Cứ cãi nhau là chồng thẳng tay tát vợ để… cảnh cáo, đúng hay sai tính sau
Đã nhiều lần tôi muốn ôm con ra đi, muốn ly hôn để giải thoát cho mình. Nhưng không tiền, không nghề nghiệp, tôi không đủ can đảm để làm thế dù quá cơ cực khi sống bên người chồng ích kỉ, gia trưởng.
Nỗi đau này tôi không dám nói với ai. Bởi năm xưa, bố mẹ khuyên can nhưng tôi nằng nặc đòi cưới. Giờ dù có khổ thế nào tôi cũng phải tự chịu, tôi không dám kể với bố mẹ vì sợ họ sẽ đau lòng.
Tôi lấy chồng năm cuối đại học. Bố mẹ nuôi ăn học bao năm, tôi bỏ dở để theo chồng. Lúc đó, nhìn người đàn ông thành đạt, giỏi giang, kiếm ra tiền như anh, tôi ngưỡng mộ lắm. Tôi chỉ sợ mất anh sẽ không bao giờ tìm được người tốt như thế nữa. Thế nên tôi nằng nặc đòi bố mẹ cho lấy chồng mặc cho chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp. Thậm chí bố mẹ không đồng ý, tôi còn gạ anh có bầu trước để ép cưới. Cuối cùng, tôi cũng được toại nguyện. Tôi trở thành vợ, thành mẹ khi không nghề nghiệp, không tiền lương, thậm chí bằng cấp cũng không có vì tôi bỏ dở giữa chừng.
Chồng tôi bảo: “Mẹ anh có quan niệm đàn ông phải là chủ, phải quản được vợ, thế nên nhiều khi vợ chồng cãi nhau, em cứ nhịn anh một tí. Anh có tát vài cái lấy oai cũng là gì…” (Ảnh minh họa)
Cưới nhau về, tôi sống cùng nhà chồng. Lúc này tôi mới thấm thía cái cảnh không tiền, ăn bám chồng nó nhục nhã làm sao. Trong mắt gia đình chồng tôi là thứ… tội nợ.
Mẹ chồng tôi bực vì tôi còn trẻ mà hám lấy chồng, lại còn để có bầu ép cưới. Thế nên tôi làm gì bà cũng không vừa mắt.
Chồng tôi lại là người nghe lời mẹ. Điều này tôi nghĩ cũng bình thường thôi vì mẹ chồng tôi vất vả lắm mới nuôi anh lên người.
Nhưng điều tôi đau khổ nhất là, mỗi khi có va chạm, dù chỉ là tranh luận bình thường, để thể hiện cái oai của mình, ngay lập tức chồng tôi đưa tay tát vợ để… cảnh cáo. Sau đó, ai đúng ai sai, anh ấy mới phân định sau và xin lỗi tôi nếu tôi đúng.
Video đang HOT
Mỗi khi có va chạm, dù chỉ là tranh luận bình thường, để thể hiện cái oai của mình, ngay lập tức chồng tôi đưa tay tát vợ để… cảnh cáo. (Ảnh minh họa)
Lần đầu tiên, tôi ngỡ ngàng không tin nổi. Sau đó thấy chồng năn nỉ xin lỗi, tôi lại bỏ qua. Chồng tôi bảo: “Mẹ anh có quan niệm đàn ông phải là chủ, phải quản được vợ, thế nên nhiều khi vợ chồng cãi nhau, em cứ nhịn anh một tí. Anh có tát vài cái lấy oai cũng là gì…”
Nghĩ thì vậy nhưng rồi dần dần, tôi nhận ra, chồng coi thường mình, vì tôi không làm ra tiền.Thế nên mỗi khi có chuyện mâu thuẫn là anh ta tát tôi. Anh ta không đánh nhiều nhưng thích lên là tát. Lâu dần, cũng chẳng có lời xin lỗi nào nữa, nó giống như một chuyện… thường tình.
