Củ Chi: Dân khiếp hãi vì mùi hôi ở kênh Thầy Cai
Thời gian gần đây, một số hộ dân sống gần Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM phản ánh kênh Thầy Cai ô nhiễm và bốc mùi từ nhiều năm nay.
Mặc dù chính quyền có vài lần vào cuộc nhưng cho đến nay tình trạng ô nhiễm ở con kênh này vẫn không được cải thiện. Nhiều hộ dân vì sợ mùi hôi, bệnh tật nên đã dọn đi nơi khác sống.
Ghi nhận thực tế tại kênh Thầy Cai, đoạn gần KCN Tân Phú Trung, nước kênh màu nâu đen, có mùi hôi bốc lên nồng nặc.
Theo bà Nguyễn Thị Tím (người dân khu vực), tình trạng ô nhiễm ở con kênh này xảy ra khá lâu, kênh bị ô nhiễm do nhiều cơ sở trong KCN xả nước thải ra. “Khi mới về sống nơi đây tôi còn sử dụng nước dưới kênh để sinh hoạt hằng ngày. Nhưng thời điểm này thì không còn dám sử dụng vì nước không còn trong, đủ nguồn ô nhiễm trong nước” – bà Tím nói.
Bà Tím cho biết thêm con cái bà do không chịu nổi mùi hôi từ con kênh cũng như mùi bốc ra từ một số xưởng sản xuất từ KCN gần đây nên đã dọn đi nơi khác sống.
Người dân phản ánh kênh Thầy Cai đang bị ô nhiễm nặng. Ảnh: QUANG DUY
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Thành Nhân (người dân khu vực) chia sẻ: Tình trạng ô nhiễm ở đây cũng khá lâu rồi. Có một số thời điểm con kênh tạm ổn do được chính quyền xử lý nhưng sau đó nước kênh lại dơ và bốc mùi trở lại. Tình trạng này kéo dài từ nhiều năm nay, đã có không ít người dọn đi vì mùi hôi bốc lên từ kênh.
Trao đổi với ông Võ Văn Kha, chủ doanh nghiệp (DN) tư nhân Huy Thịnh, hoạt động trong lĩnh vực chế biến cao su, một trong những cơ sở bị người dân phản ánh gây ô nhiễm, ông cho biết công ty không có vấn đề xả thải ra môi trường. Cụ thể, nước thải sau khi xử lý xong thì công ty bơm thẳng vào nhà máy xử lý tập trung tại KCN. Về vấn đề mùi hôi, có lẽ hiện tại khu vực này có ba nhà máy cao su. Do cao su có mùi đặc trưng, có thể người dân không quen mùi này nên cảm thấy khó chịu. Cơ quan chức năng cũng đã đo đạc và kết luận mùi hôi không quá ngưỡng cấm.
Video đang HOT
Đại diện Công ty CP Phát triển Đô thị Sài Gòn – Tây Bắc (SCD), chủ đầu tư KCN Tân Phú Trung, cho hay: “Đến thời điểm hiện tại, hầu hết DN trong KCN đã đấu nối nước thải về KCN. Còn số ít DN hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hoạt động, chủ yếu phát sinh nước thải sinh hoạt. Hiện tại Ban quản lý các khu chế xuất TP (Hepza) và KCN đã làm việc với các công ty này và yêu cầu họ tiến hành nhanh chóng việc tách nước mưa, nước thải. Đồng thời liên hệ KCN hướng dẫn đấu nối nước thải.
Về việc DN phát sinh khí thải ra môi trường (nếu có), đại diện SCD cho hay Hepza và công an môi trường TP cũng thường xuyên theo dõi và có kiểm tra đột xuất. Ngoài ra, SCD thường xuyên giám sát khí thải của các DN, khi phát hiện có hiện tượng khác so với bình thường, SCD sẽ làm việc với DN, đồng thời báo cáo Hepza đến xử lý.
Phía lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Củ Chi cho hay đã ghi nhận thông tin phản ánh từ PV, đồng thời sẽ tổ chức khảo sát và có văn bản kiến nghị ngay Sở TN&MT kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các đơn vị hoạt động trong KCN Tân Phú Trung. Qua đó xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định nếu các đơn vị xả thải chưa đạt quy chuẩn môi trường ra kênh Thầy Cai.
NGUYỄN CHÂU
Theo PLO
Dịch tả lợn châu Phi: Phí hỗ trợ thấp, nông dân sẽ bán "chạy" lợn
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) mới bùng phát như ngọn lửa mới chớm. Nếu không có mức hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh hợp lý ngay từ đầu thì khi dịch bùng phát, "nước xa khó cứu được lửa gần".
Ông Trầm Quốc Thắng - Giám đốc HTX chăn nuôi lợn an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP.HCM) nhận định như thế về mức phí hỗ trợ lợn bị dịch tả châu Phi mới được Chính phủ đưa ra.
Ông Trầm Quốc Thắng - Giám đốc HTX chăn nuôi lợn an toàn Tiên Phong. Ảnh: Quốc Hải
Trước hết, ông Thắng cho rằng việc Chính phủ trực tiếp vào cuộc, chỉ đạo công tác phòng chống và đưa ra mức phí hỗ trợ mới là động thái tích cực.
