Cư dân mạng Trung Quốc ’soi’ kho vũ khí Việt Nam (1)
Mới đây trên mạng Sina quân sự của Trung Quốc xuất hiện hàng loạt ảnh các loại vũ khí của Việt Nam trong sự so sánh với vũ khí tương đương của Trung Quốc.
Trang mạng Sina viết: “Việt Nam trong suốt những thập kỷ qua đã tích cực mua nhiều nhiều vũ khí mới từ khẩu súng trường cho đến tàu chiến, tên lửa, máy bay để trang bị cho quân đội. Mặt khác, Việt Nam cũng tích cực phát triển công nghiệp quốc phòng. Tất nhiên công nghiệp quốc phòng Việt Nam chỉ mới đủ để cải thiện trang thiết bị hiện có hoặc sản xuất được từng bộ phận các vũ khí chiến đấu chính, chẳng hạn như việc nâng cấp xe tăng T-55″.
Trang mạng này cũng tự cao tự đại khi viết rằng: “Nhưng khả năng này so với quân đội Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách lớn”.
Lần lượt, trang mạng này đã đưa ra các hình ảnh của hầu hết vũ khí trang bị lớn mà Việt Nam có và đặt bên cạnh là những vũ khí của Trung Quốc. Không khó để nhận ra rằng tác giả của chùm ảnh này rất có dụng ý khi đặt một bức ảnh vũ khí Việt Nam bên cạnh vài bức ảnh vũ khí Trung Quốc. Ngoài ra, trong các bức ảnh vũ khí Trung Quốc, số lượng vũ khí trong ảnh luôn là một số nhiều.
Chẳng hạn ở chỗ so sánh không quân, trong khi ảnh chụp máy bay Việt Nam chỉ là một chiếc thì ảnh chụp máy bay Trung Quốc là cả một biên đội 4 chiếc. Hoặc tên lửa Scud của Việt Nam bị “áp đảo” trong một kho tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.
Xuyên suốt trong chùm ảnh hơn 70 chiếc, mô típ đó lặp đi lặp lại. Mục đích cuối cùng của tác giả chùm ảnh đó là nhằm “kết luận” sức mạnh quân sự Trung Quốc là vượt trội so với Việt Nam.
Tuy nhiên, câu kết, tác giả chùm ảnh này cũng viết một câu rất chính xác rằng: “ Sự tương phản lớn giữa hai quân đội sẽ được thấy rõ qua &’bản đồ’ các vũ khí chính. Tất nhiên, việc sử dụng vũ khí còn phụ thuộc ở con người, nếu chất lượng binh sỹ không tốt, ngay cả những vũ khí tốt nhất cũng chỉ là vật trang trí”.
Về điều này, lịch sử chiến tranh đã nhiều lần chứng minh là đúng. Chính người Trung Quốc đã nếm trải thất bại của chiến thuật “biển người” – vốn đã ám ảnh người Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên thập niên 1950 nhưng lại bị thất bại cay đắng ở cuối thập niên 1970.
Các vũ khí Việt Nam được dẫn ra trong chùm ảnh này đối với độc giả Việt Nam rất phổ biến và không có gì bí mật. Tuy nhiên, để cung cấp cho độc giả thêm kiến thức về vũ khí của Trung Quốc, chúng tôi xin đăng lại chùm ảnh này. Do dung lượng của chùm ảnh quá lớn, chúng tôi tạm chia tách ra thành 3 phần: Lục quân, Không quân, Hải quân để độc giả tiện theo dõi.
Sau đây là sự so sánh về vũ khí Lục quân của Việt Nam và Trung Quốc:
Tên lửa chiến thuật Scud của quân đội Việt Nam.
Tên lửa chiến thuật Dongfeng-11 của Quân đoàn pháo binh thứ 2 Trung Quốc.
Tên lửa Dongfeng-31A của Quân đoàn pháo binh thứ 2 Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo Dongfeng-21C.
Tên lửa dongfeng-15B.
Video đang HOT
Tên lửa Dongfeng-15 của Trung Quốc.
Pháo tự hành 152mm của Việt Nam.
Pháo tự hành 155mm của Trung Quốc.
Pháo tự phát triển của Việt nam.
Xe pháo 122m Trung Quốc.
Xe pháo tự phát triển của Việt Nam.
Pháo tự hành 122m 8X8 của Trung Quốc.
Xe tăng T-55 của Việt Nam.
Xe tăng chủ lực kiểu 59D của Trung Quốc.
Xe tăng chủ lực đã được nâng cấp T-55M3 của Việt Nam.
Xe tăng chiến đấu kiểu 96A của Trung Quốc.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 của Việt Nam.
Xe tăng kiểu ZTZ99 của Trung quốc.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Việt Nam.
Xe chiến đấu kiểu mới của bộ binh TQ.
Xe chiến đấu bộ binh kiểu 86A do Trung Quốc cải tiến.
Đội đặc nhiệm chống khủng bố của Việt Nam.
Đặc công đoàn M26 hải quân đánh bộ Việt Nam trong huấn luyện.
