Củ Chi bứt phá, nỗ lực nâng chất nông thôn mới
Giai đoạn cuối thực hiện nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), Củ Chi là 1 trong những địa phương có nỗ lực bứt phá trở thành huyện đầu tiên về đích tiêu chí cấp xã và huyện NTM ở TP.HCM.
Chung tay xây dựng thôn xóm
Nghỉ hưu năm 2006 nhưng không chịu an dưỡng tuổi già, ông Hoàng Minh Đức (quận Thủ Đức) vẫn tiếp tục làm kinh tế với gia đình. Năm 2017, ông về xã Thái Mỹ ( huyện Củ Chi) mua đất mở trại ương cá giống. Trên diện tích 4.500m2 trong đó diện tích mặt nước là 2.500m2, ông xây dựng 6 ao nuôi cá bố, cá mẹ để lai giống. Bình quân, sản lượng cá bột mà trang trại của ông sản xuất hàng năm khoảng 100.000 con/năm.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong 1 lần tới tham quan trại cá giống của ông Đức. Ảnh: N.V
Thời điểm đó, người nông dân xã Thái Mỹ chủ yếu là nuôi cá thương phẩm theo kiểu truyền thống nên hiệu quả không cao. Từ mô hình của mình, ông Đức đánh giá nghề nuôi cá giống hoàn toàn có khả năng mang lại hiệu quả cho nông dân dù diện tích nhỏ chỉ khoảng 1.000m2. Ông phát động nông dân xã Thái Mỹ nuôi cá giống. Lúc đầu chỉ 10 – 15 hộ trong xã tham gia, đến nay đã được gần 60 hộ, mỗi hộ nuôi từ 2 – 5 ao ương giống.
Khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, ông cũng là 1 trong những hội viên nông dân tích cực tham gia. Ông Đức đã hiến 400m2 đất (trị giá 400 triệu đồng) để làm đường giao thông nông thôn tạo điều kiện cho bà con nông dân đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản được thuận lợi.
Đặc biệt là trong phong trào đoàn kết giúp nhau làm giàu, nhiều năm qua ông đã hỗ trợ hàng chục hộ có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Mỗi hộ được ông giúp khoảng 300.000 con cá bột để bước đầu có tư liệu sản xuất. Ông cũng thường xuyên bán chịu cho nhiều nông dân thiếu vốn, đến sau vụ thu hoạch mới trả lại.
“Gia đình tôi có được cuộc sống ổn định và làm giàu từ nhân cá bột thì nay tôi cũng muốn giúp đỡ lại bà con từng có hoàn cảnh giống mình. Mặt khác cũng giúp địa phương giải quyết việc làm cho một số lao động lớn tuổi, vươn lên làm giàu” – ông Đức chia sẻ.
Ông Lê Đình Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, kết quả lớn nhất của quá trình phát động xây dựng NTM là đã làm khơi dậy tính tích cực của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ tham gia.
Sơ kết giai đoạn đầu nâng chất tiêu chí NTM (2016 – 2017), nhiều công việc triển khai khá chậm. Trong đó có tiêu chí liên quan đến sản xuất, thu nhập, giải quyết việc làm nông thôn…
“Ông Đức làm 1 trong số rất nhiều tấm gương điển hình vẫn đang từng ngày góp sức cùng Củ Chi xây dựng, phát triển nông thôn” – Phó Chủ tịch huyện cho biết.
Video đang HOT
Tiếp tục nâng chất nông thôn
Bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2009, đến nay Củ Chi là huyện cơ bản hoàn thành về đích tiêu chí cấp xã và cấp huyện NTM. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn đã có nhiều thay đổi tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2019 tăng bình quân 8,12%. Doanh thu bình quân trên 1ha đất nông nghiệp năm 2018 đạt 500 triệu đồng/ha/năm.
Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tăng từ 40 triệu đồng/người/năm năm 2105 lên 53,3 triệu đồng/người/năm năm 2018. Đặc biệt là giai đoạn tăng tốc từ sau năm 2018, Củ Chi đã đạt được những kết quả khả quan. Kết quả điều tra thu nhập năm 2019, bình quân 20 xã hiện đạt hơn 69 triệu đồng/người/năm.
Quá trình xây dựng NTM ở địa phương cũng đã xuất hiện nhiều mô hình hay trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với nhu cầu đa dạng của thị trường thành phố, khu vực xuất khẩu được phổ biến nhân rộng.
Huyện Củ Chi đã bước đầu hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Bên cạnh đó, huyện đang tiếp tục phát triển các xu hướng sản xuất mới như ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong các lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt với mục tiêu nâng cao giá trị và hạ giá thành trong sản phâm nông nghiệp.
Tuy nhiên, ông Lê Đình Đức cho rằng đây chỉ mới là một số kết quả bước đầu. Vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục, đổi mới để phát triển tương xứng với tiềm năng của thành phố. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn chậm đổi mới, công tác dạy nghề nông thôn chưa đảm bảo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. “Đây là các vấn đề mà xã huyện cần tập trung, có giải pháp cụ thể để giải quyết trong năm 2019 và giải đoạn tiếp theo” – ông Đức nhấn mạnh.
