Cú “bắt tay” trăm tỉ của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn
Với những toan tính nhằm thu lời cho bản thân trái quy định, Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho Oceanbank.
Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho Oceanbank
Sau vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng, hai tội danh tiếp theo mà Hà Văn Thắm phải đối mặt chính là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Với hai tội danh này, người cùng Thắm có “dấu ấn” lớn nhất chính là Nguyễn Xuân Sơn (cựu thành viên HĐQT, TGĐ Oceanbank).
“Thu phí” nhằm “đút túi” riêng
Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho thấy cuối năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kí thỏa thuận với Oceanbank để trở thành cổ đông và đối tác chiến lược, PVN cử Nguyễn Xuân Sơn làm thành viên HĐQT và TGĐ Oceanbank.
Đầu năm 2009, bàn bạc về vấn đề huy động vốn cho Oceanbank, Sơn chủ động đề nghị với Thắm rằng Oceanbank phải chi trả cho Sơn ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng với mức trên dưới 1%/năm đối với nguồn tiền gửi từ nhóm khách hàng dầu khí.
Để có nguồn tiền chi cho Sơn, Thắm và Sơn thống nhất sẽ “thu phí” đối với khách hàng vay vốn và mua ngoại tệ, thông qua Công ty CP BSC (công ty do Thắm lập ra). Cụ thể, Thắm giao cho Nguyễn Văn Hoàn, Phó TGĐ phụ trách tín dụng trển khai thu chênh lệch lãi bằng hình thức BSC kí các hợp đồng dịch vụ với khách hàng có thu phí; về phần mình, Sơn chỉ đạo Nguyễn Minh Thu, Phó TGĐ phụ trách khối nguồn vốn triển khai việc thu tiền chênh lệch tỷ giá ngoại tệ bán ra.
Video đang HOT
Tiếp đó, Oceanbank phân công các cán bộ để đàm phán với khách hàng về mức lãi suất cho vay hoặc tỷ giá ngoại tệ bán ra; lập hợp đồng tín dụng hoặc mua bán ngoại tệ với mức lãi suất và tỷ giá thấp hơn thỏa thuận. Số tiền chênh lệch từ sự gian dối này được hợp thức bằng việc thu tiền hợp đồng dịch vụ với BSC. Trên thực tế, khách hàng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ, BSC cũng không cung cấp dịch vụ gì, nhưng họ vẫn phải kí hợp đồng để được vay vốn hoặc mua ngoại tệ.
Kết quả điều tra cho thấy, từ 22-5-2009 đến 31-1-2012, Công ty BSC đã thu tổng số tiền 70,9 tỉ đồng từ việc “thu phí” của các khách hàng, trong đó chuyển vào tài khoản của Nguyễn Xuân Sơn gần 69,4 tỉ đồng.
Hành vi thu chênh lệch tỉ giá, chênh lệch lãi suất trong quá trình huy động vốn, bán ngoại tệ trên đã gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng cho Oceanbank và khách hàng.
Thắm, Sơn và các đồng phạm bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
“Đi đêm” với khách hàng để huy động vốn
Cuối năm 2010, Nguyễn Xuân Sơn được điều chuyển, bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc PVN; Sơn giới thiệu Nguyễn Minh Thu (thời điểm đó là Phó TGĐ) giữ chức vụ TGĐ Oceanbank thay mình. Đồng thời, Sơn cũng đề nghị Hà Văn Thắm giao cho Thu tiếp tục phụ trách công tác huy động vốn mà Sơn và Thắm đã hợp tác trước đó.
Do nguồn huy động của Oceanbank phụ thuộc phần lớn vào số dư tiền gửi của PVN, các tổng công ty và công ty con nên Thắm đồng ý với đề nghị trên. Đồng thời, nhằm thúc đẩy và phát triển khách hàng trong công tác huy động vốn, Thắm ra chủ trương về việc chi ngoài lãi suất huy động vốn cho các khách hàng trên toàn hệ thống Oceanbank.
Theo chỉ đạo của Thắm, Nguyễn Minh Thu cùng Lê Thị Thu Thủy (cựu Phó TGĐ) và Nguyễn Thị Minh Phương (cựu phó TGĐ Oceanbank) đã chỉ đạo các lãnh đạo khối ban thuộc hội sở Oceanbank, Giám đốc các chi nhánh thực hiện chi lãi ngoài huy động vốn trái quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn VNĐ và USD theo từng thời kỳ.
