Cụ bà nghèo sống neo đơn nắn xương miễn phí
Dù đã 78 tuổi nhưng hằng ngày cụ Nông Thị Xuân (ở thôn Quang Trung, Tân Châu, Khoái Châu, Hưng Yên) vẫn đi nắn xương giúp người mà không hề đòi hỏi một đồng thù lao nào. Chỉ đôi bàn tay với vài thao tác nhẹ nhàng là cụ đã có thể đưa được khớp bị trật vào đúng vị trí một cách dễ dàng và mau chóng. Cụ được coi như một “báu vật” của làng.
Con đường đến với nghề
Người dân trong thôn đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ già hiền lành, lưng đã còng nhưng vẫn đi lại rất nhanh nhẹn với “bí quyết” nắn xương kỳ tài, sống côi cút một mình. Con đường dẫn vào nhà cụ Xuân um tùm cây cối, ngôi nhà nhỏ đã cũ nằm xiêu vẹo trên gò đất cao, tường nhà nứt từng vệt dài, mọi đồ vật trong nhà đều đã cũ và rách nát chẳng thứ gì đáng giá. Ngồi trên chiếc ghế mọt không còn vững, đôi mắt mờ đục nhìn xa xăm, cụ Xuân vừa nhai trầu vừa trầm ngâm hồi tưởng lại chặng đường đến với nghiệp nắn xương của mình.
Cụ Xuân kể về chặng đường đi nắn xương giúp người của mình.
Cụ vốn là người dân tộc Tày ở Tuyên Quang. Lúc còn nhỏ, một lần lên núi lấy củi cụ bị trẹo chân, càng ngày càng đau đến mức không đi lại được. Mẹ đã cõng cụ vượt qua hai quả đồi đến nhà thầy lang làng bên nổi tiếng với nghề nắn xương. Tới nơi, sau khi nhìn qua bàn chân, chỉ với một thao tác rất nhanh và dứt khoát, thầy lang đã đẩy chỗ xương bị chệch vào vị trí cũ. Hai mẹ con ngồi trò chuyện với thầy lang một hồi lâu thì ông ngỏ ý muốn nhận cụ Xuân làm con nuôi và dạy nghề nắn xương. Lúc đấy mẹ cụ Xuân vừa mừng vì nhà đông con, được thầy truyền nghề cho thì tốt biết bao, nhưng cũng vừa băn khoăn bởi khi đó cụ Xuân còn quá nhỏ.
Theo lời tâm sự của thầy lang thì những đứa con thầy thích làm kinh tế hơn, chẳng ai thích theo nghề này vì phải tỉ mẩn và khéo léo. Còn việc dạy nghề, ai có nguyện vọng theo học thầy đều dạy, bởi người dân tộc lên nương, đi rẫy nhiều, dù cẩn thận nhưng vẫn bị sai chân, gãy tay… nên cần phải có người biết chữa bệnh.
Suốt mấy năm ròng cụ Xuân theo thầy học nghề. Đầu tiên là học lý thuyết, nghe thầy giảng giải, xương chỗ này thế nào, xương chỗ kia ra sao, sau một thời gian ngấm lý thuyết, thầy mới cho trực tiếp nhìn nắn và bó, tiếp đến là cho thao tác thử.
Cứ như thế được khoảng một năm thì cụ Xuân đã biết nắn xương, nhưng chưa dám thực hành cho ai mà chỉ đứng nhìn thầy làm. Những hôm không có bệnh nhân thì tranh thủ đi các đồi tìm lá thuốc về bó và làm thuốc bóp cho bệnh nhân.
Chỉ sau này, lấy chồng về dưới xuôi, thấy những người dân nghèo mỗi lần bị tai nạn gãy xương, trật khớp, bong gân… mà không dám đến bệnh viện, lúc đấy cụ Xuân mới thực hành nghề. Chữa cho nhiều người dần dần rút ra kinh nghiệm, tay nghề của cụ khá lên rất nhiều và cụ tiếp tục nắn xương miễn phí cho mọi người đến tận bây giờ.