Nhóm hoạt động đặc biệt của Trung Quốc trong cuộc diễn tập ở Thẩm Dương.
Lực lượng đặc biệt Trung Quốc.
Súng trường tấn công ngắn cỡ nòng 5,8mm của Trung Quốc.
Súng trường tấn công Tar-21 của lực lượng đặc biệt Trung Quốc.
(còn nữa)
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Không quân Việt Nam sắp nhận máy bay C-295 đầu tiên?
Với tiến độ chế tạo nhanh, có khả năng Việt Nam sẽ nhận được chiếc máy bay vận tải quân sự C-295 đầu tiên vào cuối năm nay.
Phát biểu với tạp chí Flight Global hồi đầu tháng 6 vừa qua, Giám đốc công ty Airbus DS (công ty con của Tập đoàn hàng không Airbus châu Âu), ông Antonio Rodríguez Barberán cho biết rằng, hiện nay, tại cơ sở chế tạo máy bay của công ty ở gần San Pablo (Tây Ban Nha) đang trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng đối với 3 chiếc máy bay vận tải C-295 (một cho Ecuador, một cho Ai Cập và chiếc còn lại cho Không quân Việt Nam). Ngoài ra còn có một chiếc CN-235 cũng đang được chế tạo cho lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ.
Ông Barberán chính thức tiết lộ rằng, Ecuador và Việt Nam là hai trong nhiều khách hàng mới, đã đặt mua 3 máy bay vận tải C-295 của Airbus DS cho mỗi nước. Trong đó, riêng Ecuador đã nhận được chiếc C-295 đầu tiên vào hôm 6/6 vừa qua, hai chiếc còn lại sẽ được tiếp tục bàn giao cho quốc gia này vào cuối năm nay.
Không quân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể sức mạnh sau khi biên chế thêm 3 máy bay vận tải quân sự C-295 của châu Âu.
Mặc dù ông Barberán không tiết lộ thời điểm bàn giao máy bay C-295 đầu tiên cho Không quân Việt Nam, tuy nhiên chiếc C-295 thứ hai của Ecuador cùng chiếc đầu tiên cho Việt Nam đang trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng cho thấy, có khả năng cao chúng ta cũng sẽ nhận được một máy bay vận tải quân sự đầu tiên của châu Âu vào cuối năm nay.
Giám đốc Airbus DS cho cho biết rằng, trong năm 2014 công ty này nhận được các hợp đồng để cung cấp tổng cộng lên tới 20 chiếc máy bay vận tải quân sự C-295 cho các khách hàng khác nhau. Số máy bay mới được đặt hàng này đồng nghĩa với việc Airbus phải hoạt động gần như hết công suất để đáp ứng yêu cầu bàn giao của các khách hàng cho năm 2014 và 2015. Chính vì vậy, không ngoại trừ khả năng 2 chiếc C-295 thứ hai và thứ ba cũng sẽ tiếp tục được bàn giao cho Không quân Việt Nam vào năm tới.
C-295 là một máy bay vận tải quân sự đa năng hạng trung được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa quân sự, binh lính ra chiến trường, cứu thương. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nền tảng phát triển biến thể tuần tra - chống ngầm trên biển C-295MPA Persuader và biến thể cảnh báo sớm - chỉ huy trên không C-295 AEW&C. C-295 có chiều dài 24,5 mét, sải cánh 25,81 mét, cao 8,6 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 23,2 tấn.
Máy bay này được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PW127G Hamilton Standard 586-F có công suất 2.650 mã lực/chiếc, giúp C-295 có thể đạt tốc độ tối đa 576 km/h, tốc độ hành trình 480 km/h.
Khoang hàng hóa của C-295 có thể lắp đặt 2-3 hàng ghế gập lại được mang theo 48 lính dù với đầy đủ trang bị hoặc 75 binh lính thông thường. Máy bay có 2 cửa nhảy dù một ở bên hông và một ở sau đuôi, khoang hàng hóa được điều áp đầy đủ. Khoang hàng hóa cũng có thể cấu hình cho nhiệm vụ y tế với ít nhất 27 cáng và 4 nhân viên y tế. Nó cũng có thể cấu hình cho chăm sóc y tế đặc biệt cho 12 bệnh nhân.
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576 km/h, tầm bay đạt 4.600 km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700 km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300 km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Đặc biệt là C-295 chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1 km (lần lượt là 670m và 320m).
Với khả năng hoạt động tuyệt vời đã được chứng thực của C-295 thì việc biên chế loại máy bay này sẽ tạo ra nhiều sức mạnh mới cho Không quân Việt Nam trong những năm tới.
Theo Đất Việt
Không quân Việt Nam mua 3 máy bay vận tải quân sự C-295 Phát ngôn viên Airbus DS vừa xác nhận rằng công ty này sẽ bán cho Việt Nam 3 máy bay vận tải quân sự C-295. Máy bay vận tải C-295 của Airbus. Theo IHS Jane's, công ty Airbus Defense thuộc Tập đoàn Hàng không Airbus châu Âu vừa xác nhận rằng họ sẽ bán cho Không quân Việt Nam 3 chiếc máy bay...