Cứ “chiến tranh” là chồng đòi lại của hồi môn
“Em mang hết của hồi môn của anh trả anh đây, cả cái điện thoại anh mua tặng em nhân dịp đính hôn nữa, trả hết cho anh! Anh về nhà với bố mẹ đây!” – Chồng H.Q dõng dạc tuyên bố với cô.
Tâm sự với chúng tôi, ban đầu H.Q (Gò Vấp, TP HCM) hồ hởi “khoe” sự may mắn của mình: “Vợ chồng mình may mắn hơn nhiều cặp đôi khác là được bố mẹ 2 bên hết lòng quan tâm và ủng hộ, bố mẹ chồng mình lại có tư tưởng khá &’Tây’. Vì thế khi vừa kết hôn xong, bố mẹ chồng mình cũng không hề đặt ra yêu cầu mình về làm dâu mà ông bà cùng với bố mẹ đẻ mình đã góp kinh phí tậu một căn chung cư nhỏ làm tổ ấm cho 2 vợ chồng mình được tự do và riêng tư, độc lập”.
Nhưng sau đó, nhắc đến chồng, cô lại mặt buồn so: “Đã là vợ chồng sống chung nhà thì không thể tránh được những lúc giận hờn, cãi vã. Bát đũa còn có lúc xô mà. Vợ chồng mình cũng thế, và có lẽ mới chung đụng, chưa hiểu hết cá tính và thói quen sinh hoạt nhau, lại chưa biết nhường nhịn nên tình trạng &’bát đũa xô’ ở nhà mình cũng kha khá thường xuyên.
Nhưng điều đáng nói ở đây là chồng mình có cái tật xấu kinh khủng khiến mình vừa tức, vừa ghét lại vừa buồn cười. Cứ hễ cãi nhau to to một chút là chồng lại lớn tiếng đòi lại bằng sạch của nả hồi môn của chồng lúc cưới nhau bố mẹ chồng cho”.
Anh minh hoa
“Em mang hết của hồi môn của anh trả anh đây, cả cái điện thoại anh mua tặng em nhân dịp đính hôn nữa, trả hết cho anh! Anh về nhà với bố mẹ đây!” – Chồng H.Q dõng dạc tuyên bố với cô.
Lời nói và hành động của chồng khiến H.Q có phần bức xúc: “Trời ơi, lần đầu tiên mình còn tưởng chồng đùa mình nhưng ai ngờ là thật. Anh ấy hùng hổ đi dọn va li quần áo và kéo xềnh xệch mình đi mở két lấy tiền, lấy vàng và tước đoạt luôn chiếc điện thoại mình đang dùng trên tay nữa!”.
Thậm chí, trước khi đi, chồng cô gái trẻ này còn đính kèm thêm câu nói không kém phần long trọng: “Căn nhà này, bố mẹ em cho một nửa phải không? Em thích ở thì trả anh một nửa, không thì anh sẽ mang nửa giá trị tiền đến trả cho bố mẹ em rồi em dọn ra ngoài!”.
“Mình thật sự sốc nặng, cứ như cái máy làm theo những gì anh ấy nói thôi. Đến khi anh ấy đi khuất bóng thì mình mới tin đó là sự thật! Cả đêm ấy anh không về, điện thoại mình không có nên chẳng liên lạc được với ai. Mình mất ngủ cả đêm vì suy nghĩ” – H.Q nói về cảm nhận của cô khi lần đầu tiên chứng kiến “bệnh lạ” của chồng.
Video đang HOT
Theo như lời kể của H.Q thì gia đình cô không có điều kiện bằng nhà chồng nên để lo được cho mình khoản tiền nửa giá trị căn nhà đã là quá sức của bố mẹ cô, vì thế cô không lấy gì làm của hồi môn nữa cả. “Việc làm của chồng thực sự khiến mình có nhiều suy nghĩ không hay. Có khi nào anh ấy nghĩ mình đến với anh ấy vì tiền bạc hay tham lam vật chất không mà động cãi nhau là nghĩ ngay đến vấn đề tiền và nhất quyết đòi sạch mang theo về nhà nội bằng hết?” – người vợ mới này ấm ức.