Video đang HOT
Còn sức khỏe còn đi nắn xương cứu người
Theo cụ Xuân thì trong tất cả các tai nạn về xương, gãy xương chân là khó nắn nhất vì xương chân rất giòn, khi gãy dễ bị vỡ vụn. “Từ đầu bàn chân vào gót chân có 3 đoạn, bàn tay cũng có 3 đoạn xương tương ứng… Một khi bị nặng, xương ở hai bàn tay, chân bị vỡ vụn thì rất khó nắn vì không có chỗ nào để cầm mà nắn cả. Lúc đó chỉ có cách lần lần ngón tay đi từng chỗ một, chỗ nào dập hoặc gãy thì nắn chỗ đó” – cụ Xuân chia sẻ.
Người dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề phụ hồ, gánh gạch, đóng than, vừa vất vả lại hay bị sai tay, chệch khớp…, trẻ con leo trèo rồi ngã… đều đến tìm cụ, hoặc được cụ đến tận nhà xem bệnh rồi chữa trị giúp. Và chẳng bao giờ cụ lấy của ai một nghìn thù lao. “Tôi rất sợ là nắn xương xong người ta quay ra chửi mình làm không ra gì hoặc làm người ta đau. Thế nên, tôi rất thận trọng khi nhận chữa và đã chữa là khả năng khỏi bệnh phải cao. Người ta cứ nói ngã cây thì không nắn được nhưng tôi chữa được tất. Chỉ có trường hợp để lâu ngày, thành tật rồi mới đem đến thì tôi không chữa được thôi” -cụ Xuân cho biết.
Cách nắn xương của cụ Xuân chủ yếu là dựa vào đôi bàn tay. Chỉ cần dùng tay chạm nhẹ vào chỗ bị thương là cụ đã có thể đoán biết được tình trạng của xương, khớp… Cũng chỉ đôi bàn tay với một vài thao tác nhẹ nhàng là cụ đã có thể đưa được khớp bị trật vào đúng vị trí một cách dễ dàng và mau chóng. Theo cụ Xuân, để làm được công việc này, ngoài bàn tay nhẹ nhàng, người chữa bệnh còn không được sợ hãi.
Nắn xương cứu người đã bao năm, cụ Xuân vẫn nhớ lời thầy dặn từ những ngày mới học nghề: “Nghề này bạc lắm con ạ. Nếu làm tốt thì mình được phúc, không tốt thì con cháu đời sau của mình sẽ phải gánh họa. Thế nên, đã nhận làm giúp cho người ta thì phải làm đến nơi đến chốn, phải lấy chữ tâm làm đầu”. Chữa cho nhiều người nhưng chưa bao giờ cụ lấy của ai một đồng nào cả, dù cuộc sống của cụ nghèo khó: Không tiền trợ cấp, không lương hưu… Cụ tâm niệm “cứu người là phúc đẳng hà sa”, nên “còn sống, còn khoẻ, tôi còn tiếp tục với nghề”.
Trong những năm tháng làm nghề nắn xương, cụ Xuân còn nhớ rất rõ trường hợp của cụ ông Nguyễn Văn Khung – người cùng làng, bị gãy xương sườn, giữa đêm khuya được con trai đưa đến nhà cụ đã cách đây 5 năm. Ban đầu cụ định không giúp, bởi chồng cụ vừa mới qua đời, hơn nữa lúc bấy giờ lại vào đêm khuya, không muốn người làng dị nghị. Nhưng nhìn cụ Khung mặt tái mét, méo xệch đi vì đau, cụ Xuân lại lọ mọ cầm dao ra sau nhà chặt tre làm nẹp, xé chiếc màn tuyn của mình làm dải băng buộc nẹp để cố định chỗ gãy. Sau này khi vết thương khỏi hẳn, cụ Khung lại tiếp tục với công việc đi xẻ gỗ thuê cho đến khi qua đời.
Năm nay đã bước sang tuổi 78, mắt đã mờ, lưng đã còng, nhưng cụ Xuân không chỉ chữa bệnh tại nhà mà còn nhiệt tình đến tận nhà người bệnh chữa trị cho họ. “Có những người sau khi khỏi bệnh biếu tôi một phong bì dày kẹp lẫn trong giỏ hoa quả hay hộp bánh, nhưng khi phát hiện ra tôi đều trả lại. Tôi chỉ nhận ít trái cây hoặc tấm bánh để chia cho trẻ nhỏ trong xóm. Chúng thích lắm nên hay đến khiến nhà cửa cũng bớt hiu quạnh, nhiều khi tôi đi vắng chúng sang quét nhà, quét ngõ giúp. Còn những người nghèo trong làng được chữa trị có quả bầu, quả bí, cút rượu hay đĩa xôi, đĩa chè ngon lúc nào cũng để phần biếu tôi” – cụ Xuân tươi cười nói.
