Cụ bà sống gần một thế kỷ với nội tạng bị đảo ngược
Suốt 99 năm Rose Marie Bentley (Mỹ) không hề biết dạ dày của mình nằm ở bên phải, lá gan nằm phần lớn ở bên trái, ngược với bình thường.
Một ngày đầu xuân năm 2018, trong phòng thí nghiệm tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon ở Portland (Mỹ), nam sinh viên y khoa Warren Nielsen cùng bạn học chuẩn bị thực hành trên xác người. Mùi formaldehyde phảng phất trong không khí. Nhóm sinh viên háo hức khám phá những bí ẩn cơ thể mà họ mới chỉ nhìn thấy qua trang sách.
Thi hài được giao cho nhóm Nielsen là bà Rose Marie Bentley, qua đời vì nguyên nhân tự nhiên ở tuổi 99. Lúc đó, các sinh viên chẳng hay biết danh tính người phụ nữ. Để thể hiện sự tôn trọng, thông tin cá nhân của người hiến xác tuyệt đối không được tiết lộ.
Bentley khi còn trẻ. Ảnh: IFL.
Vừa bắt đầu mổ phần ngực, nhóm sinh viên y khoa đã nhận ra điều kỳ lạ ở Bentley. “Trái tim bà ấy thiếu một tĩnh mạch lớn ở bên phải”, Nielsen nhận xét. Anh nhanh chóng nhờ bạn bè gọi thầy giáo phụ trách đại cương về giải phẫu lâm sàng là phó giáo sư Cameron Walker.
Xem xét kỹ hơn, phó giáo sư Walker cùng học trò nhận ra toàn bộ nội tạng của Bentley bị đảo ngược, như thể một tấm hình phản chiếu trong gương. “Tôi nghĩ khả năng tìm ra một người khác như bà ấy là một trên 50 triệu”, phó giáo sư Cameron nói.
Phổi phải của Bentley chỉ có hai thùy trong khi tâm nhĩ phải của bà to gấp đôi kích thước tự nhiên. Vô số tĩnh mạch bị thiếu hoặc mọc ra từ vị trí bất thường.
Dạ dày của Bentley ở bên phải cơ thể thay vì bên trái. Lá gan vốn nằm phần lớn ở bên phải lại nghiêng sang hẳn bên trái. Lá lách đáng lẽ ở bên trái lại nằm bên phải. Phần còn lại của đường tiêu hóa cũng bị đảo ngược.
Nội tạng của Bentley (trái) so với nội tạng của người bình thường. Ảnh: Oregon Health & Science University.
Video đang HOT
Theo phó giáo sư Walker, các đột biến dẫn đến tình trạng đảo ngược nội tạng như cụ bà Bentley thường xảy ra sớm, khi còn là thai nhi, giữa khoảng ngày thứ 30 và 45 thai kỳ. Hiện khoa học chưa xác định được nguyên nhân.
Hiện tượng nội tạng đảo ngược xảy ra với tỷ lệ 1 trên 22.000 ca sinh nở và thường liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng. Do đó, chỉ 5-13% trẻ mang nội tạng đảo ngược sống quá 5 tuổi.
Tuy nhiên, Bentley không hề bị dị tật tim. “Đây có thể là lý do khiến bà ấy sống lâu”, phó giáo sư Walker lập luận.
Theo con gái cả của Bentley là Patti Helmig nay 78 tuổi, cụ bà sinh thời chỉ bị ợ nóng mạn tính, nhiều khả năng do phần dạ dày bất thường, chứ không có biểu hiện đáng lo nào về sức khỏe.
“Mẹ rất khỏe mạnh và lúc nào cũng hoạt động. Bà ấy cũng bơi rất cừ”, Ginger Robbin, con thứ ba của Bentley hiện 76 tuổi nói thêm.
Manh mối duy nhất về sự bất thường của Bentley là khi bà cắt ruột thừa.
“Bác sĩ phẫu thuật lưu ý rằng ruột thừa của mẹ không ở đúng vị trí”, Louise Allee 66 tuổi, con thứ tư của Bentley tiết lộ.
Cụ bà Bentley trước khi qua đời. Ảnh: SA.
Các con của Bentley chia sẻ ý tưởng hiến tạng của mẹ xuất phát từ người chồng Jim Bentley. Đôi vợ chồng tin rằng hiến tạng là hành động tốt, tác động tích cực đến xã hội.
Jim Bentley qua đời trước vợ hơn 10 năm vì viêm phổi và giữ đúng lời hứa hiến xác. Ba trong 5 người con của vợ chồng nhà Bentley cũng làm theo cha mẹ, tình nguyện đăng ký hiến thân thể cho khoa học.
Nghĩ về phản ứng của bố mẹ trước bí mật giờ mới được hé lộ, Robbins và Allee cho rằng ông Bentley sẽ trêu chọc vợ không thôi. Còn bà Bentley sẽ nghĩ gì khi biết mình là người “50 triệu có một”?
“Mẹ sẽ nghĩ chuyện đó thật khôi hài”, Robbins nói.
“Bà nhất định sẽ cười thật tươi”, Allee đồng tình.
Minh Nguyên
Theo CNN/VNE
Những bộ phận của con gà ăn không tốt cho sức khỏe
Mề là nơi chất độc hại tồn lưu trong thức ăn của gà, da nhiều cholesterol, phao câu gà là tuyến dịch bạch huyết nhiều vi khuẩn.
Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, bệnh đái tháo đường...
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tuy thịt gà ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không tốt cho sức khỏe.
Nội tạng
"Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc,", Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.
Da, cổ gà
Đông y và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi đang bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nhất là vùng da ở cổ. Một số tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Da gà chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nguy cơ gây bệnh.
Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.
Phao câu
Phao câu là vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại phần phao câu trở thành nơi chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm bệnh.
Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày. Thịt gà là loại thực phẩm tăng cường chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.
Ăn bộ phận nào của gà là bổ dưỡng nhất?
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. "Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức. Thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với đùi", chuyên gia cho biết.
Ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100 g ức gà thì có tới 18 g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa chứng rối loạn về tim và ngăn ngừa cholesterol. Đây cũng là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Tư thế giúp tăng khả năng sống sót khi máy bay rơi "Tôi đã thực hiện tư thế bào thai khi tai nạn xảy ra", Erwin Tumiri, người sống sót trong tai nạn máy bay ở Colombia năm 2016 kể lại. Ông Tumiri cho biết khi ấy chiếc máy bay CP-2933 bắt đầu lao xuống sườn núi, nhiều hành khách đã đứng dậy rời khỏi ghế ngồi và bắt đầu la hét. "Trong khi đó,...