Cứ cố trồng mai vàng dưới đất phèn chua, ngờ đâu một ông nông dân Long An giờ lại thu tiền tỷ
Cánh đồng mai vàng của ông Trần Văn Vị (74 tuổi) nằm hun hút trong ấp vùng sâu của xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An vẫn thường tấp nập thương lái, khách hàng tìm đến.
Tại đây, người mua dễ dàng lựa chọn được những cây mai ưng ý nhất, phù hợp với túi tiền, sở thích. Theo nhiều người, ông Vị đang sở hữu cánh đồng mai lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) của tỉnh.
Cứ tưởng rằng, ở vùng Đồng Tháp Mười, người dân chỉ khá lên nhờ trồng lúa nhưng ai ngờ, ông Vị lại đổi đời từ trồng mai vàng. Chuyện nghe tưởng chừng cứ như đùa nhưng đó là sự thật. Và câu chuyện “bén duyên” làm giàu từ cây mai vàng của ông Vị lại xuất phát từ suy nghĩ “trồng chơi vì thấy đẹp”.
Từ chuyện trồng mai vàng chơi vì thấy đẹp
Ông Vị được biết đến là người đầu tiên đưa cây mai vàng “bén duyên” và phát triển ở vùng đất xã Tân Tây. Đó là vào khoảng năm 1980, sau những lần ông Vị xuống chơi nhà bạn ở Tiền Giang, thấy những cây mai vàng nở hoa sặc sỡ ở vườn nhà rất đẹp nên bị mê hoặc. Vậy là, ông xin bạn vài gốc đưa về trồng ở vườn nhà cho thỏa thú vui.
Dần dần, gần trăm cây mai con được ông đưa về trồng xung quanh vườn nhà. Chỉ mấy năm, những cây mai đã sum suê cành, cứ tết đến là quanh nhà ông lại vàng rực hoa mai khiến ai đến cũng mê mẩn.
Vào khoảng năm 1990, nhiều người lại càng ngạc nhiên khi biết ông bán được cây mai vàng cho một “đại gia” với giá 5,5 triệu đồng. Số tiền này, thời điểm đó tính ra bằng mấy cây vàng nên chính ông cũng cảm thấy bàng hoàng, choáng váng.
Ông Trần Văn Vị dưới một gốc mai to lớn có giá hàng chục triệu đồng
Cũng từ lần đó, ông Vị bắt đầu mua mai con về trồng, nhân rộng ở vườn nhà. Sau năm 2000, thấy có hiệu quả kinh tế, ông quyết định chuyển đổi một số đất lúa cho năng suất thấp sang trồng mai. Lúc đầu ngay cả ông cũng bất ngờ khi thấy cây mai vàng lại phát triển tốt, khỏe ở vùng đất khó này.
Từ vài công đất trồng mai mang lại giá trị kinh tế cao nên có vốn, ông mở rộng diện tích. Năm 2010, ông chuyển toàn bộ 6ha đất lúa năng suất thấp sang trồng mai. Ông cũng chia bớt đất cho các con cùng trồng. Để trồng cây mai ở vùng đất phèn, ngập vào mùa lũ, ông Vị thuê kobe lên liếp cao gần nửa mét. Do đó, bao nhiêu mùa lũ trôi qua, cánh đồng mai vẫn không hề hấn gì. Ông còn tận dụng những rãnh đất để thả nuôi cá rô phi, tăng thêm thu nhập.
Hồi đó, thấy ông Vị đầu tư công sức, tiền của trồng mai vàng, nhiều người ngỡ ngàng, không nghĩ ông sẽ thành công. Thế nhưng, qua thời gian, ông chứng minh hướng đi của mình là đúng đắn khi lợi nhuận kinh tế mang lại cao.
Để giảm sức lao động, toàn bộ cánh đồng mai vàng được ông lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, chỉ cần bật cầu dao điện là nước được cấp đầy đủ để cây mai phát triển tốt, dù trời nắng hạn.
