Cứ có ý kiến là chồng đuổi ra khỏi nhà
Hiện nay, nhiều phụ nữ mặc dù có trình độ, chuyên môn nhưng sau khi lập gia đình đã chọn cách ở nhà làm nội trợ. Và cũng từ đó, không ít chuyện vui, buồn đã nảy sinh nếu không biết cách dung hòa.
ảnh minh họa
&’Ý kiến’ là chồng đuổi khỏi nhà
Chị Thùy Linh (TP.HCM) chia sẻ rằng, cuộc sống hôn nhân của chị trở nên ngột ngạt kể từ khi chị nghỉ việc ở nhà để chăm sóc con cái và gia đình. Chồng chị cũng tỏ ra khinh thường vợ và rất hay “lên mặt” dạy vợ vì chị không kiếm ra tiền.
Chị kể: “Tôi kết hôn được ba năm. Lúc có thai được bảy tháng thì chồng tôi đi xuất khẩu lao động, nay chồng tôi đã trở về, con trai tôi gần được hai tuổi. Suốt thời gian chồng đi xa, tôi ở cùng bố mẹ để được đỡ đần lúc mang thai và nuôi con nhỏ.
Nay anh về, vợ chồng mua được căn nhà ở riêng, cứ tưởng sẽ hạnh phúc nhưng lại không được vậy. Anh bắt tôi phải ở nhà phục vụ mọi nhu cầu của anh, nấu nướng dọn dẹp những khi bạn bè anh đến nhậu. Chồng tôi luôn nói anh là nhất, trên đời này không có thằng đàn ông nào được như anh: kiếm tiền, xây nhà, báo hiếu cha mẹ…
Tôi quá mệt mỏi, nhưng hễ nói gì là anh mắng chửi, đòi đuổi ra khỏi nhà. Anh ở nhà ngồi chơi điện tử cả ngày, không động tay vào việc gì, nhưng tôi xin đi làm thì anh cấm, nói lương đi làm không bằng thuê người giúp việc. Càng chung sống tôi càng cảm thấy bế tắc, không biết mình nên tiếp tục như thế nào. Nhìn vào, ai cũng khen tôi có phước được chồng nuôi, nhưng tôi đã ngột ngạt quá rồi, không thể chịu đựng được nữa”.
Video đang HOT
Bị chồng khinh vì không kiếm ra tiền
Độc giả Trâm Anh chia sẻ rằng, thu nhập của chị một tháng chưa bằng 1/6 thu nhập của chồng, vì thế trong cuộc sống vợ chồng chị bị thiệt thòi.
Chị kể, vợ chồng chị cưới nhau đã được 6 năm và có một cậu con trai 5 tuổi. Chồng chị không đẹp trai, nhưng anh là một người đàn ông thành đạt và có công việc ổn định với mức thu nhập được gọi là cao, khoảng 30 triệu/ tháng.
Còn chị, cũng tốt nghiệp đại học nhưng làm ở cơ quan nhà nước nên mức thu nhập mỗi tháng cũng chỉ được 4-5 triệu, không bằng 1/6 mức thu nhập của chồng. Cũng vì thế mà trong cuộc sống vợ chồng chị luôn bị chồng coi thường.
Chị chia sẻ: “Tất cả mọi việc lớn nhỏ trong nhà anh đều tự mình quyết định mà không hề hỏi qua ý kiến của vợ. Ngay cả việc mua nhà, anh cũng chỉ bàn bạc với gia đình, bố mẹ của mình mà không thèm hỏi ý kiến của tôi lấy một câu. Tôi chỉ biết chuyện anh mua nhà sau khi anh đã đặt cọc tiền cho họ giá trị căn nhà.
Việc đối nội- đối ngoại, hay việc chi tiêu hàng ngày, hàng tháng anh cũng tự quyết hết rồi bắt tôi chấp hành theo. Anh bảo, ai là người làm ra tiền thì người ấy có mọi quyền hành quyết định chi tiêu trong gia đình.
Sợ tôi tiêu hoang hay giấu tiền cho mẹ nên mỗi tháng ngoài tiền lương của tôi có được anh chỉ đưa thêm cho tôi 7 triệu để tiêu, vì thế mọi chi tiêu tôi đều phải cân nhắc và dè xẻn để làm sao cho đủ cả gia đình trong cả tháng.
Vậy mà có tháng, con cái đột xuất ốm đau phải mua thuốc, hay phải mua cái này, sắm cái kia tốn kém tôi hỏi anh tiền thì anh chửi tôi là không làm ra tiền nhưng lại thích tiêu hoang, không biết tiết kiệm. Muốn tiêu thì làm ra mà tiêu. Tự ái bị chồng chỉ trích, nhiều lần tôi lại đi vay bạn bè rồi đợi đến tháng lương thì trả họ.
Tôi ấm ức, vì tuy tiền không kiếm ra nhưng của chồng công vợ. Để anh có thời gian toàn tâm toàn ý cho việc kiếm tiền thì tôi cũng phải chăm sóc nhà cửa, con cái. Vậy mà, công sức của tôi, mọi cố gắng của tôi đều không ai hay, không ai thấy và cũng chẳng ai ghi nhận. Tôi thấy ngột ngạt với cuộc sống với một người chồng không tôn trọng mình, nhưng chẳng biết phải làm gì để thoát khỏi nó”.
