Cư dân mạng “nổi da gà” với trailer kinh dị “Thiên Nga Đen”
Bộ phim tâm lý, kinh dị Black Swan của đạo diễn Darren Aronofsky vừa tung ra đoạn trailer đầu tiên của mình. Với thời lượng trên 2 phút, trailer đã đem đến cho khán giả những khoảnh khắc nỗ lực hết mình của nhân vật Nina trên sàn tập ballet, những dằn vặt trong cuộc cạnh tranh vai diễn trong vở Hồ Thiên Nga và cả những khung cảnh khá rùng rợn với tiếng kính vỡ, tiếng thét làm khán giả phải thót tim. Clip còn đem đến một cái nhìn thoáng qua về phân cảnh khá nóng: nụ hôn của 2 nữ diễn viên chính trong phim.
Black Swan là câu chuyện về Nina (Natalie Portman), một nữ diễn viên ballet trong một nhà hát tại New York. Cuộc sống của cô cũng giống như tất cả những người trong nghề: hoàn toàn chìm đắm với niềm đam mê nhảy múa. Cô sống với mẹ là Erica ( Barbara Hershey), một diễn viên ballet đã về hưu, người luôn luôn hỗ trợ niềm say mê và tham vọng nghề nghiệp của cô con gái.
Khi giám đốc nghệ thuật Thomas Leroy ( Vincent Cassel) quyết định thay thế nữ diễn viên chính Beth MacIntyre ( Winona Ryder) để chuẩn bị dựng vở diễn mới Hồ Thiên Nga (Swan Lake) của họ, thì Nina chính là sự lựa chọn đầu tiên của anh. Thế nhưng, Nina đã phải cạnh tranh với một diễn viên mới là Lily (Mila Kunis), người đã gây ấn tượng rất tốt với Leroy.
Vở diễn Hồ Thiên Nga (Swan Lake) đòi hỏi một diễn viên múa có thể đóng cả Thiên Nga trắng với vẻ ngây thơ và yêu kiều, nhưng cũng có thể đóng được cả Thiên Nga đen, người đại diện cho những đam mê và hưởng thụ lạc thú. Nina phù hợp với vai trò Thiên Nga trắng hoàn hảo nhưng Lily thì lại dường như là hiện thân của Thiên Nga đen. Hai vũ công trẻ phát triển những cạnh tranh của họ trong nghề nghiệp thành một tình bạn đầy rắc rối.
Video đang HOT
Ngoài việc ra mắt trailer, tấm poster đầu tiên của bô phim với hình ảnh Nina cũng đã được phát hành. Tuy nhiên, tấm poster này thực sự không làm người xem nhận ra mỹ nhân Natalie Portman bởi khuôn mặt được trang điểm quá đậm.
Bộ phim còn có sự tham gia của các ngôi sao Sebastian Stan, Ksenia Solo và Toby Hemingway. Hồ Thiên Nga (Swan Lake) sẽ vinh dự là bộ phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 67 vào ngày 1/9 tới và sẽ xuất hiện tại Liên hoan phim Toronto lần thứ 35. Sau đó, phim sẽ ra rạp chiếu vào ngày 1/12/2010.
Theo PLXH
Phim Việt: Hướng đi nào lên ngôi?
Một năm Việt Nam có gần trăm bộ phim truyền hình lên sóng nhưng liệu có mấy bộ phim được gọi là xem tạm? Tình trạng này khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi, phải chăng điện ảnh nước nhà đang đi sai đường?
Nhìn vào thực tế phim truyền hình Việt Nam hiện nay, dễ dàng nhận thấy thể loại phim tình cảm với những câu chuyện của đời sống thành thị đang lên ngôi. Thế nhưng khi thị trường điện ảnh trở nên sôi động nhất với gần trăm bộ phim ra mắt trong một năm cũng là lúc khán giả cảm thấy chán nản nhất với phim ảnh nước nhà. Phim tình cảm Việt Nam không giữ chân được khán giả bởi nó thua xa những bộ phim trước đây và hoàn toàn thua cuộc trong cuộc đua không cân sức với phim Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông....
Phim tình cảm rơi vào ngõ cụt
Nếu chịu khó theo dõi mảng điện ảnh nước nhà, có thể thấy, mỗi năm Việt Nam sản xuất không dưới 50 bộ phim truyền hình mà 70% trong số đó thuộc dòng phim tâm lý, tình cảm. Hướng đi này hoàn toàn đúng đắn khi xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu giải trí càng trở nên quan trọng. Những bộ phim tâm lý, tình cảm thu hút người xem bởi nó gần gũi với đời sống con người.
Dòng phim tâm lý tình cảm phù hợp với văn hóa Việt Nam hiện đại nhưng với việc sản xuất phim ảnh ồ ạt như hiện nay, rất ít bộ phim có chất lượng
Khởi đầu bằng những bộ phim tâm lý xã hội rất thành công như "Những người sống quanh tôi", "Đồng tiền xương máu"... nhưng càng về sau, dòng phim tâm lý tình cảm Việt Nam càng đi vào bế tắc. Loại phim này đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng và trở thành dòng phim "mì ăn liền" thu kinh doanh là chính. Những bộ phim giàu tính nghệ thuật, đậm chất nhân văn không còn nhiều.
