Cử cán bộ sang Hàn Quốc truy tìm lao động bỏ trốn
Vận động trực tiếp gia đình không mang lại kết quả, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định cử cán bộ sang tận Hàn Quốc để tìm lao động vừa sang nước bạn đã bỏ trốn ra ngoài.
Thông tin trên được lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh xác nhận với PV Dân trí sáng ngày 23/6. Cụ thể cán bộ được giao trực tiếp sang Hàn Quốc là ông Đặng Văn Dũng – Trưởng phòng Lao động – Việc làm của Sở này.
Đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân vận động gia đình lao động Nguyễn Công Đ. thông tin cho con sớm ra trình diện để có cơ hội tiếp tục lao động tại Hàn Quốc.
Ông Đặng Văn Dũng xác nhận chuyến công tác, truy tìm lao động bỏ trốn trên sẽ được thực hiện vào tuần tới. Ngoài ông, chuyến đi còn có một số thành viên khác, trong đó có cả sự hỗ trợ của cả một đơn vị chuyên đào tạo, cung cấp lao động cho phía Hàn Quốc.
“Sau khi nhận được chỉ đạo của lãnh đạo sở, những ngày qua chúng tôi đã liên hệ và chốt lịch làm việc với hai đơn vị là Văn phòng Ban quản lí lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và Văn phòng chương trình EPS ngành ngư nghiệp tại nước bạn”- ông Dũng cho biết.
Video đang HOT
Theo ông Dũng, mục tiêu của ông và các thành viên đoàn khi sang Hàn Quốc là tìm hiểu lại nguyên nhân khiến lao động vừa sang đã bỏ trốn; đồng thời sẽ cùng với đơn vị quản lí lao động tại nước bạn tìm cách vận động, truy tìm, đưa lao động bỏ trốn ra trình diện để có cơ may ở lại nước bạn lao động, cũng như không làm ảnh hưởng đến thỏa thuận hợp tác lao động tốt đẹp giữa hai nước.
“Chúng tôi sẽ cùng với Văn phòng quản lí lao động Việt Nam tại nước bạn sẽ liên hệ, làm việc với đối tác của Hàn Quốc về việc tạo điều kiện cho lao động có lầm lỗi bỏ trốn ra trình diện; khi ra trình diện sẽ tổ chức đào tạo lại như thế nào? Chúng tôi sẽ sang trao đổi rất cụ thể những vấn đề trên” – ông Dũng nói.
Ngoài ra, theo ông Dũng, đoàn công tác của Hà Tĩnh cũng sẽ làm việc với Văn phòng quản lí lao động Việt Nam tại Hàn Quốc về giải pháp đưa hơn 1.300 lao động quê ở tỉnh này đang cư trú bất hợp pháp (hết hạn hợp đồng nhưng không về) tại nước này.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, Trung tâm Lao động ngoài nước Bộ LĐ-TB&XH có văn bản thông báo, lao động Nguyễn Công Đ., SN 1988, trú tại xã Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh vừa sang một trường đào tạo của Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc vào ngày 13/3/2017 đã lập tức bỏ trốn khỏi trường ngay sau đó.
Trung tâm Lao động ngoài nước nêu rõ, hành vi của Đ. vi phạm nghiêm trọng pháp luật và đi ngược lại thỏa thuận hợp tác lao động tốt đẹp giữa hai nước, ảnh hưởng đến nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong việc xử lý lao động vi phạm hợp đồng lao động và tuyên truyền vận động lao động về nước đúng thời hạn.
Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân và xã Cương Gián đã đến tận nhà lao động Đ. yêu cầu gia đình phối hợp vận động Đ. về lại Trường đào tạo của Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc ra trình diện, nhưng nỗ lực trên đã không mang lại kết quả.
Văn Dũng
Theo Dantri
Gần 18.000 lao động xuất khẩu sau sự cố môi trường miền Trung
Họ chủ yếu sang Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc làm thuyền viên tàu cá, giúp việc gia đình, xây dựng.
Ngày 12/6, Cục phó Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) Tống Hải Nam cho biết, từ tháng 6/2016 đến 5/2017 có gần 18.000 lao động 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường Formosa, gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đi xuất khẩu lao động. Thị trường chủ yếu là Đài Loan với hơn 10.000 người, Nhật Bản 4.500, còn lại là Hàn Quốc, thuộc các ngành nghề thuyền viên tàu cá, giúp việc gia đình, xây dựng.
"Lao động các địa phương này chỉ phù hợp với một số thị trường cần trình độ thấp, nhưng họ lại không mặn mà khi doanh nghiệp về tư vấn. Ngược lại, những thị trường có thu nhập cao, người lao động muốn đi thì lại không đáp ứng được yêu cầu, kỹ năng", ông Nam nói.
Ngư dân Hà Tĩnh treo lưới sau thảm họa môi trường Formosa năm 2016. Ảnh: Đức Hùng.
Sau sự cố môi trường biển, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã lên kế hoạch hỗ trợ sinh kế cho ngư dân bằng cách tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động với chi phí thấp. Ngoài ra, ngư dân được vay vốn, chuyển đổi việc làm, trở thành công nhân trong các nhà máy.
Đầu tháng 4/2016, hàng loạt cá gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị chết. Hiện tượng này sau đó lan đến vùng biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt. Nguyên nhân được xác định là Formosa Hà Tĩnh xả thải.
Hoàng Phương
Theo VNE
Tuyển trực tiếp lao động đi Đài Loan làm việc như thế nào? Giữa tháng 3 vừa qua, Bộ LĐTBXH đã có văn bản thông báo về việc tuyển trực tiếp lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Đài Loan, giúp lao động không mất phí môi giới. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH. Ông Doãn...