Tuy nhiên, công tác phân loại lợn để định giá hỗ trợ cần chi tiết và thực tế hơn nữa, từ lợn con, lợn giống, lợn nái cho tới lợn thịt đều có giá trị khác khau; giá lợn ở mỗi vùng lại khác nhau.
Hiện có không ít ý kiến cho rằng mức 80% chưa thực tế vì nếu quy đổi ra thì thấp hơn mức hỗ trợ cũ. Ông Thắng đưa ra mức giá trung bình lợn hơi ở miền Bắc khoảng 4 triệu đồng/con (tính bình quân giá 40.000 đồng/kg cho lợn 100 kg/con). Vậy hỗ trợ 80% thì người chăn nuôi chỉ nhận được 3,2 triệu đồng, tức 32.000 đồng/kg.
Từ lợn con, lợn giống, lợn nái cho tới lợn thịt đều có giá trị khác khau; và giá lợn ở mỗi vùng lại khác nhau. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Lúc đầu hỗ trợ 38.000 đồng/kg thấy không ổn. Giờ giờ chuyển qua mức 80% mà giá lợn thấp thì mức hỗ trợ thấp theo, người chăn nuôi còn đứt ruột hơn. Cho nên phải xác định rõ giá thị trường và tìm giải pháp hỗ trợ linh hoạt hơn", ông Thắng nói.
Thứ hai, giá trị của các loại lợn nái, lợn thịt, lợn con, lợn giống là khác nhau. Mức hỗ trợ cũng phải chi tiết cụ thể. Ví dụ lợn con 20 kg hiện có giá 2,2 triệu đồng. Nhưng nếu hỗ trợ 80% thì người nuôi chỉ nhận lại có 1,76 triệu đồng thì chưa ổn.
Từ đó, ông Thắng cho rằng phải đưa ra được một mức hỗ trợ hợp lý để người chăn nuôi mạnh dạn thông báo dịch. Đi kèm là các biện pháp linh động bên trong từ cấp địa phương thì sẽ dập dịch được nhanh.
Cần cụ thể và linh hoạt hơn trong cách tính mức giá hỗ trợ để phù hợp với thực tế. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo ông Trầm Quốc Thắng, cái khó trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi hiện nay là vẫn còn tình trạng dấu dịch. Thời điểm hiện tại, nếu mức hỗ trợ cao nhưng bù lại mức thiệt hại sẽ ít. Còn cứ giữ mức hỗ trợ thấp thì sau này phải trả giá đắt hơn vì số lượng tiêu hủy nhiều, thiệt hại lớn. Nhà nước phải cân nhắc lợi ích về lâu dài.
Theo dõi thông tin dịch bệnh suốt mấy ngày qua, ông Lê Ngọc Hoài, hộ chăn nuôi lợn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) cho rằng việc người dân bán "chạy" là một trong những nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan nhanh.
Phả làm sao để người dân không bán "chạy" lơn bệnh, như vậy mới chống dịch được. Việc Trung Quốc tăng mức hỗ trợ từ 115 USD/con lên 175 USD/con cũng nhằm mục đích để người dân chủ động khai báo dịch" - ông Hoài nói.
Hiện, tổng đàn lợn của Trung Quốc đang có khoảng 50 triệu lợn nái. Theo cách tính đơn giản tổng đàn lợn là 1 lợn nái nhân thêm 10 lợn con. Như vậy, tổng đàn của họ là 500 triệu lợn thịt. Đến nay, Trung Quốc đã tiêu hủy khoảng 1 triệu con; tức chỉ mới 0,2% trên tổng đàn.
"Đồng nghĩa, tỷ lệ nhiễm bệnh và tiêu hủy chỉ có 0,2%. Đây là tỷ lệ lý tưởng vì quá nhỏ so với tổng đàn thực tế của họ" - ông Hoài nhẩm tính.
Mức phí hỗ trợ phù hợp thì người chăn nuôi nhìn vào mới an tân khai báo dịch bệnh vì không sợ lỗ vốn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ở Trung Quốc hiện ngành chức năng đã kiểm soát được 90% các ổ dịch sau 30 ngày, không phát sinh ổ dịch mới. "Chúng ta phải làm mạnh tay hơn nữa. Thậm chí giả định tỷ lệ tiêu hủy lên tới tới 5 - 10% nhưng mức hỗ trợ thỏa đáng thì cả nước sẽ khống chế được bệnh" - ông Hoài nói.
"Đã xác định rõ dịch tả lợn châu Phi không có thuốc chữa thì phải tập trung khoanh vùng, ngăn chặn và dập tắt cơn lây lan dịch bệnh. Muốn dập dịch mà thấy đám lửa nhỏ lại sợ tốn nước. Đến khi đám cháy bùng phát, lan rộng thì lúc đó bao nhiêu nước dập lửa cho vừa", ông Trầm Quốc Thắng nói.
Theo Danviet
Đau đáu giữ sức sống 18 thôn vườn trầu, để mất đi là có lỗi... Đi trên Quốc lộ 1A, hướng từ An Lạc về An Sương, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km về hướng Tây Bắc, chúng ta đến một địa danh nổi tiếng của đất Gia Định xưa: Thập bát phù viên, tức 18 thôn vườn trầu, nay chủ yếu thuộc huyện Hóc Môn và một ít ở quận 12, huyện Củ Chi, TP.HCM. Do đặc...