Nghĩ thì vậy nhưng rồi dần dần, tôi nhận ra, chồng coi thường mình, vì tôi không làm ra tiền.Thế nên mỗi khi có chuyện mâu thuẫn là anh ta tát tôi. (Ảnh minh họa)
Hơn 2 năm lấy nhau, tôi đã ăn không biết bao nhiêu cái tát của chồng. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ việc nghiêm trọng đến việc hết sức bình thường. Tôi muốn ly hôn, nhưng tôi không có công việc, lại không có tiền.
Tôi dự định sẽ đi làm trở lại, tự chủ về cuộc sống của mình. Nếu lúc đó, anh vẫn còn hành xử theo cách này, tôi sẽ ly hôn. Nhưng liệu đến bao giờ, tôi mới xin được việc khi mà tôi không có bằng cấp, cũng không có kinh nghiệm?
Tôi không dám trách ai vì đây là sự lựa chọn sai lầm của chính tôi.
Theo Minh Trang/Eva
Không muốn sống nghèo khổ, tôi quyết ở rể nhà giàu để rồi phải nhận cái kết đau lòng
Ông quên rằng tôi là con rể ông sao? Hay thật sự thì trong suy nghĩ của ông, tôi đúng chỉ là một thằng tài xế?...
Tôi sinh ra và lớn lên ở một xóm nghèo vùng biển. Cuộc sống quanh năm bấp bênh, khổ cực với cái nắng cái gió và vị mặn mòi của biển đã thôi thúc tôi cố gắng học hành để mong vươn lên thoát nghèo. Bố mẹ dù vất vả nhưng vẫn cố gắng lo lắng, chăm chút cho tôi học hành. Sau những chén rượu trắng, bố tôi trong cơn say lại tỉ tê với tôi rằng:
- Cái nghèo cái khổ nó đeo bám vùng quê này bao đời nay. Bây giờ chỉ có cái chữ mới giúp chúng mày thoát nghèo thoát khổ được. Cố gắng mà học hành rồi bay nhảy đi đâu thì đi, tao không giữ.
Rồi tôi cũng đậu vào một trường đại học có tiếng ở ngoài Bắc. Ngày tiễn tôi lên đường nhập học, bà con làng xóm đến chật cả nhà chúc mừng. Bố mẹ tôi hãnh diện lắm. Nhưng tôi biết, đằng sau nét cười thỏa mãn đó, là những nỗi lo âu hằn sâu hơn. Tôi đi học ngoài thành phố, đồng nghĩa với việc gánh nặng kinh tế gia đình lại tăng thêm.
- Bố mẹ đừng lo, ra ngoài đó con sẽ tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Bố mẹ ở nhà đừng quá sức làm việc, cẩn thận sinh bệnh.
- Ra đó thì chịu khó mà học hành cho bằng bạn bằng bè. Làm thêm thì có chừng có mực thôi. Tiền thì cần thật nhưng mà việc học vẫn là trên hết. Mày không phải lo gì cả, tao với mẹ mày ở nhà sẽ lo được. Hết tiền cứ gọi về, tao gửi ra cho.
Tôi dạ vâng, nhưng lên trường vẫn miệt mài đi làm thêm. Thời gian 1 ngày chia 4 thì quá nửa là thời gian tôi đi làm thêm. Dù mệt nhưng tôi vẫn rất vui và cố gắng phấn đấu hết mình.
Thời gian thấm thoắt trôi, ngày tôi lấy bằng tốt nghiệp cũng đến. Trong ngày tốt nghiệp, bố mẹ tôi không lên cùng tôi nhưng bố mẹ bạn gái tôi thì đều đến hết, khiến tôi nở mày nở mặt. Họ đều là những người có tiếng trong giới kinh doanh, có chức, có quyền.