Video đang HOT
Những năm qua, cánh đồng mai của ông Vị nằm lọt thỏm ở cuối con đường nhỏ, hẹp nhưng thường xuyên có người tìm đến tham quan và chọn mua. Cứ thế, cây mai vàng ở vùng ĐTM đã “vươn xa”, có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Mai vàng xuất xứ ĐTM nghe có vẻ mới, lạ nhưng nói về độ đẹp và gốc to thì chẳng hề thua kém ở những vùng đất khác.
Trồng mai vàng “hái” tiền tỉ
Chỉ vào bên phải vườn, ông Vị cho biết, đây là khu vực mai 4-5 tháng tuổi, còn bên trái là hàng mai 6-7 năm tuổi, phía trước mặt là những cây mai cao hơn 1,5m, tán rộng khoảng 2m, tuổi đời hơn 10 năm. Trong số đó, có những gốc mai giá hàng trăm triệu, thậm chí ngót nghét cả tỉ đồng. Nhiều dân chơi mai, đại gia đến xem rất thích thú và trả giá cao nhưng ông chưa bán.
“Giá bán cao thì thích lắm nhưng cảm giác được sở hữu những cây mai khủng, thế đẹp, tán rộng và hoa rực rỡ cũng rất “đã” và khó diễn tả bằng lời. Có nhiều lúc, cứ nhìn, quan sát, chăm sóc, lấy bàn tay đo gốc mai khủng là tui thấy tinh thần rất phấn chấn, thoải mái” – ông Vị cười nói.
Rồi ông bảo, nói chuyện về mai vàng cả ngày cũng chưa bao giờ thấy chán. Nhưng những nông dân chân chất như ông vẫn thường “khoe” những gốc mai quý của mình bằng hình ảnh thật. Ông thường bảo, để cảm nhận được cái thế, độ đẹp của những gốc mai này thì phải trực tiếp ra vườn nhìn bằng mắt, sờ bằng tay.
“Mai càng nhiều tuổi thì giá càng cao vì cây to, tán rộng. Những cây mai già thường được “đại gia” đặt hàng hoặc đến tận vườn mua” – ông Vị cho biết. Trong cánh đồng mai bạt ngàn với đủ lứa tuổi khác nhau, ngoài loại thân cây mới bằng ngón tay út đến lớn bằng bắp tay, thậm chí bắp chân thì ông Vị còn dành riêng một khu đất để ươm cây con. Cứ như thế, ông luôn có sẵn mai để trồng bù vào những cây đã bán.
Ông Vị kể, mấy năm nay, cứ vào dịp tết, ông thu tiền tỉ từ bán mai vàng; còn tính cả năm, sơ sơ cũng hơn 10 tỉ đồng. Như năm 2021, bán được khoảng 17 tỉ đồng, trừ chi phí đầu tư, chăm sóc còn thu lợi, bỏ túi khoảng 10 tỉ đồng. “Số tiền đó, trước đây trồng lúa, có nằm mơ tui cũng không dám nghĩ đến. Vậy mà, hiện nay cứ đều đều” – ông Vị chia sẻ.
Ngoài trồng mai làm kinh tế, ông còn có đam mê đặc biệt với loài cây cảnh này. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, những gốc mai trồng ở vườn nhà được đưa đi trưng bày, giới thiệu, bán ở các chợ hoa xuân, khu trưng bày thì ông cảm thấy thích lắm.
Theo ông Vị, nhiều năm trồng mai nên ông hiểu rất rõ đặc điểm loài cây này để chăm sóc. Như cây mai con phải bón phân liên tục nhưng để rễ hấp thụ tốt thì cần hòa tan vào nước để tưới vào gốc. Còn đối với những cây từ 2 tuổi trở lên thì đỡ vất vả hơn vì có thể bón phân trực tiếp vào gốc và mấy tháng mới làm một lần. Cây mai muốn đẹp, phát triển tốt thì phải được chăm sóc kỹ. Đặc biệt, một năm có mấy ngày tết nên người trồng mai phải biết o bế, nâng niu, chăm chút tỉ mỉ để trổ hoa đúng thời điểm và đẹp nhất.
Sau nhiều năm gắn bó với cây mai, ông Vị hiểu rất rõ đặc tính của loài cây cảnh này. Thời điểm nào bón phân, số lượng thế nào cho phù hợp, dấu hiệu nào là bệnh, ông nói vanh vách.