“Nhiều lần như thế rồi, và cứ sau vài ngày mình chán không ỏ ê gì đến thì xã lại tự khắc quay về xin lỗi và làm lành, lại đưa hết tiền vàng hồi môn cho mình cất đi. Đến khi mình nản, mình bảo: &’Thôi anh tự giữ nhé, lần sau muốn mang về nhà nội đỡ phải bảo em mở két lấy’ thì lại dỗi, và bảo mình không có tư tưởng chung sức vun đắp! Mình đến bó tay bất lực trước ông chồng tính khí ẩm ương này!” – H.Q thở dài.
Cũng là một cặp vợ chồng son ra riêng từ ngay sau khi cưới, chồng của M.A (Ba Đình, Hà Nội) cũng khá giống chồng của H.Q khi luôn đòi lại của hồi môn mỗi khi vợ chồng có “chiến tranh” khiến M.A nhiều khi dở khóc dở cười.
“Vợ chồng mình mới cưới chưa đầy một năm, vẫn chưa có bé thì còn kế hoạch nhưng mỗi khi có gì không hài lòng hay cãi vã nhau là chồng lại chồng lại đòi lại của hồi môn do bố mẹ chồng cho làm vốn khi bọn mình cưới nhau rồi bỏ đi. Nhiều lần như thế khiến mình thật sự chán chường với chồng” – M.A chán nản kể.
Cô tâm sự tiếp: “Những lần sau chồng còn đẩy mức độ lên cao hơn khi &’khuyến mại’ thêm tờ đơn li dị chìa ra bắt mình kí rồi mới gói ghém hết của hồi môn và quần áo đi. Ấy thế nhưng vài hôm sau lại thấy chồng thản nhiên về nhà như không có chuyện gì xảy ra, đơn ly hôn cũng chả thấy nộp. Những lúc ấy có khi thì chồng đến thuê khách sạn ngủ, có khi đến nhà bạn, có lúc thì về nhà nội ở”.
Nếu chuyện chỉ có thế thì cô vợ trẻ này còn có thể nghĩ rằng chồng mình có tính công tử, được nuông chiều nên hay dỗi hờn, nhõng nhẽo. Nhưng một lần, trong cơn nóng giận, chồng M.A đã nói thẳng vào mặt cô một câu khiến cô chết đứng: “Trong nhà này mọi thứ đều là của tôi hết, cô chẳng có cái gì cả! Tôi mang hết của hồi môn đi thì cô có mà sống bằng niềm tin!”.
M.A bảo, lúc chồng nói câu ấy cũng là lúc cô nghỉ ở nhà đợi chuyển việc và không làm ra kinh tế. “Lúc mang hết tiền bạc trong nhà đi như thế, chồng biết thừa mình trong người không có một xu nhưng cũng chẳng cần bận tâm. Tiền tiết kiệm của mình có được đều dành vào việc trả góp tiền nhà và chi tiêu thời gian nghỉ việc mất rồi. Mình tủi thân vô cùng, hóa ra trong lúc mình khó khăn thì người tưởng như sẽ bên cạnh mình – là chồng – cũng không có được!” – M.A rơm rớm nước mắt nói.
Anh minh hoa
Nói về cảm xúc và nỗi lòng khi có người chồng như thế, M.A giãi bày: “Lần đầu tiên, sau khi chồng mang hết của hồi môn và va li quần áo đi, mình đã òa khóc nức nở khi chỉ còn lại một mình trong căn nhà vắng và mọi thứ vừa bị đảo lộn tung tung beng lên.
Của hồi môn của mình thì chẳng đáng bao nhiêu do nhà mình không có điều kiện bằng nhà chồng. Căn chung cư mình đang ở cũng là vợ chồng mình mua trả góp nhưng số tiền cọc ban đầu đều của bố mẹ chồng cho. Vì thế việc chồng đòi lại của nả hồi môn như thế khiến mình cảm thấy dường như chồng đang lên mặt với mình khi mang về nhiều tiền hơn và ngầm nói rằng, trong nhà này mình chẳng có gì hết!
