“Cú đấm” mạnh của Liên Hợp Quốc khiến Triều Tiên liêu xiêu
Liên Hợp Quốc vừa có động thái được cho đã giáng “một cú đấm mạnh” vào Triều Tiên trong giai đoạn siết chặt các biện pháp trừng phạt để buộc nước này ngừng chương trình tên lửa, hạt nhân.
Trẻ em Triều Tiên đối mặt nguy cơ bị đói sau khi Chương trình Lương thực Thế giới cắt bỏ một chương trình giúp đỡ 190.000 trẻ em dưới 5 tuổi nước này.
Cụ thể, Chương trình Lương thực Thế giới công bố Liên Hợp Quốc đã cắt bỏ một chương trình giúp nuôi dưỡng 190.000 trẻ em Triều Tiên dưới 5 tuổi nhằm gây áp lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình tên lửa, hạt nhân sau khi nước này thử nghiệm ICBM ngày 28.11.
Tuy nhiên, một chương trình cung cấp lương thực cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi vẫn được tiếp tục với chi phí là 24 triệu USD. Đây được xem là nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn.Việc cắt bỏ chương trình dấy lên quan ngại Triều Tiên sẽ phải đối mặt với một nạn đói trầm trọng mà đối tượng ảnh hưởng trực tiếp nhất là hàng nghìn trẻ em nước này.
Video đang HOT
Báo cáo Chỉ số đói nghèo của World Hunger Index gần đây chỉ ra rằng, cứ 5 người Triều Tiên thì có 2 người bị suy dinh dưỡng trong khi chính quyền Bình Nhưỡng tiêu rất nhiều tiền vào việ theo đuổi tên lửa đạn đạo liên lục địa và vũ khí hạt nhân.
Mặc dù sẽ phải trả giá đắt nhưng Triều Tiên nhiều lần tuyên bố không đưa vũ khí hạt nhân lên bàn đàm phán với Mỹ.
Chuyên gia Triều Tiên Triều Tiên Rahul Pathak tin rằng ngưỡng chịu đựng các lệnh trừng phạt cao của Triều Tiên sẽ giúp họ vượt qua áp lực quốc tế và các lệnh trừng phạt.
Ông Pathak nhấn mạnh rằng, những năm 1990 Triều Tiên cũng từng trải qua nạn đói thảm khốc được cho là đã khiến 2 triệu người chết đói.
Trong một động thái liên quan, ông Jeffrey Feltman, đại diện cấp cao của Liên Hợp Quốc phụ trách chính trị vừa đến Triều Tiên trong thời gian từ ngày 5.12 đến 8.12.
Tại đây, ông Feltman sẽ gặp các quan chức Triều Tiên bao gồm Ngoại trưởng Ri Yong-ho, (ông Feltman không có kế hoạch gặp lãnh đạo Kim Jong-un) để thảo luận về “nhiều vấn đề về lợi ích chung, thuộc mối quan tâm chung”, Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, hôm 4.12 nói tại họp báo.
Theo Danviet
Sắc lệnh của ông Putin ký liên quan đến Triều Tiên lợi hại thế nào?
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, quy định một số hạn chế trong quan hệ với Triều Tiên.
Tổng thống Nga Putin.
Theo nghị định, Nga ngừng hợp tác khoa học và kỹ thuật với Triều Tiên và đóng cửa các chi nhánh của các ngân hàng Nga trong nước.
"Hợp tác khoa học và kỹ thuật với các cá nhân hoặc các nhóm đại diện cho Triều Tiên phai bị đình chỉ", tài liệu nói.
Những hạn chế này sẽ không ảnh hưởng đến các dự án chung trong lĩnh vực y khoa, cũng như hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân, kỹ thuật hàng không và công nghệ sản xuất tiên tiến, nếu sự hợp tác đó không góp phần vào việc phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng, theo nội dung của tài liệu được phép sử dụng tài sản trên lãnh thổ Nga chỉ với mục đích hoạt động ngoại giao và lãnh sự. Và tàu của Triều Tiên kết hợp với chương trình hạt nhân cũng bị cấm vào cảng biển Nga.
Nghị định cũng cấm mua đồng, niken, bạc và kẽm từ Triều Tiên và viêc vận chuyển của chung trên các tàu dưới lá cờ của Nga. Hạn chế cũng đề cập đến hàng hoá xa xỉ. Vì vậy, cho đến khi một lệnh cấm đặc biệt viêc cung cấp thảm có giá trị hơn 500 USD cho Triều Tiên bi cấm.
Ngoai ra Liên minh châu Âu trong ngày 16 tháng 10, quyết định đưa ra các biện pháp hạn chế mới chống lại Triều Tiên. Điều này đã được thông báo tại cuộc họp của Hội đồng EU.
Theo Danviet
Cây bạch dương thổi bùng xung đột Mỹ - Triều cách đây 40 năm Căng thẳng giữa Mỹ - Hàn với Triều Tiên năm 1976 vì một cây bạch dương có thể là bài học xử lý khủng hoảng cho ông Trump hiện nay. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP. Sáng 15/9, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo về phía biển Nhật Bản. Tokyo cho biết tên lửa Triều Tiên bay qua Hokkaido và rơi...