn toàn khác của nhưng con hẻm Sài Gòn, im lặng và vắng vẻ, run rẩy như một đứa trẻ lạc nơi đường phố! Nhưng chỉ một vài bước chân từ hẻm ra đến đường phố không khí đã khác hoàn toàn: nhộn nhịp, ồn ã, vui tươi và lung linh ánh sáng!
Nguồn ảnh: ddth.com
Sài Gòn là nơi tập trung những "đặc sản" của tất cả các miền đất, có lẽ sự hỗn hợp và "đa mang" ấy lại trở thành một nét đặc biệt của nó!
Theo PNO
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn Nhà hát Thành Phố, bưu điện Trung Tâm, nhà thờ Đức Bà... là những công trình kiến trúc Pháp tuyệt đẹp và là những điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn. Nhà hát Thành phố Nhà hát về đêm. Các phù điêu ở mặt tiền nhà hát. Nhà hát thành phố tọa lạc trên con đường ồng Khởi (Q.1)...