Cứ cãi nhau là vợ lại ôm con bỏ về nhà ngoại
“Cứ mỗi lần vợ chồng có chuyện mâu thuẫn, cãi vã, giận dỗi nhau là cô ấy lại xách valy bỏ về với bố mẹ đẻ khiến tôi vừa lo lắng, lại vừa bức xúc” – anh Nguyễn Ngọc Phong (Thanh Xuân – Hà Nội) tâm sự.
Cứ dỗi là cuốn gói ra đi
Anh Phong kể: “Tôi và vợ kết hôn được hơn 3 năm, đã có với nhau một cô con gái 2 tuổi. Tuy nhiên, tính trẻ con, tiểu thư và hay giận dỗi của vợ tôi thì mãi vẫn vậy. Chỉ cần làm khác ý, hoặc có đòi hỏi gì đó mà không được đáp ứng là cô ấy lại giận dỗi, không nói không rằng với chồng cả mấy ngày, thậm chí cả tuần.
Ban đầu, tôi cũng cố hiểu cho vợ và chiều vợ, vì từ nhỏ, cô ấy đã được sinh ra trong một gia đình giàu có, luôn được cả nhà chiều chuộng. Tuy nhiên, khi đã sống với nhau được một thời gian dài, cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng màu hồng, thế mà cô ấy vẫn không chịu thay đổi, luôn đòi hỏi phải được cung phụng. Thế nên, không ít lần tôi cảm thấy ức chế và đã cãi nhau với vợ.
Tất nhiên, đó là những cuộc cãi vã không lấy gì làm to tát.
Cứ giận dỗi là cô ấy cuốn gói về nhà mẹ đẻ. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Vậy mà mỗi lẫn như thế, cô ấy lại phản ứng lại tôi, trừng phạt tôi bằng cách xách valy bỏ về nhà ngoại cho đến khi tôi phải sang xin lỗi và năn nỉ năm lần bảy lượt cô ấy mới chịu về.
Đến khi sinh con, những tưởng cô ấy sẽ người lớn hơn, chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động, nhưng không, mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn, cô ấy lại “ngựa quen đường cũ” ôm theo con bỏ về nhà ngoại khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Nhất là mỗi lần sang đón vợ về, bố mẹ vợ lại nói mát tôi, thêm phần ác cảm với tôi.
Lần này, mâu thuẫn giữa chúng tôi lớn hơn, cô ấy nghi tôi có bồ sau khi đọc được mấy tin nhắn của tôi với cô bạn đồng nghiệp ở công ty. Thế rồi, chưa kịp tìm hiểu vấn đề, cô ấy đã tìm đến tận công ty tôi để đánh ghen khiến tôi vô cùng xấu hổ.
Trong lúc tức giận tôi đã tát cô ấy 1 cái, vậy là cô ấy lập tức ôm cả con, cả valy quần áo bỏ về nhà ngoại từ 3 ngày nay. Tuy nhiên, lần này tôi không còn muốn nhẫn nhịn để đến xin lỗi và đón vợ về như những lần trước nữa”.
“Tôi muốn để cho cô ấy có thời gian suy nghĩ về hành động của mình và khi nào nhận ra lỗi sai, cô ấy sẽ phải tự về chứ không phải là tôi đến năn nỉ như trước nữa” – anh Phong nghiêm nghị nói.
“Đi thì dễ nhưng về thì khó”
Trước câu chuyện của những người đàn ông có vợ bỏ về nhà ngoại sau cuộc cãi nhau với chồng, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, trong nhiều tình huống người phụ nữ làm như vậy là đúng, và không nên trách người phụ nữ.
Bởi vì, đàn ông khi tức lên có thể trút giận bằng cách đánh đập, chửi mắng vợ, nhưng đàn bà thì không làm thế được. Do vậy, phản ứng cao nhất của người đàn bà khi đó chỉ có thể là bỏ về nhà mình.
Trong trường hợp đó, nếu người chồng không muốn ly hôn với vợ, và đã hối hận vì mình đối xử không ra sao khiến vợ phải bỏ đi thì khi gọi điện cho vợ, người chồng phải biết nhận lỗi về mình. Sau đó phải bàn với vợ về hướng thay đổi sau này. Chứ không phải là gọi điện rồi đổ lỗi cho vợ về việc vợ bỏ đi, hoặc hứa đại để vợ đồng ý trở về.
“Cách làm đó (đổ lỗi, và hứa suông) thường không có kết quả. Lời hứa đó không có giá trị. Bởi chắc chắn, trước khi xảy ra việc người vợ bỏ về ngoại, thì anh đã hứa nhiều quá rồi. Còn về phía người vợ, một khi đã bỏ đi thì phải bắt người chồng sửa chữa, không tái phạm lỗi như lần này nữa”- Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, phương pháp bỏ về nhà ngoại khi cãi nhau, giận dỗi với chồng chỉ nên là lựa chọn cuối cùng, và thật hạn chế dùng.
