Cụ bà “Nhà tôi 3 đời chữa bệnh xương khớp” tiết lộ thu nhập khủng, đã ngừng quay quảng cáo
Trào lưu “Nhà tôi 3 đời chữa bệnh…” bỗng biến mất khiến cộng đồng mạng không khỏi tò mò, dưới đây là lời giải đáp.
Với những người dùng Youtube, mỗi khi xem video thì cứ cách vài phút lại xuất hiện đoạn quảng cáo đã gây ra không ít phiền toái, khó chịu. Ám ảnh với người dùng Việt nhất có lẽ là đoạn quảng cáo “Nhà tôi 3 đời chữa xương khớp…”
Cụ thể, trong đoạn video ngắn, người phụ nữ mặc đồ dân tộc giới thiệu bản thân là thầy thuốc đông y có hơn 40 năm kinh nghiệm với lời tuyên bố chắc nịch: ” Bà con ai có vấn đề gì về bệnh xương khớp, cứ liên hệ với tôi, tôi cam kết khỏi bệnh 100%”.
Không chỉ vậy, đoạn thoại này còn “bất đắc dĩ” trở thành trào lưu nhạc chế khiến nhiều người nghe xong chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.
Bẵng đi một thời gian, câu nói ” nhà tôi 3 đời chữa khỏi bệnh” bất ngờ biến mất khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Bà H. thường xuyên xuất hiện trên các clip quảng cáo thuốc đông y trên youtube
Video đang HOT
Thông tin trên Dân Trí, nhân vật được cho là “bà trùm” quảng cáo Đông y gây xôn xao một thời là bà Triệu Thị Bích H. (Ba Vì, Hà Nội). Bà cho biết đã ngừng quay quảng cáo trên youtube.
Nguyên nhân được bà H. tiết lộ là vì các thông tin cá nhân, số điện thoại được công khai khi chạy quảng cáo đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bà. Giữa trưa hay nửa đêm, bà H. cũng nhận được những cuộc điện thoại quấy rầy vô cùng phiền toái.
Bà H. tiết lộ trên Dân Trí, trước khi nổi tiếng bà từng là Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội). Nhận lời đề nghị chạy quảng cáo, có thời điểm bà H. thu về cả trăm triệu đồng. Trung bình cũng khoảng 40-70 triệu đồng.
Vì lợi nhuận thu về quá lớn, tên tuổi của bà H. bị lợi dụng. Ngay đến người trong thôn cũng lấy tên tuổi của bà để bán thuốc online, không đảm bảo chất lượng. Hiện bà H. chỉ bán thuốc tại nhà.
Trào lưu quảng cáo nhà tôi 3 đời chữa bệnh khiến người dùng Youtube ám ảnh
Trước đó, “trend” nhà tôi 3 đời chữa bệnh trên MXH cũng vấp phải chỉ trích của các chuyên gia y tế và dư luận. Những lời quảng cáo “tâng bốc” thuốc đông y với công dụng chữa bệnh như thuốc tiên, thần dược chỉ sau 1 liệu trình đã khiến nhiều người hiểu lầm.
GS.TS Trương Việt Bình – Nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam từng chia sẻ trên báo chí rằng, các sản phẩm quảng cáo về thuốc đông y trị dứt điểm hoàn toàn bệnh đăng tải trên mạng xã hội là không đúng sự thật, nói quá về tác dụng của sản phẩm. Ông cho biết, một số bệnh mãn tính như xương khớp, tiểu đường,…. không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua thuốc để tránh tiền mất, tật mang.
Dân mạng ngao ngán, ức chế vì "sự tiến hoá" của YouTube khi bắt người dùng xem quảng cáo với tần suất dày đặc
Từ 2012 đến 2021, chính sách quảng cáo của YouTube đã có nhiều thay đổi khiến người dùng ức chế.
YouTube hiện là nền tảng xem video phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Mỗi một giờ trôi qua, YouTube có hàng triệu lượt view, hàng nghìn tài khoản đăng ký mới và những video với đủ các chủ đề được tải lên. YouTube hiện nay cũng là mảnh đất "béo bở" cho các nhà sáng tạo nội dung khi họ có thể kiếm tiền từ những video mà mình đăng tải.
Một khoản tiền để chi trả cho những YouTuber đến từ chính những người dùng YouTube khi chúng ta buộc phải xem video quảng cáo trên nền tảng này. Một người từng nói rằng "Nếu bạn không phải trả tiền, thì thực tế bạn chính là sản phẩm" - "If you are not paying for it, you are the product". Nếu bạn chi tiền cho YouTube để mua gói Premium mỗi tháng, tất nhiên bạn không cần xem quảng cáo trên nền tảng này.
Mới đây, nhiều người dùng đã tinh ý nhận ra sự tiến hoá của YouTube qua nhiều thời kỳ. Nếu như từ 2012, người dùng đã quá quen với quảng cáo từ đầu video, đến 2015 quảng cáo đã xuất hiện giữa video. Từ 2018, người dùng đã quá quen với việc 2 quảng cáo trước video và những quảng cáo xen kẽ trong video. Tuy nhiên, đến 2021, nhiều người dùng thật sự "mệt mỏi" khi tần suất xuất hiện của video quảng cáo trên YouTube ngày càng nhiều. Đôi khi video kéo dài chỉ 5 phút nhưng quảng cáo đã xuất hiện đến 3-4 lần. Bên cạnh đó, nhiều quảng cáo còn không thể bỏ qua, buộc phải xem hết với tần suất nhiều.
Nếu muốn giải quyết sự phiền hà này, điều duy nhất bạn có thể làm chính là chi tiền cho YouTube. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các tiện tích được tích hợp trên các trình duyệt web phổ biến hiện nay. Tại Việt Nam, cách đây không lâu một loạt video quảng cáo về các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc... cũng từng bị lên án gay gắt.
Ảnh minh hoạ
Những chia sẻ đầy "mệt mỏi" của cộng đồng mạng
Mua cá hồi trên mạng, cô gái khóc thét khi nhận hàng vội chất vấn người bán nhưng câu trả lời còn khiến khổ chủ bực mình hơn Lại là một trường hợp mua hàng trên mạng phải nhận cái kết ê chề. Câu chuyện mua hàng trên mạng mà nhận về sản phẩm khác một trời một vực với hình ảnh quảng cáo có lẽ đã không còn là chuyện quá xa lạ. Dẫu vậy, bất cứ ai lâm vào hoàn cảnh này đều cảm thấy tức mình anh ách,...