Trong ngày tốt nghiệp, bố mẹ bạn gái tôi đều đến hết, khiến tôi nở mày nở mặt (Ảnh minh họa)
Tôi quen bạn gái trong một lần đi phụ bưng bê tiệc cưới nhà hàng. Thực ra cả hai chúng tôi đều biết nhau từ trước đó bởi tôi và cô ấy học cùng trường, cùng khoa nhưng khác lớp. Cũng chẳng có việc gì cần giao tiếp với nhau nên hầu như trước đó chúng tôi không tiếp xúc. Nhưng từ sau lần đó, tôi và cô ấy tình cờ gặp nhau nhiều hơn, bắt đầu nói chuyện qua lại. Dần dần, tôi và cô ấy trở thành người yêu. Tôi biết cô ấy là con gái duy nhất của một gia đình giàu có, còn tôi, tuy nghèo nhưng tôi không tự ti về hoàn cảnh của mình bởi tôi tự thấy rằng, tôi cũng là một thằng có tài. Ngày tốt nghiệp, bố bạn gái tôi vỗ vai tôi nói rằng:
- Chuyện cưới xin của hai đứa cũng nên tính đi thôi chứ chàng trai! Chú hứa sẽ cho hai đứa một đám cưới hoành tráng nhất. Cưới xong thì về làm cho chú, trước sau gì thì công ty cũng là của hai đứa. Cả cái nhà nữa, vợ chồng chú có mỗi cô con gái, sau vợ chồng chú già cả thì cũng là của nó.
- Vâng, cháu sẽ về nói chuyện với bố mẹ cháu ạ.
Bố mẹ tôi không đồng ý. Một là gia đình nhà họ quá giàu có, dù gì thì không môn đăng hộ đối cũng là một cái khó. Hai là chuyện tôi ở rể, họ không muốn như vậy. Nhưng tôi quyết tâm lấy bạn gái tôi và chấp nhận chuyện ở rể.
Rôi tôi cũng cưới vợ và về làm cho công ty của gia đình vợ. Nhưng vị trí tôi làm, chỉ là một nhân viên quản lý cấp thấp. Ban đâu tôi nghĩ, chắc là bố vợ định rèn tôi từ những việc đơn giản nhất rồi sau đó cất nhắc lên dần dần. Nghĩ vậy nên tôi ra sức phấn đấu làm việc, cố gắng hết mình, bỏ qua những điều nhỏ nhặt không vui trong cuộc sống làm rể nhà giàu. Ở trong nhà vợ, cái gì tôi cũng phải cần thận, phải khép nép. Bố mẹ vợ lúc nào cũng con cẩn thận một chút, cái này đắt tiền lắm, cái kia quý hiếm lắm. Đi làm ở công ty về mệt mỏi, còn phải đưa vợ đi chơi, đi shoping, đưa mẹ vợ đi matxa, nhảy đầm, đón bố vợ nhậu nhẹt say xỉn về. Nhiều lúc tôi cảm giác như mình là thằng tài xế chạy sô vậy. Có lần tôi đi đón bố vợ và khách của ông, ông khách nhìn thấy tôi còn nói:
- Cậu tài xế của ông nhanh nhẹn thật đấy, tôi phải ở thành phố này mấy hôm, lúc nào cần ông cho tôi mượn nhé!
- Ông cần đi đâu cứ gọi. Đây tôi cho số.
Tôi sững người. Một cảm giác nhục nhã đến khó tả. Bố vợ tôi không những không giải thích mà còn hùa theo người ta, coi tôi như một thằng tài xế thật? Ông quên rằng tôi là con rể ông sao? Hay thật sự thì trong suy nghĩ của ông, tôi đúng chỉ là một thằng tài xế?
Theo Phương ChiPhununews
Vợ chồng hiếm muộn nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi, 18 năm sau mới biết sự thật về đứa trẻ Thương vợ, Vương Cường thường xuyên ở bên cạnh an ủi, động viên và đưa Trương Lợi đi du lịch để cô khuây khỏa. Anh tin nếu kiên trì tĩnh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, sẽ có ngày thiên thần nhỏ tìm đến với vợ chồng họ. Đời có trăm ngàn lối nhưng vạn sự trên đời đều không thể tránh được vòng...