Cư dân khu tập thể ở Hải Phòng lại kêu cứu vì cầu thang bịt kín
Ngày 25-8, khu vực cầu thang để người dân lên xuống căn hộ tầng 2, 3 tại khu tập thể 7B Trần Phú (nay là số 20 Trần Phú) thuộc phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng bị bịt kín bằng tôn khiến một số người bị mắc kẹt, khó khăn sinh hoạt.
Hai người lạ mặt chốt chặn tại khu vực quây tôn bịt kín cầu thang lên xuống khu tập thể 7B Trần Phú trong sáng 25-8, sau đó rời đi trước khi có cán bộ địa phương đến hiện trường
Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online ngày 25-8, ông Phạm Văn Thành bức xúc cho biết vào khoảng hơn 2h sáng cùng ngày, Công ty CP Matexim Hải Phòng – Animex lại cho người đến để quây tôn bịt kín khu vực cầu thang lên xuống của khu tập thể 7B Trần Phú, bất chấp trên đó vẫn còn người đang lưu trú.
“Công ty tự ý quây tôn bịt lối cầu thang đi lại của bà con khiến 2 cháu nhỏ của tôi hôm nay không thể đến trường học. Chúng tôi báo chính quyền địa phương nhưng họ cũng chỉ đến lập biên bản ghi nhận sự việc, mà chưa có giải pháp cụ thể nào để mở lại lối đi cho bà con”, ông Thành bức xúc.
Anh Đào Văn Bắc – trú tại căn hộ số 14, tầng 3 khu tập thể 7B Trần Phú – sau khi chữa bệnh trở về đã không thể lên nhà bằng lối cầu thang bộ, ở trên nhà 2 con nhỏ của anh cũng bị mắc kẹt không thể đến trường trong ngày 25-8
Video đang HOT
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, khu vực cầu thang bộ của khu tập thể 7B Trần Phú bị quây tôn kín mít nên người dân không thể đi lại được. Một số người lớn nếu muốn đi lên trên hay xuống thì phải chui qua ngách nhỏ của một căn hộ bị đập phá nham nhở gần đó.
Nhận thông tin, UBND phường Máy Tơ cử cán bộ đến hiện trường và liên hệ đề nghị Công ty CP Matexim Hải Phòng – Animex cho người đến mở lại lối đi cho người dân, nhưng đến 18h ngày 25-8 vẫn chưa có ai đến.
Lo lắng cho các con ở trên nhà, anh Bắc buộc phải tìm cách lên trên bằng cách chui qua khe nhỏ của một căn hộ tại tầng 1 đã bị phá nham nhở
Như Tuổi Trẻ Online phản ánh trước đó, nhiều hộ gia đình đang lưu trú tại khu tập thể 7B Trần Phú kêu cứu vì tình trạng một số căn hộ tại đây bị đập phá nham nhở làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của tòa nhà.
Bà Lê Thị Thanh (53 tuổi) cho biết từ năm 1988, gia đình bà và các hộ dân khác được Công ty Xuất nhập khẩu súc sản gia cầm chi nhánh Hải Phòng (còn gọi là Công ty Animex Hải Phòng, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giao cho căn hộ để ở ổn định từ đó đến nay.
Năm 2007, Công ty Animex Hải Phòng thực hiện cổ phần hóa và sau đó liên doanh để thành lập ra Công ty CP Matexim Hải Phòng – Animex nhằm triển khai dự án tòa nhà Matexim Hải Phòng Plaza.
Đến 18h ngày 25-8, phần tôn bịt kín lối đi cầu thang bộ vẫn chưa được tháo ra
Theo bà Thanh, đại diện công ty từng xuống gặp các hộ dân để bàn bạc về việc đền bù cho những người phải di dời, và khi đó mọi người cũng đồng thuận với phương án đưa ra, nhưng bẵng đi thời gian dài sau đó không thấy triển khai.
“Gần đây, công ty họ rục rịch muốn lấy lại các căn hộ nhưng lại không thực hiện theo phương án từng trao đổi với người dân, nên chúng tôi không đồng ý di dời” – bà Thanh cho hay.
Về vấn đề này, ông Đinh Minh Tuấn – chủ tịch UBND quận Ngô Quyền – đã có báo cáo gửi UBND TP Hải Phòng để đề xuất, kiến nghị TP chỉ đạo Công ty CP Matexim Hải Phòng – Animex khẩn trương thỏa thuận, có phương án hỗ trợ các gia đình, cá nhân đang sinh sống tại khu tập thể.
Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì thực hiện theo pháp luật dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi các bên.
Hàng chục hộ dân sống tạm trong khu vực lăng vua Dục Đức mong được di dời
Sau ngày đất nước giải phóng, nhiều hộ dân được cơ quan chức năng cấp nhà tập thể nằm trong khuôn viên di tích lăng vua Dục Đức (phường An Cựu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) để làm nơi ở.
Đến nay đã hàng chục năm trôi qua, hàng chục hộ dân vẫn tá túc trong những căn nhà cũ xập xệ, xuống cấp nhưng vẫn chưa được di dời đến nơi ở mới. Trong khi đó, lăng vua Dục Đức, còn gọi An Lăng, là di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế...