“Còn trường hợp người vợ lạm dụng, hơi tí là bỏ về ngoại như trên thì hoàn toàn không nên. Bởi đi thì dễ nhưng về là khó. Nhất là trong trường hợp người vợ bỏ đi khi lỗi của chồng chưa rõ ràng và chồng vẫn cho rằng mình đúng. Hoặc lỗi đó chỉ là một lỗi rất nhỏ, không đáng phải làm to chuyện” – chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa nói.
Theo Vietnamnet
Đàn ông tốt thì đừng làm khổ vợ
Anh em bạn bè cần giúp đỡ anh ấy chẳng bao giờ nỡ chối từ,từ vay tiền, mượn xe, đến xin việc hộ cho con, cứ làm được là anh ấy giúp. Bạn bè gọi anh ấy là đàn ông tốt.
Anh em bạn bè cần giúp đỡ anh ấy chẳng bao giờ nỡ chối từ, từ vay tiền, mượn xe, đến xin việc hộ cho con, cứ làm được là anh ấy giúp. Bạn bè gọi anh ấy là đàn ông tốt.
Thế nhưng, lần lượt 3 bà vợ của anh ấy, bà nào cũng thương yêu rồi ở được một thời gian, là dứt áo ra đi. Bà vợ cả buộc tội anh ấy chỉ biết đòi hỏi mà không được tích sự gì. Công to việc lớn trong nhà đều dồn vào tay bà ấy cả, ông chồng suốt ngày đi nhậu, múa mép với bạn bè. Lo việc nhà chưa xong, bà ấy còn phải lo thêm việc thiên hạ cho chồng mát mặt. Số là bà ấy cũng có chút vị trí trong một công ty nhà nước, cho nên ông chồng cứ nhận lời xin việccho con nhà ai thì "đá bóng" luôn cho vợ. Ban đầu vì nể chồng, lại cũng quan hệ rộng nên bà vợ không nỡ từ chối, sau thấy mệt thân mà còn ấm ức vì chẳng được lời cảm ơn. Ai đặt vấn đề cảm ơn ông chồng cũng phẩy tay "chuyện nhỏ như con thỏ". Thế là bà ấy giải tán. Anh bạn tôi chê vợ ích kỷ, không giữ thể diện cho chồng, rốt cuộc đường ai nấy đi.
Bà vợ thứ hai buộc tội anh ấy bo bo với vợ con, nhưng ra ngoài lại tỏ ra mình hào phóng. "Nói thì bảo nhỏ nhen, nhưng ông ấy sống không thật" - chị bức xúc. Quả là chướng mắt khi tiền tháng anh chẳng đưa nổi cho chị nhưng tiền mang đi làm... từ thiện thì bao nhiêu cũng không vừa. Như hôm có ông bạn mượn ô tô về quê, anh nhiệt tình đánh xe đưa về tận nơi, tiền xăng xe cò nhăng hái trả. Đến nơi chả biết được tung hô thế nào mà vung ra cả tiền triệu mua quà quê, chia cho cả đoàn mỗi người một ít. Thế nhưng con có xin tiền học thì lại chỉ tay "sang mẹ". Anh luôn mồm bảo "đời còn nhiều người nghèo, giúp được ai thì giúp...". Nhưng nghe đến lần thứ n thì vợ hai quắc mắt: "Thế tôi giàu à? Ai cho tôi tiền đâu?" rồi dứt áo ra đi.
Bà vợ ba bỏ anh ấy vì lý do khó nói hơn. Già rồi, lấy vợ trẻ hơn nhiều tuổi, lại hay chè chén tối ngày, nên anh ấy thường rơi vào cảnh "xìu xìu ển ển". Mới có ngoài ba mươi, tưởng vớ được ông chồng vừa già vừa giàu, lại phong độ, ai ngờ chỉ được cái mẽ, cô vợ quá chán bỏ của chạy lấy người. Hôm gặp tôi cùng nhậu, anh ấy còn chán nản: "Cái loại đàn bà, chẳng đứa nào có tình, chẳng đứa nào chung được chí lớn với thằng đàn ông".
Tôi thì nghĩ đơn giản, đàn ông có chí khí vẫy vùng, tung hoành dọc ngang ở đâu đi chăng nữa, vẫn phải là đàn ông lo được cho vợ con, đối tốt với người thân trước khi đối tốt với người ngoài, mới thực là đàn ông tốt. Đừng tin lời bạn bè nói: "Anh có thể là bạn tốt nhưng là một ông chồng tồi". Đó chỉ là cách nói khéo léo nhằm né tránh một sự thật rằng, anh chưa phải người đàn ông tốt mà thôi.
Theo VNE
Hết yêu, trở thành... kẻ thù Khi yêu, nhiều người thường dành cho nhau những lời hoa mỹ nhưng lúc chia tay, mọi thứ quay ngoắt 180 độ. "Trời ơi, mới chia tay mình chưa đầy 1 tháng mà "nó" đã cặp kè với con khác. Mình có nên đánh ghen một trận cho hả giận không?" - ý kiến của N., sinh viên ngành ngoại ngữ một trường...