Trầm cảm vì suốt ngày quanh quẩn nơi xó bếp
Một điều tra với khoảng 60.000 phụ nữ trong diện “ở nhà chồng nuôi” cũng cho thấy, những phụ nữ không đi làm thường có nguy cơ bị trầm cảm và khó điều chỉnh được cảm xúc hơn những người bình thường. Cụ thể, có tới 41% các bà vợ ở nhà chồng nuôi luôn thường trực cảm giác lo lắng, 26% buồn phiền, 50% stress, 19% dễ nổi giận và 28% có triệu chứng của bệnh trầm cảm… Trong khi đó, chỉ có khoảng gần 15% các bà vợ đi làm rơi vào trạng thái buồn phiền.
Một phụ nữ kể, trước đây chị cũng có một công việc ổn định, nhưng mức lương hơi thấp, nên sau đợt nghỉ sinh con đã quyết định ở nhà. Nhưng, sự “sung sướng” được “ở nhà chồng nuôi” mau chóng qua đi. Cuộc sống quẩn quanh với bốn bức tường trở nên nhàm chán. Ngay cả công việc chị làm, cũng “đều như vắt chanh”, hết làm bữa sáng, lau nhà, giặt giũ đến nấu cơm trưa, chuẩn bị cơm chiều. Đặc biệt, từ khi con lớn, đi học, chồng lại đi làm từ sáng tới tối nên cả ngày chị chỉ biết nói chuyện với chính bản thân mình.
Thi thoảng, chị cũng muốn gọi điện tâm sự với bạn bè, rồi rủ bạn bè đi chơi cho khuây khỏa nhưng ai cũng bận bịu công việc. Bây giờ, chị lại thèm cái cảm giác như hồi còn đi làm, tuy lương thấp, nhưng lại được sống hết mình cho công việc. Cuộc sống trước mắt chị nhìn phẳng lặng, yên bình nhưng bên trong lại tẻ nhạt.
Với không ít gia đình, những buồn bực, tự ti cũng nảy sinh từ sự “lùi lại” này. Do ở nhà, không biết nhiều về chuyện xã hội, nên nhiều phụ nữ chưa một lần dám hỏi chồng về công việc, về những toan tính, dự định cho tương lai. Có người còn nói, chính chị cũng không biết chồng đang làm gì, tiền kiếm bao nhiêu một tháng. Bởi đưa sao thì biết vậy. Điều duy nhất họ làm là cố gắng chi tiêu trong khoản tiền chồng đưa. Tự họ luôn có cảm giác “không hài lòng” với bản thân, cảm thấy mình không giỏi giang, lâu dần rơi vào trạng thái trầm cảm, thấy bản thân mình “lép vế” trong cuộc sống gia đình và dễ nảy sinh cảm giác ghen tỵ, nghi ngờ.
Theo VNE
Bé trai 'mất tích' khỏi nhà, được cảnh sát 141 giúp đỡ
Không thấy đứa con trai 10 tuổi trong nhà, cả gia đình hoảng hốt đi tìm. Rất may, bé trai đã được CSGT Hà Nội cứu giúp.
20h tối 9/7, tài xế và phụ xe buýt tuyến 09 nhìn thấy một bé trai khoảng 10 tuổi bước lên xe mà không có người lớn đi cùng. Gặng hỏi mãi nhưng bé trai không nói một lời nào và cũng không cho biết tên, địa chỉ nhà.
Khi đến ngã tư Đào Tấn - Liễu Giai (quận Ba Đình), gặp lực lượng CSGT 141 đang làm nhiệm vụ, tài xế xe buýt đã dẫn cháu bé và nhờ CSGT giúp đỡ.
Bé Hà Dương tại chốt 141
Nhận thấy bé trai có đeo một sợi dây gắn miếng kim loai ghi tên Hà Dương và số điện thoại, thượng úy Nguyễn Hồng Thanh (tổ trưởng Y9/KH141) đã liên hệ và gặp được bố mẹ của cháu bé.
Chị Hoàng Kim Thoa (ở quận Đống Đa, mẹ của cháu bé) cho biết, cháu Hà Dương bị chứng mất trí nhớ. &'Cháu rời nhà đi từ chiều tối, cả nhà đang chia nhau đi tìm thì tôi nhận được điện thoại của cảnh sát và đến đây ngay'.
Trong lúc chờ người thân đến đón, nhận thấy cháu bé mệt và đói lả, tổ công tác Y9 đã tổ chức mua bánh và nước cho cháu bé ăn lót dạ.
Sau khi gặp được con, chị Thoa không giấu nổi xúc động, chị cho biết: 'Từ lúc không thấy cháu đâu, tôi như ngồi trên đống lửa. Đang không biết làm thế nào thì nhận được thông báo cháu đang được cảnh sát giao thông chăm sóc'.
Theo Công lý