Nhất là câu nói của chồng đã như giội một gáo nước đá vào mặt mình vậy. Mặc dù sau đó chồng xin lỗi rối rít và vẫn đối xử tốt với mình nhưng nỗi đau trong tim mình do câu nói ấy gây ra là có thật. Và niềm tin đối với chồng trong mình cũng bị sứt mẻ ít nhiều”.
Theo VNE
Đau lòng hủ tục cô dâu bị thiêu sống do thiếu của hồi môn
Dù đã sống ở thế kỉ 21, nhưng những cô gái Ấn Độ vẫn bị hủ tục thiêu sống hoặc ép tự tử ám ảnh, nếu gia đình mình không lo đủ của hồi môn mà nhà trai yêu cầu khi các cô về làm dâu.
Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên trang Pravda.Ru đã gặp gỡ Sheba Rakesh, Giám đốc điều hành tổ chức Pankh hoạt động vì mục đích nâng cao vị thế của phụ nữ Ấn Độ, và là một phần của chiến dịch An toàn cho phụ nữ hoạt động trên khắp thế giới. Từ đây, những câu chuyện ngỡ như ở thời tiền sử được hé lộ trong đời sống hàng ngày ở Ấn Độ.
Nhiều cô dâu Ấn Độ bị thiêu sống bởi thiếu của hồi môn
Của hồi môn trong đời sống Ấn Độ
Của hồi môn, hay "Dahej", đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống thường ngày ở Ấn Độ. Nói đơn giản đó là khoản tài sản, hàng hóa có giá trị mà mỗi cô dâu cần mang theo khi đến sống ở nhà chú rể sau khi kết hôn. Người Ấn Độ quy định phụ nữ không có quyền thừa kế, nên của hồi môn chính là khoản tài sản mà cha mẹ dành cho con gái khi về sống ở nhà chồng. Nó cũng thể hiện tình yêu của các bậc cha mẹ đối với con cái, nhưng dần dần đã bị lòng tham trong xã hội làm biến chất và trở thành một gánh nặng đối với con người cũng như hạ thấp giá trị người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ.
Không những vậy, đôi khi của hồi môn lại trở thành tai họa đổ lên đầu những cô gái gia cảnh thiếu thốn không thể lo đủ của cải cho con. Một cô gái về nhà chồng mà không mang đủ của nả theo yêu cầu sẽ phải sống trong sự khinh bỉ và bạo hành của gia đình. Nhưng đó là điều dễ chịu nhất mà các cô dâu Ấn Độ mong tới, bởi nhiều cô gái khác còn bị lạm dụng, hay thậm chí là đổ dầu hỏa thiêu sống hoặc ép tự tử vì thiếu của hồi môn.
Thực tế, những vụ việc đáng ghê sợ trên không chỉ diễn ra ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh mà dường như càng ở nơi đô thị phồn hoa, những tội ác đó diễn ra càng phổ biến và được ngụy trang tinh vi. Chính quan niệm trọng nam khinh nữ cùng với sự đề cao tiền bạc thái quá là môi trường lí tưởng cho cơn ác mộng kia phát triển.
Những vụ án mạng kinh hoàng vì của hồi môn
Khi tìm hiểu về cuộc sống địa ngục của các cô dâu thiếu của hồi môn, phóng viên Pravda nhận thấy không có khuôn mẫu nào cho sự hành hạ và tra tấn, nhưng chúng lại ác độc và tàn nhẫn ngoài sức tưởng tượng của những người ngoài cuộc. Trong hầu hết các trường hợp, những cô dâu con nhà nghèo phải bỏ mạng vì bị nhà chồng đổ dầu hỏa thiêu sống, hay bị bạo hành về thể xác, tinh thần và đặc biệt là tra tấn tâm lí, khiến họ tự tìm đến cái chết.
Không ít trường hợp trong số đó bị gia đình nhà chồng đánh đến chết, nhưng tất cả mọi hành vi tội ác đều được núp bóng những tai nạn. Trên thực tế, chỉ 5% trường hợp những cô dâu bị sát hại kiểu này được điều tra, còn 95% còn lại đều được ngụy trang dưới cái mác tai nạn hay tự tử mà không ai quan tâm đi tìm sự thật.