Theo Danviet
Không đâu như xứ này: Trồng lan, rau mà bỏ túi 400-700 triệu/năm
Trong 5 huyện ngoại thành TP.HCM, Củ Chi là huyện đầu tiên đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) cấp xã và là huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM.
Huyện Củ Chi bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2009 tại xã điểm của Trung ương là xã Tân Thông Hội, sau đó triển khai đại trà trên 19 xã còn lại. Đến năm 2015, 20/20 xã và huyện và được UBND thành phố và Trung ương công nhận là xã và huyện NTM.
Huyện Củ Chi hoàn thành các tiêu chí cấp xã và huyện NTM.
Đến nay, sau 10 năm xây dựng NTM, trên địa bàn xã đã có nhiều thay đổi tích cực. Có thể kể đến những thành quả cụ thể như sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đường giao thông và vận động người dân sử dụng nước sạch.
Ông Lê Đình Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2019 tăng bình quân 8,12%. Nông sản trên địa bàn có quy mô lớn về số lượng. Sản lượng nông sản cung cấp hàng năm khoảng 208.000 tấn rau, 8.000 tấn thủy sản các loại, 110.000 tấn sữa bò tươi và 35.000 tấn thịt các loại; 22,4 triệu cành lan mỗi năm.
Mô hình trồng lan cho doanh thu bình quân 700 triệu đồng/ha/năm
Doanh thu bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2018 đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Riêng mô hình trồng lan cho doanh thu bình quân 700 triệu đồng/ha/năm; rau an toàn khoảng 400 đồng/ha/năm, hoa kiểng 600 đồng/ha/năm.
Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã phát triển tương đối đồng bộ, đã kết nối liên thông các tuyến đường từ xã đến huyện, phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất, đi lại của người dân, vận chuyển nông sản và vật tư phục vụ sản xuất.
Chương trình nước sạch được triển khai từ năm 2015. Sau hơn 3 năm triển khai, đến nay đã có gần 118.000 hộ dân sử dụng nước sạch, đạt tỷ lệ 99,2%.
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phát triển đồng bộ.
Đánh giá chung, ông Đức cho biết công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được quan tâm, đã làm khơi dậy tính tích cực của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, theo đó bà con đã tham gia hiến hơn 760.000 m2 đất để thực hiện các công trình nông thôn.
Quá trình xây dựng NTM đã xuất hiện nhiều mô hình hay trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với nhu cầu đa dạng của thị trường thành phố, khu vực xuất khẩu được phổ biến nhân rộng.
Hơn 99% hộ dân Củ Chi sử dụng nước sạch
Tuy nhiên, ông Đức cũng đánh giá chương trình xây dựng NTM trên địa bàn chỉ mới đạt được một số kết quả bước đầu. Vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục, đổi mới để phát triển tương xứng với tiềm năng của thành phố. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn chậm đổi mới; công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đảm bảo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tình trạng ô nhiễm môi trường, cảnh quan nông thôn chưa thật sự xanh sạch đẹp.
"Đây là các vấn đề mà xã huyện cần tập trung, có giải pháp cụ thể để giải quyết trong năm 2019", ông Đức nhấn mạnh.
Lưới điện phủ khắp địa bàn nông thôn huyện
Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, các huyện không làm lấy lệ để đạt các tiêu chí mà xây dựng đời sống của bà con nông thôn tốt lên mới là mục tiêu cốt lõi. Nhưng mục tiêu này thể hiện cụ thể qua các tiêu chí.
Trước đó, sơ kết giai đoạn nâng chất tiêu chí NTM 2016 - 2017, nhiều công việc triển khai khá chậm. Nhờ sự đốc thúc và vào cuộc quyết liệt, "đất thép thành đồng" Củ Chi đã đạt được những kết quả đáng mừng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Củ Chi tiếp tục giữ vững các tiêu chí
"Thành phố đặc biệt ghi nhận tâm huyết của bà con nông dân để phấn đấu xây dựng NTM thành công, trong đó có những việc làm cụ thể như hiến đất làm đường và công trình nông thôn", ông Liêm nói.
Đánh giá cao những nỗ lực mà chính quyền và nhân dân huyện đạt được, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Củ Chi cần tiếp tục giữ vững các tiêu chí đã đạt và nâng chất lên mức cao hơn, thực hiện tốt hơn nữa việc xây dựng và phát triển nông thôn.
Theo Danviet
Xưa chống đói, nào ngờ giờ trồng rau dại này có tiền triệu mỗi ngày Am hiểu "gu" sành ăn, "ham của lạ" của thị trường, nông dân ờ Củ Chi (TP.HCM) đã đẩy mạnh trồng loại rau móp dại và thu tiền triệu mỗi ngày. Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Dân Việt, ông Lê Văn Tùng-Trưởng ấp Bốn Phú (xã Trung An, Củ Chi) cho hay, rau móp là loài rau dại có ở...