Dù việc bón phân, lặt lá, xịt thuốc phòng trừ sâu, bệnh cho cánh đồng mai đã thuê nhân công thực hiện nhưng với bản tính siêng năng, cần cù, thích lao động nên chẳng mấy khi, ông Vị chịu ngồi yên. Hầu như ngày nào, ông cũng lụi hụi ngoài cánh đồng chăm sóc cho cây mai nhiều hơn ở trong nhà.
Nhiều người đến học hỏi kỹ thuật trồng mai, ông đều nhiệt tình chỉ dẫn. Tuy nhiên, theo ông Vị, cây mai thắng lợi hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ngoài biết kỹ thuật, chăm sóc thì còn tùy thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả thị trường.
Ông Vị là chủ của cánh đồng mai tại xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Sau nhiều năm, giờ đây, phong trào trồng mai vàng ở Tân Tây đã phát triển mạnh, diện tích trồng mai ngày càng tăng lên. Không chỉ mỗi ông Vị mà nhiều nông dân khác cũng trở thành đại gia nhờ trồng mai. Cây mai vàng Tân Tây dần có thương hiệu trên thị trường, từ khi được tỉnh công nhận làng nghề trồng mai xã Tân Tây từ tháng 7/2020. Để phát triển làng nghề trồng mai, nơi đây sẽ được đầu tư mở rộng cầu, đường, hệ thống điện. Từ những chính sách này, người dân rất phấn khởi về một sự phát triển, bứt phá của nghề trồng mai trong những năm tiếp theo.
Nói đến nghề trồng mai vàng ở Tân Tây, ông Vị luôn được nhắc đến là một trong số người có nhiều kinh nghiệm nhất. Không chỉ là trước đây mà đến bây giờ, ở tuổi 74, ông Vị vẫn thể hiện là tấm gương “gừng càng già càng cay” trong phát triển kinh tế.
Người dân ở đây vẫn thường bảo, chuyện ông Vị đưa mai vàng về trồng ở vùng đất này là một cơ duyên, tình cờ. Thế nhưng, để có được thành công, trở thành giàu có từ trồng mai thì không phải may mắn mà đó là cả một hành trình dài ông đã miệt mài hăng say lao động, nỗ lực và vượt qua vô vàn gian khó, thử thách.
Đem thứ cây này xuống trồng xuống đất lúa, ai ngờ nông dân An Giang thành tỷ phú, bán ế vẫn có lời
Trồng mai vàng trên đất lúa là sáng tạo của nông dân TX Tân Châu (tỉnh An Giang) trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cây mai vàng cho hiệu quả kinh tế rất cao, sản phẩm có đầu ra rộng mở trên thị trường. Đời sống của hộ trồng mai ngày càng khấm khá.
Khởi nghiệp từ cây mai vàng
Gia đình ông Cao Tấn Ân (ngụ xã Phú Vĩnh, TX Tân Châu, tỉnh An Giang) là điển hình trong việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây mai vàng.
Cách đây 10 năm, hưởng ứng chủ trương của ngành nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, ông Ân và bạn bè mạnh dạn phá bờ đê ruộng lúa, lên liếp, đánh rãnh, tạo mương thoát nước để trồng cây mai vàng.
Nghề trồng mai giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương của TX Tân Châu, tỉnh An Giang.
Ông Ân đã chuyển đổi 2 công đất trồng lúa, đầu tư cải tạo hạ tầng gần 100 triệu đồng. Ban đầu, khi chuyển từ ruộng lúa sang ruộng trồng mai, do chưa hiểu hết tập tính cây trồng, ông phải mất rất nhiều chi phí, công sức.
Cây mai vàng không chịu được ngập úng, buộc đánh mương để tiêu úng. Có như vậy, khi mưa già, ruộng mai không bị ngập nước. Trời nắng, việc tưới, tiêu cũng thuận lợi.
Khó khăn trong giai đoạn đầu, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc. Song, nhờ sự động viên của chính quyền địa phương, cùng với khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ông Ân điều chỉnh lại hạ tầng của ruộng trồng mai, như: Lên liếp trồng phải cao hơn, mương nước đào sâu hơn, áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt của Israel để việc tưới nước, phân bón, thuốc trị bệnh được tập trung.