Ở một số vùng của Ấn Độ, các cô dâu thiếu của hồi môn bị giết chết bằng cách tiêm thuốc độc, để cái chết trở nên bình thường và gia đình nhà chồng thoát khỏi những cáo buộc. Cái chết oan uổng của những cô gái xấu số sẽ mãi mãi bị chôn sâu dưới lòng đất, bởi ít khi cha mẹ ruột của họ tìm hiểu nguyên nhân, vì con gái lấy chồng trong xã hội Ấn Độ đã không còn là con mình.
Theo thống kê do Cục Tội phạm Quốc gia Ấn Độ phát hành năm 2001, gần 7.000 phụ nữ đã bị gia đình nhà chồng thiêu chết vì thiếu của hồi môn. Năm 2008, con số này vẫn ở mức 6.000 người, bất chấp những quy định của nhà nước về việc nghiêm cấm sát hại cô dâu vì của Hồi môn. Cũng theo các số liệu trên, cứ 77 phút lại có một vụ án mạng vì của hồi môn được báo cáo ở Ấn Độ.
Con số này cũng vào mức 3.000 trường hợp mỗi năm ở quốc gia láng giềng Pakistan, dù nhà chức trách nước này đã làm hết sức để ngăn chặn. Sở dĩ, số gia đình nhẫn tâm đốt chết con dâu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm sau mỗi năm bởi các điều tra viên không thể đưa những vụ giết người tương tự ra ánh sáng. Các gia đình đều dựng hiện trường giả, biến chúng thành những vụ tai nạn, trong khi hàng xóm, láng giềng tảng lờ vô cảm bởi sợ mất danh dự, khiến cảnh sát không đủ chứng cứ kết tội. Vì thế, hủ tục và sự im lặng chính là kẻ sát nhân khát máu đang hoành hành ở Ấn Độ.
Những tội ác man rợn đó thường diễn ra ở khu bếp của gia đình nhà chồng, nơi những cô con dâu thiếu của hồi môn bị đẩy xuống đó. Bộ trang phục truyền thống cùng với dầu hỏa do mẹ hoặc một thành viên nào đó của gia đình nhà chồng tưới lên người những cô con dâu nghèo sẽ khiến họ trở thành những ngọn đuốc sống. Thường thì ít người thoát khỏi hủ tục trên, bởi các cô sẽ bị bỏng nặng sau khi lửa cháy. Những cô dâu may mắn hơn sẽ bị thiêu chết bằng vụ nổ khí ga trong bếp, khi gia đình nhà chồng để mở bình và bắt những cô con dâu xuống nấu nướng. Bởi nó xảy ra nhanh nên chắc nạn nhân sẽ ít đau đớn hơn.
Trên thực tế, những cô dâu thoát chết sau khi bị tra tấn kinh hoàng thường không dám tố cáo kẻ gây ra tội ác và tiếp tục sống cuộc sống địa ngục ở gia đình nhà chồng, bởi không có đủ tiền hồi môn là điều sỉ nhục trong xã hội Ấn Độ. Nếu vụ việc vỡ lở, cha mẹ các cô sẽ vô cùng hổ thẹn và không dám ngẩng mặt với hàng xóm láng giềng.
Việc ly hôn dường như còn không tưởng hơn, bởi nếp nghĩ, cách đối xử trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào xã hội Ấn Độ. Những phụ nữ ly hôn thường không được chấp nhận ở quốc gia hơn 1 tỉ dân này. Chính vì lẽ đó, sinh con gái vẫn là "lời nguyền cay độc nhất" đối với không ít phụ nữ Ấn Độ, và những hủ tục ghê rợn này khó mà biến mất trong ngày một ngày hai, bởi nó đã tồn tại quá vững vàng trong suy nghĩ người dân quốc gia này.
Theo Datviet
Những vụ án giết người ghê rợn gây rúng động tuần qua Giết chết con ruột vì bực tức vì không có của hồi môn cho con sau này lấy vợ; Giết dã man vợ rồi tự sát vì muốn ly hôn; Giết chết chồng rồi phi tang xác xuống sông đi tiền bạc... rồi đến bảo mẫu nhẫn tâm đạp chết đứa trẻ 18 tháng tuổi là những vụ án gây rúng động trong...