Cư dân mạng hoang mang cực độ, không thể lý giải tại sao một cậu bé 7 tuổi có thể chui vào một máy gắp thú
Sự hiếu động và tò mò đã khiến một cậu bé 7 tuổi ở Trung Quốc mắc kẹt trong chiếc máy gắp thú.
Sự việc xảy ra trong khu vui chơi giải trí của một siêu thị tại thị xã Tân Châu, thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông. Một cậu bé 7 tuổi bị mắc kẹt trong tủ máy gắp thú, sau nhiều giờ giải cứu, cậu bé đã thoát ra được mà không có thương tích gì.
Ngày 1/12, cậu bé đang đi siêu thị cùng mẹ đã bị chiếc tủ máy gắp thú hấp dẫn. Vì tò mò và ham vui, cậu bé 7 tuổi đã cố gắng lấy các con thú bông ra khỏi máy bằng nhiều cách trong lúc mẹ không chú ý. Khi người mẹ phát hiện con trai mất tích và đi tìm con thì không biết bằng cách nào mà cậu bé đã chui tọt vào trong tủ máy gắp thú kia.
Cậu bé 7 tuổi chui vào trong chiếc máy gắp thú khiến nhiều người hiếu kỳ.
Sau khi lính cứu hỏa đến nơi, họ đã phá hủy chiếc tủ máy để cứu đứa bé ra ngoài. Rất may mắn, đứa bé không hề có tổn thương nào cả.
Video đang HOT
Đội cứu hỏa phải phá chiếc máy để “giải cứu” cậu bé hiếu động.
Sau khi sự việc được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Đa số đều hoang mang, tò mò về cách thức mà cậu bé 7 tuổi có thể chui hoàn toàn vào trong chiếc máy kia. Một số khác để lại bình luận hài hước về trường hợp dở khóc dở cười này: “Máy gắp thú, gắp búp bê đã có ‘búp bê’ thật sự rồi kìa”, “Đứa bé lợi hại ghê ha”, “Mình tới gắp ‘con thú’ này về nhà được không ta”, “Cạn lời rồi, sao đứa trẻ chui vào được nhỉ”, “Đứa nhỏ chắc sợ đến già luôn quá”, “Cao thủ ra tay có khác, chui hẳn vào tủ máy luôn”,…
Theo Helino
Cậu bé nhổ nước bọt vào nồi lẩu của bàn bên, người mẹ lại đưa ra lời giải thích khiến tất cả khách bất bình
Vì mải ăn, người mẹ đã mặc cho con trai đứng lên, ngồi xuống trên chiếc ghế. Thậm chí, cậu bé còn nghịch tới mức nhổ cả nước bọt vào nồi lẩu của bàn bên.
Một câu chuyện gần đây đã được đăng tải trên internet gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Lý do là một cậu bé nhổ nước bọt vào nồi lẩu của bàn bên cạnh, nhưng người mẹ lại thản nhiên nói: "Có gì đâu!".
Con trai chị Vương cảm thấy khó chịu khi phải ngồi im một chỗ (Ảnh minh họa).
Cụ thể, nhân một buổi tối cuối tuần, chị Vương Vĩ đã đưa con trai đi ăn lẩu. Nhưng lúc vào bữa thì cậu bé không chịu ăn nên chị Vương đã mặc con trai nghịch đủ trò trên chiếc ghế, còn mình mải miết thả đồ nhúng và thưởng thức.
Song đối với một đứa trẻ, việc phải ngồi 1 chỗ trong khoảng thời gian dài giống như đánh đố. Và con trai chị Vương Vĩ đã liên tục đứng lên, ngồi xuống, xô bàn, đẩy ghế...
Thấy vậy nhưng chị Vương Vĩ vẫn cắm cúi ăn, thi thoảng mới quay sang nhắc nhở con trai: "Ngồi im nào con!", "Không được nghịch nào!"...
Đương nhiên lời nói của chị chẳng tác dụng, cậu bé vẫn tiếp tục trò nghịch.
Và sau 1 hồi, cậu bé bỗng hướng sự chú ý sang bàn bên cạnh. Chị Vương Vĩ thấy con có vẻ bớt hiếu động 1 chút nên cũng hài lòng nghĩ: "Kệ nó, cho chơi cùng các cô gái kia, mình càng ăn thoải mái".
Con trai chị Vương bất ngờ nhổ nước bọt vào nồi lẩu bàn bên cạnh.
Ban đầu, các cô gái cũng mỉm cười thân thiện với con trai chị Vương Vĩ. Thế nhưng, cậu bé đùa quá trớn, bất ngờ đứng dậy rồi nhổ nước bọt vào nồi lẩu của bàn bên.
Quá tức giận, các cô gái bàn bên đứng cả lên và trách mắng người mẹ: "Chị xem kìa, cậu bé đã nhổ nước bọt vào đồ ăn của chúng tôi".
Thế nhưng chị Vương Vĩ lại kéo con trai về phía mình, rồi dửng dưng bảo: "Nó chỉ là trẻ con mà, nước bọt không có virus! Các cô vẫn có thể ăn nó. Có sao đâu!".
Rồi người mẹ quay sang chỉ tay vào mặt con, mắng: "Con ngồi im đi, có thấy người ta đang mắng con không? Ngồi im với mẹ!".
Những vị khách xung quanh nghe thấy cũng cảm thấy tức giận thay. Tại sao người mẹ lại có thái độ thản nhiên tới vậy khi con trai của mình làm sai?
Người mẹ này đã quá bất lịch sự. Một lời xin lỗi cũng không thốt ra. Điều này thật sự sẽ ảnh hưởng tới tương lai đứa trẻ.
Những lời nói và việc làm của cha mẹ đều có ảnh hưởng đến con cái của chính họ. Đặc biệt khi các bé còn nhỏ, chưa thể phân biệt rõ đúng sai nên sẽ tiếp nhận không chọn lọc từ chính người nuôi dạy mình.
Và hành động trong bữa ăn cũng không đơn giản chỉ là việc chạm bát, chạm đũa mà qua đó còn thể hiện được văn hóa và sự giáo dục của một con người. Nếu không muốn con bạn bị đánh giá là "vô giáo dục", hãy uốn nắn bé ngay từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống!
Theo sohu/Helino
Quỳnh Trần JP tiết lộ mẹo nhỏ để đi ăn buffet được hời nhất, vừa dứt lời thì chị đi làm điều ngược lại! Ngoài chuyện ăn uống, mukbang như mọi khi, clip lần này lại xuất hiện thêm nhiều khoảnh khắc thú vị của bé Sa và cả những chia sẻ "tâm đắc" của chị Quỳnh khi đi ăn buffet. Về Việt Nam được hơn 1 tuần, dù bận rộn lịch trình công việc, gặp gỡ gia đình, bạn bè, chăm sóc bé Sa nhưng Quỳnh...