Cư dân mạng tham gia thử thách dịch thơ tiếng Anh sang thơ tiếng Việt, đọc xong ai nấy tròn mắt: Trời ơi, toàn cao thủ!
Netizen đã không trổ tài thì thôi, một khi “ra tay” đảm bảo không phải dạng vừa.
Bài thơ tình nổi tiếng (tương truyền là của William Shakespeare, một số nói của Bob Marley, tuy nhiên cũng có nơi khẳng định đây là tác phẩm của một nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin) mới đây lại trở thành chủ đề chính được cư dân mạng đem ra làm thử thách dịch thơ tiếng Anh sang thơ tiếng Việt.
Nguyên văn tiếng Anh của bài thơ:
You say that you love rain,
But you open your umbrella when it rains.
You say that you love the sun,
But you find a shadow spot when the sun shines.
You say that you love the wind,
But you close your windows when wind blows.
This is why I am afraid,
Video đang HOT
You say that you love me too.
Tạm dịch như sau: Em nói em yêu mưa/ Nhưng em lại mở ô khi trời mưa/ Em nói em yêu mặt trời/ Nhưng em lại đi tìm bóng râm khi mặt trời tỏa nắng/ Em nói em yêu gió/ Nhưng em lại đóng cửa sổ khi gió lùa/ Đó là lý do tôi sợ/ Em nói em cũng yêu tôi.
Rất nhiều tài năng “ẩn thân” đã xuất hiện và tham gia thử thách dịch thơ sang đủ phong cách từ Lục bát, Song thất lục bát, Ngũ ngôn đến Thất ngôn tứ tuyệt… Mỗi người một phong cách, ai cũng hay và truyền tải được thông điệp bài thơ muốn nói đến.
Cùng tham khảo những bản dịch thơ giàu thanh điệu, đầy cảm xúc sau đây!
Dù có một số bài lấy ý thơ gốc rồi viết lại thành một bài thơ khác, không còn là dịch thơ nữa nhưng vẫn không thể không công nhận các bạn trẻ thật tài năng. Dịch đúng đã khó, dịch hay và bay bổng còn khó gấp bội. Thế mới biết xung quanh chúng ta toàn thi sĩ giấu mặt thôi.
Trước đó, bài thơ tình tiếng Anh này cũng là nguồn cảm hứng để tác giả Lê Tiên Long phỏng dịch theo phong cách nhà thơ Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… và nhận về nhiều sự yêu thích, ngưỡng mộ.
Qua một bài thơ tình, cũng có thể thấy tiếng Việt của chúng ta phong phú và kỳ diệu đến mức nào.
Tấm biển tại khu du lịch Thái Bình dùng "chị Google dịch" đã được sửa
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bức hình chụp lại cổng chào ở một khu du lịch ở Thái Bình. Nhìn qua thì chẳng có gì bất thường cho đến khi soi kỹ thì thấy dòng chữ: "Biển Cồn Vành hẹn gặp lại. Sea Alcohol Rim See You Again" có vẻ sai sai.
Nguyên nhân chính là từ cụm "alcohol rim". Với những người biết tiếng Anh thì rõ ràng đây là một lỗi sai khó có thể chấp nhận và nhiều người đoán rằng có lẽ nó là sản phẩm của Google dịch. Theo đó, nó dịch ra khá ngô nghê rằng "alcohol là cồn, rim là vành", vậy là ghép lại chúng ta sẽ được cái tên Cồn Vành.
Tấm biển "alcohol rim" gây xôn xao cộng đồng mạng. (Ảnh: Facebook)
Liên quan đến sự việc này, theo thông tin trên VTC News, tối 12/4, ông Tô Mạnh Biên - Trưởng ban quản lý khu du lịch Cồn Vành (Tiền Hải, Thái Bình), đơn vị đã đặt làm chiếc biển trên để chuẩn bị đón du khách đến với khu du lịch sinh thái Biển Cồn Vành vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.
Phải chăng lỗi sai bắt nguồn từ việc ghép từng từ với nhau. (Ảnh: Chụp màn hình)
Tuy nhiên, vào chiều 11/4, trong lúc lực lượng chức năng đang di chuyển chiếc biển ra để chuẩn bị treo lên thì một số giáo viên tiếng Anh đưa đoàn học sinh đến thăm quan đã phát hiện ra lỗi sai trên biển. Nhận được thông tin, Ban quản lý khu sinh thái đã nhanh chóng yêu cầu phía làm biển sửa lại.
Đến chiều 12/4, chiếc biển có in dòng chữ: "Con Vanh beach see you again" đã được đơn vị thi công lắp đặt lại.
Dòng chữ đã được sửa đúng nghĩa. (Ảnh: Beatvn)
Trước đó, khi tấm biển dịch sai tên biển Cồn Vành được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người đã nhanh chóng bắt kịp trend dịch tên nhiều địa điểm sang tiếng Anh. Trong đó nhiều cụm từ được đưa ra khiến cư dân mạng chỉ còn biết "đứng hình". Như biển Bãi Cháy, Quảng Ninh là "Beach fire"; Cát Bà, Hải Phòng là "Island sand grandmother"; Cửa Lò, Nghệ An là "Door Oven"; Mỹ Khê - Đà Nẵng là "USA Khe"; Tiên Trang, Thanh Hóa là "First Page"; Hòn Ông, Nha Trang là Ball Grandfather...
Tất nhiên những cái tên trên được dịch sai và nó chỉ được tạo ra để mang niềm vui đến cho mọi người mà thôi.
Cát Bà, Hải Phòng là "Island sand grandmother"... (Ảnh: Beatvn)
Bãi Cháy, Quảng Ninh là "Beach fire". (Ảnh: Beatvn)
Thực tế, hiện nay ứng dụng Google dịch được khá nhiều người sử dụng bởi sự tiện lợi, dễ dàng. Với ứng dụng này, chúng ta có thể nhanh chóng dịch nghĩa một từ hoặc cả đoạn dài sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả với người có hạn chế về ngoại ngữ bởi độ chính xác chỉ khoảng 50-70%.
Google dịch thường sẽ làm việc khá máy móc theo quy tắc "word by word" (dịch từng từ ghép vào nhau), chính vì lẽ đó mà có nhiều câu khi được dịch sang sai nghĩa hoặc sai ngữ pháp hoàn toàn. Đã có không ít trường hợp rơi vào cảnh dở khóc dở cười xuất phát từ việc dùng ứng dụng này.
"Kính trọng" chứ không phải "tấm kính - Glasses". (Ảnh: Facebook)
Một trường hợp khiến người nhìn "cạn lời". (Ảnh: Facebook)
Mặc dù không rõ tấm biển tại khu du lịch Cồn Vành trên có thực sự dùng Google dịch hay không nhưng dù sao chúng ta cũng nên cân nhắc và kiểm tra kỹ lại nếu sử dụng công cụ này hỗ trợ nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN
Từ điển Gen Z: "Fishu" là gì? Đây không phải tiếng nước ngoài đâu mấy bạn, mà là tiếng của Gen Z đấy! Cõi mạng biến chuyển từng ngày, bạn chỉ cần cập nhật chậm một chút thôi là sẽ thành "người tối cổ" ngay. Hệ thống từ lóng, tiếng lóng sử dụng trên MXH không phải ngoại lệ. Nếu 8X, 9X có từ điển teencode riêng thì Gen Z...