Vậy là sau 2 năm rút kinh nghiệm, làm quen với tập tính cây trồng, bước sang năm thứ 3, ông biến đất lúa thành ruộng trồng mai xanh tốt, cây mai vàng phát triển đồng đều. Lúc này, ông bắt đầu tạo dáng cho cây, chờ đến ngày thu hoạch.
Giá trị kinh tế cao từ trồng mai vàng
"Mỗi công đất trồng được 500 cây mai vàng. Khi mai trồng được 3-4 năm, bắt đầu xuất bán. cây mai vàng trồng trên nền đất lúa xuất bán thành 3 đợt. Đợt 1, tôi bán cây lớn, có giá từ 1,8 - 2 triệu đồng/cây; đợt 2 từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/cây, đợt 3 từ 500.000 - 800.000 đồng/cây.
Sau khi trừ chi phí, tôi thu lợi nhuận từ 300 - 500 triệu đồng/công đất. Ở vùng đất Phú Vĩnh này, chưa có loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao như cây mai vàng.
Nông dân ở đây nói vui, cây mai bán ế cũng có lời, vì cây càng để lâu càng có giá trị. Gia đình tôi hiện có đến 15 công đất trồng mai" - ông Ân chia sẻ.
Sự kiện cây mai vàng của anh Cao Văn Trọng (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trưng bày tại chợ hoa xuân Long Xuyên tháng 1-2022 được người chơi mai chốt giá 6 tỷ đồng một lần nữa cho thấy, mai vàng là loại cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao.
"Kể từ khi báo chí đưa tin cây mai vàng của ông Trọng giá lên tới 6 tỷ đồng, người chơi mai từ các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh về đây "săn" tìm mai vườn, mai nguyên thủy để mua. Ngoài mai vườn, thương lái từ tỉnh Long An, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh cũng tìm mua cây mai có dáng đẹp. Cá biệt, có cây được ngã giá đến 500 triệu đồng" - ông Ân xuýt xoa.
Mai vàng cho giá trị kinh tế cao, nông dân ở các địa phương, như: Phú Vĩnh, Long An, Châu Phong, Lê Chánh (TX Tân Châu, tỉnh An Giang) nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật trồng, chăm sóc, mạnh dạn chuyển đổi tư duy sản xuất, chuyển sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao (trong đó có cây mai vàng).
Đến nay, toàn TX Tân Châu có trên 50ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng mai vàng. Nhờ vậy, đời sống của hộ trồng mai ngày càng khấm khá hơn.
"Trước đây, Tân Châu nổi tiếng với cây mai gião. Nay, từ việc lai tạo, người trồng mai đã tạo ra rất nhiều giống mai "độc, lạ" cho giá trị kinh tế cao" - ông Nguyễn Thành Phong (ngụ xã Lê Chánh) chia sẻ.
"Cây mai vàng trồng trên nền đất lúa ngày càng khẳng định được giá trị kinh tế. Chính vì vậy, UBND TX. Tân Châu đã cây mai vàng trở thành cây trồng khuyến khích phát triển trên địa bàn.
Thời gian qua, ngoài việc hỗ trợ thủ tục về đất đai cho bà con chuyển đổi, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, Phòng Kinh tế tham mưu UBND thị xã, đưa cây mai vàng vào chương trình, kế hoạch để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Việc này giúp cho cây mai vàng ngày càng khẳng định giá trị kinh tế" - Trưởng phòng Kinh tế TX Tân Châu Võ Thị Loan thông tin.
Không tưởng ở Thái Bình: Trồng loài cây có tên "cay đắng" nhưng lại cho thành quả ngọt ngào Từ lâu, cây thuốc lào đã ăn sâu vào vùng đất Thái Thụy (Thái Bình) và là cây trồng chính ở đây. Cây thuốc lào có thời gian sinh trưởng và thu hái dài ngày, chăm sóc vất vả và rất độc hại, nhưng đến nay vẫn chưa có cây trồng nào có thể thay thế cây thuốc lào bởi nó mang lại...