Dãy nhà tập thể xuống cấp chờ sập bên trong khuôn viên di tích lăng vua Dục Đức.
Lăng vua Dục Đức tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, nay thuộc phường An Cựu, TP Huế. Quần thể kiến trúc lăng vua Dục Đức rộng gần 6ha, là nơi an táng 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân; hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng, bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của con cháu vua Nguyễn. Từ những năm đầu 1980, nhiều cán bộ, nhân viên thuộc Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên được tạo điều kiện cấp nhà tập thể nằm trong khuôn viên lăng vua Dục Đức để làm nơi ở và sinh sống. Sau hơn 40 năm, khu nhà tập thể nay bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vì không có chỗ ở nào khác nên các hộ dân năm xưa được cấp nơi ở vẫn bám trụ lại ở khu tập thể này. Lúc chúng tôi đến, ông Hoàng Văn Phỉ (SN 1948, nguyên cán bộ Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên) đang ngồi trước cửa căn nhà cũ kỹ với diện tích rộng chưa đầy 30m2. Ông Phỉ cho biết, sau ngày đất nước mới giải phóng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cuộc sống khó khăn nên sau khi được cơ quan tạo điều kiện, gia đình ông đã chuyển đến sinh sống trong khu tập thể thuộc khuôn viên lăng vua Dục Đức. Ban đầu khu nhà được xây dựng khá kiên cố với bờ tường xi măng, mái lợp tôn. Trải qua hàng chục năm không được tu sửa, khu nhà tập thể ở di tích này dần xuống cấp, hư hỏng và trông rất nhếch nhác. "Do không có điều kiện mua đất để làm nhà riêng nên gia đình tôi vẫn phải tá túc trong căn nhà chật hẹp, xuống cấp này. Mùa nắng thì còn chịu được chứ mưa xuống là nhà dột khắp nơi, quá vất vả nhưng không biết phải làm thế nào. Khu nhà tập thể xuống cấp đã gây mất mỹ quan di tích", ông Phỉ trải lòng.
Cùng chung vách với nhà ông Phỉ là nhà của gia đình ông Hà Thái Sinh (SN 1952). Sau năm 1975, ông Sinh có nhiều năm gắn bó với Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên nên được đơn vị này bố trí về ở tại khu tập thể nằm trong khuôn viên lăng vua Dục Đức như nhiều cán bộ, nhân viên khác. Tính đến nay, ông Sinh đã gắn bó với khu tập thể này 42 năm. Điều kiện kinh tế chật vật, khó khăn nên vợ chồng ông Sinh cũng không có đủ tiền để mua đất làm nhà. Do đó, cả gia đình ông Sinh với ba thế hệ 9 thành viên suốt nhiều năm trời chen chúc trong ngôi nhà tập thể cũ kỹ. Ông Sinh nói: "Chúng tôi muốn sửa sang, cơi nới để nhà cửa kiên cố hơn nhưng vì lăng vua Dục Đức là di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1993 nên tôi và nhiều hộ dân phải chấp hành nghiêm quy định để bảo vệ di tích. Giờ thấy bà con sống ở khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được di dời đến nơi ở mới, chúng tôi cũng hy vọng sẽ được các cơ quan chức năng tạo điều kiện di dời để con cháu chúng tôi ổn định cuộc sống về lâu dài".
Ngoài khu tập thể là nhà của các hộ dân đang sinh sống, trong di tích lăng vua Dục Đức còn có một dãy nhà khác xuống cấp được người dân tận dụng làm nhà kho và để các vật dụng. Tại dãy nhà này, đơn vị quản lý di tích đã gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm cấm người dân đến gần để đề phòng công trình này có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Lãnh đạo UBND phường An Cựu cho biết, hiện trong khuôn viên lăng vua Dục Đức có 31 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu sinh sống. Trong đó phần lớn là cán bộ, nhân viên Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên ngày trước đã về hưu và ở tại đây suốt hơn 40 năm qua. Nhà cửa xuống cấp, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nên các hộ dân nhiều lần có kiến nghị mong muốn được di dời nhưng vì nhiều lý do nên đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa thể giải quyết được cho người dân.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, hiện đơn vị đang thực hiện thống kê và đề xuất các cơ quan chức năng sớm có giải pháp di dời những hộ dân sống trong khuôn viên di tích lăng vua Dục Đức nhằm sớm trả lại đất và cảnh quan cho di tích.
Hải Phòng muốn xây cầu hơn 5.300 tỷ bắc qua sông Cấm Cầu Nguyễn Trãi dài gần 1,5 km trị giá hơn 5.300 tỷ đồng bắc qua sông Cấm sẽ được Hải Phòng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách giai đoạn cuối năm 2022. UBND TP Hải Phòng vừa đưa ra trưng bày và lấy ý kiến cộng đồng hai phương án kiến trúc công trình cầu Nguyễn Trãi gồm TH01 - Cánh buồm...