Cư dân mạng phẫn nộ với ảnh người Israel cười khi xem pháo kích Gaza
Một bức ảnh chụp người dân Israel cười khi xem các vụ pháo kích trong đêm nhằm vào Dải Gaza đã gây phẫn nộ cộng đồng mạng, trong bối cảnh căng thẳng giữa Israel và phong trào vũ trang Hamas leo thang trong những ngày gần đây.
Bức ảnh gây tranh cãi do phóng viên Đan Mạch ghi lại.
Allan Sorensen, phóng viên tại Trung Đông của tờ Kristeligt Dagblad (Đan Mạch) đã chụp được bức ảnh gây tranh cãi vào tối ngày 9/7 tại Sderot, một thành phố của Israel nhằm cách Gaza chỉ khoảng 2 km.
Bức ảnh cho thấy người dân Israel tại Sderot tập trung trên một quả đồi để xem và ăn mừng các cuộc pháo kích của quân đội Israel nhằm vào Dải Gaza.
Phóng viên Sorensen đã đăng bức ảnh lên mạng xã hội Twitter với chú thích: “Rạp chiếu phim ở Sderot. Người Israel mang ghế lên đồi để theo dõi các thông tin mới nhất từ Gaza. Mọi người đã vỗ tay khi các vụ nổ vang lên”.
Chỉ vài ngày sau khi được đăng tải hôm 10/7, bức ảnh của Sorensen đã được chia sẻ lại hơn 9.000 lần.
Video đang HOT
Bức ảnh cũng gây giận dữ và phẫn nộ trong cộng đồng mạng, khi nhiều người đặt câu hỏi về lương tâm đạo đức khi người dân theo dõi và ăn mừng các hành động pháo kích như vậy.
Một cư dân mạng còn bình luận rằng những người giống như trong bức ảnh đang “khuyến khích văn hóa chết chóc”.
Căng thẳng giữa Israel và phong trào Hamas, vốn kiểm soát Dải Gaza kể từ năm 2007, đã leo thang gần đây sau vụ sát hại 3 thanh niên Israel ở Bờ Tây và một thanh niên Palestine ở Jerusalem.
Đầu tuần trước, Israel đã phát động một chiến dịch quy mô lớn nhằm vào Dải Gaza, vốn làm hơn 80 người Palestine thiệt mạng cho tới nay, nhiều trong số họ là phụ nữ và trẻ em.
Từ Gaza, phong trào Hamas đã bắn tên lửa vào Israel. Giới chức Israel cho biết, tính tới ngày 11/7, chưa có ai thiệt mạng vì tên lửa của Hamas. Hầu hết các tên lửa từ Gaza vào Israel không gây thiệt hại lớn nhờ có hệ thống phòng không Vòm Sắt, vốn đã đánh chặn được ít nhất 70 tên lửa.
An Bình
Theo Dantri/RT
Quan hệ ngoại giao Mỹ - Israel bất ngờ căng thẳng
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có một phát ngôn khiến Thủ tướng Israel phản ứng mạnh mẽ hôm 2/2, sau khi ông Kerry cảnh báo Israel có thể đối mặt với tẩy chay kinh tế nếu không đạt được hiệp ước hòa bình với người Palestine.
Thủ tướng IsraelBenjamin Netanyahu (trái) giận dữ trước bình luận của ông Kerry
Phát biểu trước báo giới hôm Chủ nhật, thủ tướng Israel tuyên bố những nỗ lực nhằm tẩy chay nhà nước Israel là vô đạo đức, bất công, và sẽ không đạt được ý đồ mong muốn.
"Thứ hai, không áp lực nào có thể khiến tôi từ bỏ những lợi ích sống còn của nhà nước Israel, đặc biệt là an ninh của người dân Israel. Vì hai lí do trên, những đe dọa tẩy chay nhà nước Israel sẽ không đạt được mục đích".
Phát biểu của ông Netanyahu được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Kerry cảnh báo về khả năng Israel phải chịu những tác động kinh tế.
"Với Israel, các tác động kinh tế là cực kỳ lớn", ông Kerry cảnh báo tại hội thảo an ninh Munich, Đức.
"Đối với Israel, hiện một cuộc vận động phi chính thống hóa đang ngày càng mạnh mẽ. Người dân rất nhạy cảm đối với vấn đề này. Đã có những bàn thảo về việc tẩy chay cũng như các hành động khác", ông Kerry nói.
Vị ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo tình hình hiện tại không thể được duy trì nếu đàm phán sụp đổ.
"Tình hình không hề bền vững. Nó mang tính ảo tưởng. Sự thịnh vượng chỉ là tạm thời, hòa bình cũng chỉ là tạm thời...Nhưng sự thật đó là tình hình sẽ thay đổi nếu thất bại xảy ra".
Thời gian qua, ngày càng nhiều chính phủ và doanh nghiệp quốc tế khẳng định sẽ không giao dịch với bất kỳ công ty nào của Israel có liên quan tới các khu định cư của người Do Thái. Đây được xem như thành công lớn của chiến dịch tẩy chay do người Palestine phát động.
Phong trào tẩy chay, không đầu tư và cấm vận của Palestine đã nỗ lực thuyết phục các chính phủ, doanh nghiệp và những nhân vật nổi tiếng chấm dứt mọi quan hệ với các công ty Israel hoạt động tích cực tại lãnh thổ của Palestine bị Israel chiếm đóng. Đây là một nỗ lực đi theo thành công của cuộc tẩy chay từng chấm dứt phong trào phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi.
Hồi tuần trước, diễn viên nổi tiếng người Mỹ Scarlett Johansson đã buộc phải từ bỏ vai trò đại sứ tại tổ chức từ thiện Oxfam, sau khi trở thành gương mặt đại diện cho công ty SodaStream của Israel do công ty này có nhà máy tại khu Bờ Tây.
Cùng ngày, quỹ đầu tư quốc gia Na-uy đã liệt 2 công ty của Israel vào "danh sách đen" do tham gia vào hoạt động xây dựng các khu định cư gần phía Đông Jerusalem.
Kể từ ngày 1/1, Liên minh châu Âu cũng đã phong tỏa mọi hỗ trợ và kinh phí cấp cho các tổ chức của Israel hoạt động bên ngoài đường biên giới trước chiến tranh 1967, khiến dư luận tại Israel ngày càng lo ngại.
Theo Dantri
Bộ trưởng Quốc phòng Israel "vạ miệng" Lỡ lời chỉ trích sáng kiến hòa bình của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon hôm qua đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi bị Washington nặng lời chỉ trích. Bộ trưởng Moshe Yaalon đã phải công khai xin lỗi sau khi lỡ lời chê bai Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Kể từ khi nhậm chức...