Phim tâm lý tình cảm Việt giờ đây quanh đi quẩn lại với những câu chuyện tình yêu kiểu cô nhà nghèo, chàng công tử, những phản đối từ phía gia đình, những hận thù truyền kiếp từ đời nọ đến đời kia... Rất khó để tìm ra một bộ phim có kịch bản rõ ràng, hấp dẫn, một nhân vật có tích cách, cá tính khiến khán giả phải nhớ. Diễn xuất của diễn viên cũng trở nên khô cứng, thiếu tinh tế trước cuộc đổ bộ ồ ạt của các người mẫu, ca sĩ, hot girl vào làng điện ảnh dù họ không hề có chuyên môn và hoàn toàn thiếu năng lực. Kết quả là những sản phẩm điện ảnh "đẻ non" ra đời, hoàn thành trong vội vàng, kịch bản sơ sài, diễn xuất gượng gạo, lời thoại nhảm nhí, nhàm chán và mạch phim thì kéo dài lê thê khiến khán giả phát mệt.
Dù đã vay mượn kịch bản nước ngoài nhưng các bộ phim tâm lý tình cảm Việt vẫn không chinh phục được người xem
Có một thực tế rất rõ ràng là hiện nay, khán giả Việt gần như đã bị thôi miên bởi dòng phim tình cảm, tâm lý Hàn Quốc cùng một số bộ phim thần tượng lãng man kiểu Đài Loan, Hồng Kông nên không mấy hào hứng với dòng phim tâm lý tình cảm nước nhà. Tất nhiên, không phải vì ở thế yếu mà điện ảnh Việt Nam chịu chết nhưng đã đến lúc chúng ta cần xác định đầu tư cho những bộ phim thực sự chất lượng chứ không nên sản xuất phim một cách ồ ạt và thiếu chuyên nghiệp như hiện nay.
Đâu là thế mạnh phim Việt?
Thực tế, trên thế giới, mỗi nền điện ảnh có một dòng phim thế mạnh riêng: Trung Quốc là phim cổ trang, Đài Loan, Hồng Kông là phim thần tượng, Thái Lan là phim hành động,... Đến như Hàn Quốc - một nền điện ảnh mạnh mẽ cũng xuất phát điểm từ những bộ phim tâm lý xã hội và đây cũng là dòng phim thành công nhất của họ cho tới giờ. Vậy thì tại sao điện ảnh Việt Nam thay vì đang đi theo hướng "không đường lối" lại không tìm cho mình một lối đi hiệu quả?
Nếu theo dõi kỹ càng nền điện ảnh nước nhà, chúng ta có thể dễ dàng nhận những bộ phim ấn tượng nhất của điện ảnh nước nhà đều thuộc về dòng phim cách mạng. Đây cũng chính là dòng phim mở đầu cho nền điện ảnh Việt Nam. Những bộ phim đầu tiên của nền điện ảnh non trẻ Việt Nam đã gây chấn động khán giả trong nước cũng như có sức lan tỏa rộng rãi ra nước ngoài. Đó là "Cánh đồng hoang", "Chị Tư Hậu", "Biệt động Sài Gòn...". Về sau này, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phim chiến tranh nhường chỗ cho dòng phim chính luận mang tính thời cuộc nhưng vẫn có những bộ phim hấp dẫn biết bao thế hệ khán giả như "Những nẻo đường phù sa", "Những người con thành phố", "Đất phương Nam"... Ngay mới đây, bộ phim về đề tài chiến tranh "Đừng đốt" của đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng gây được tiếng vang lớn trong và cả ngoài nước.
"Cánh đồng hoang" là bộ phim Việt gây được tiếng vang trên toàn thế giới
Phim chiến tranh phần lớn đều thu hút và tạo hứng thú với người xem. Một phần bởi bản chất câu chuyện trong phim đã gây được sự tò mò, hồi hộp (những trận chiến ác liệt), vừa gây xúc động (những tấm gương anh dũng hi sinh) nên rất dễ thu hút người xem. Cũng phải thừa nhận một điều, dòng phim chiến tranh thường do các đạo diễn chắc tay, có thâm niên trong nghề và hầu hết do các hãng phim Nhà nước thực hiện với dàn diễn viên chuyên nghiệp. Dấu ấn này thể hiện rõ nét ở từng khâu của quá trình làm phim: kịch bản, đạo diễn, diễn xuất, âm thanh...
Mới đây bộ phim "Đừng đốt" không chỉ chinh phục các nhà chuyên môn mà còn thu hút được đông đảo khán giả
Thực tế, mỗi đất nước đều có một lịch sử và không một người dân nào lại quay lưng lại với lịch sử của mình. Từ những bộ phim cổ trang có tiếng vang, Trung Quốc đã mang văn hóa của họ đi giao lưu khắp năm châu. Thiết nghĩ, sao Việt Nam chúng ta không chọn ra một dòng phim thế mạnh là phim cách mạng để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Cách làm đó không chỉ giúp quảng bá hình ảnh một Việt Nam anh dũng mà còn một lần nữa giúp khán giả hiểu và trân trọng hơn lịch sử nước nhà.
Theo 2sao
Rạp chiếu Việt rực lửa với 2 bộ phim "đánh đấm" mới 2 bộ phim mới toanh "The Karate Kid" và "The A-Team" đã sẵn sàng đưa các rạp chiếu phim Việt Nam vào chảo lửa với những cảnh hành động siêu gay cấn. PHIM CHIẾU RẠP The A-Team - Biệt Đội Hành Động Đạo diễn: Joe Carnahan Diễn viên: Liam Neeson, Bradley Cooper, Jessica Biel, Thể loại: Phiêu lưu / Hành động / Rùng...