Đáng chú ý, chủ trương chính sách của Thắm không hề ban hành văn bản mà đều được chỉ đạo qua các cuộc họp và trong quá trình thực hiện, lãnh đạo phụ trách các khối nghiệp vụ của Hội sở thông báo qua điện thoại, email, chát skype cho các chi nhánh để thực hiện.
Xác minh tại hội sở Oceanbank, từ năm 2010 đến ngày 31-11-2014, tổng số tiền Oceanbank đã chi lãi ngoài huy động vốn là hơn 1.576 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 984 tỉ đồng.
Về số tiền 1.576 tỉ đồng trên, CQĐT xác định Oceanbank chi hơn 1.000 tỉ đồng, có 598,6 tỉ đồng chi lãi ngoài (544 tỉ đồng vượt lãi suất trần theo từng thời kì). Trong đó, Hà Văn Thắm khai đã nhận và sử dụng cá nhân 271,5 tỉ đồng; Nguyễn Xuân Sơn khai đã nhận khoảng 200 tỉ đồng, chuyển cho Ninh Văn Quỳnh (kế toán trưởng PVN) khoảng 120 tỉ đồng, số còn lại gửi tiết kiệm và chi tiêu cá nhân. Tuy nhiên, tại CQĐT, Ninh Văn Quỳnh không thừa nhận nhận tiền từ Sơn.
Thắm, Sơn cùng các đồng phạm bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 20-6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra đối với vụ án “vi phạm quy định về cho vay… Lợi dụng chức vụ quyền hạn… Cố ý làm trái….” Xảy ra tại Ngân hành TMCP Đại Dương (Oceanbank) và các đơn vị liên quan. Theo đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an chuyển hồ sơ đến VKSND tối cao, đề nghị truy tố đối với Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank) cùng 16 bị can về các tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Kết luận điều tra cho thấy, với các hành vi phạm tội như đã nêu, Thắm cùng đồng phạm đã gây thiệt hại cho Oceanbank hàng nghìn tỉ đồng.
Theo Tuyến Phan ( Pháp luật TP.HCM)
Khống chế con tin 6 giờ vì muốn... tự tử bằng súng
Tại cơ quan công an, đối tượng khống chế con tin suốt 6 giờ khai nhận mục đích là để công an đưa súng cho mình tự tử.
Ngày 8.10, đại úy Lê Minh Thức - Đội phó Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - cho biết đang tạm giữ hình sự Nguyễn Ngọc Phương (24 tuổi; ngụ phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) để điều tra về hành vi giữ người trái pháp luật.
Đối tượng Phương bị lực lượng chức năng khống chế
Theo đại úy Thức, bước đầu tại cơ quan điều tra, Phương khai nhận do buồn chán gia đình và có ý định tự tử bằn súng nên trưa 7.10, đối tượng chuẩn bị 2 con dao, 1 thanh sắt đến quán tnternet trên đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân An).
Đến chiều cùng ngày, Phương dùng dao khống chế thiếu niên 14 tuổi rồi đuổi tất cả những người trong quán ra ngoài, dùng ghế chèn cửa để con tin không thể chạy thoát. Trong lúc khống chế con tin, Phương đã yêu cầu chủ quán gọi công an đến. Tuy nhiên, chủ quan nghĩ thanh niên này chỉ đùa nên khuyên can nhưng không được. Đến 18 giờ cùng ngày, chủ quán mới gọi điện trình báo cơ quan chức năng.
Thưởng nóng các đơn vị tham gia giải cứu con tin
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa hiện trường, cùng gia đình thuyết phục Phương thả con tin nhưng không được. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã ập vào bắt giữ Phương và thu giữ 2 con dao, 1 thanh sắt.
Trong quá trình thuyết phục, Phương nói mình bị nhiễm HIV muốn tự tử. Nhưng khi đưa về trụ sở công an, Phương phủ nhận mình bị nhiễm HIV và khai nhận do buồn chán chuyện gia đình nên muốn tự tử bằng súng. Do không có súng nên mới bắt cóc con tin để công an tới đưa súng cho mình.
Sáng 8.10, UBND phường Tân An đã thưởng nóng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an phường Tân An và Tiểu đoàn trưởng Cảnh sát cơ động PK20 (Công an Đắk Lắk) mỗi đơn vị 2,5 triệu đồng.
Theo C.Nguyên (Người lao động)
Hà Văn Thắm cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ ra sao? Hà Văn Thắm đã cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ đồng nhưng không có tính pháp lý, không có khả năng trả nợ. Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra đối với Hà Văn Thắm (44 tuổi, trú Tây Hồ, Hà Nội) cùng 16 đồng phạm về các tội: Vi phạm quy định về cho vay...