Bây giờ, cụ Xuân chỉ đau đáu về một truyền nhân khi cụ ra đi, để kế tiếp cụ chữa bệnh cứu người. Việc nắn xương đòi hỏi phải nhẹ nhàng, thận trọng, từ tốn… nếu vội vàng là hỏng ngay, nên thích hợp với phụ nữ. Nhưng cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền bắt buộc người ta phải lo mưu sinh, tìm được người sống không tư lợi, chỉ chuyên tâm làm nghề rất khó, chẳng khác nào mò kim đáy bể. Đã có nhiều người đến xin học nghề nhưng cụ không đồng ý. Bởi sau khi nói chuyện, cụ chưa thấy được cái tâm ở họ. “Sau gần cả cuộc đời làm nghề tôi mới nghiệm ra một điều, làm nghề thì dễ nhưng để trụ lại với nghề bằng cái tâm đức thì quá khó” – cụ Xuân bảo.
Chào cụ để ra về khi mặt trời đã lên cao, chúng tôi chỉ biết nắm bàn tay chúc cụ khỏe mạnh để tiếp tục đi làm phúc cho thiên hạ. Cụ Xuân cười móm mém: “Tôi không thể nhớ là mình đã chữa cho bao nhiêu người qua khỏi. Điều thực sự hài lòng là tôi chưa bao giờ nhận của ai bất cứ một đồng tiền nào. Chữa bệnh là cái đức lớn lao nhất mà tôi tích được từ khi làm nghề. Giờ tôi chỉ ước sao ông trời thương, ban cho sức khỏe để tôi tiếp tục cứu người, đó là niềm hạnh phúc, niềm vui cuối đời của tôi”.
Theo Lao động
Ảnh tuần qua: Tai nạn nghiêm trọng, nguyên nhân "trên trời"
Vụ lật xe thảm khốc ở Quảng Nam làm 33 người gặp nạn do trục xe thiếu... 1 bu lông. Vụ vỡ đập thủy điện do... sức nén của xe lu. Sự cố đứt cầu treo làm 24 người rớt sông do cầu chưa hoàn thiện nhưng dân cứ ùn ùn đi qua.
Sáng 11/6, Quốc hội chính thức công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 47 lãnh đạo cấp cao. Không lãnh đạo cấp cao nào bị rơi vào mức "báo động" trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên ở Quốc hội. Trong ảnh: Các đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM bỏ phiếu tín nhiệm tại hội trường ngày 10/6 (Ảnh: Việt Hưng)
Đĩa trái cây cao 3,5m; đường kính 3m; nặng hơn 3 tấn; được trưng bày tại ngày hội cây-trái ngon Bến Tre. Tác giả của đĩa trái cây không lô này đên từ tỉnh Tiên Giang. Đĩa trái cây này đang đăng ký kỷ lục Guiness Viêt Nam.
Ngày 9/6, xe khách Mai Linh mang BKS 30X-9857 chở khoảng 40 hành khách chạy đến thôn Ngọc Tam (xã Điện An, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) bị lật xuống ruộng làm 3 người chêt và 30 người bị thương. Công an Quảng Nam kết luận, nguyên nhân chính dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc là do định vị trục trước theo hướng dọc bên phải của xe không an toàn do thiếu 1 bu lông, làm trục trước bị gãy, rời khỏi vị trí làm việc dẫn đến ô tô bị mất lái. Tuy nhiên Ủy ban An toàn giao thông quốc gia không đồng tình với kết luận này và cho rằng vụ tai nạn là do yếu tố con người chứ không do lỗi kỹ thuật. (Ảnh: Q.V.)
Cũng trong ngày 9/6, chiêc xe đông lạnh mang biển số 72L-2354 do tài xế Nguyễn Văn Khoa (ngụ Đồng Nai) điều khiển, khi đi qua tỉnh lộ 44 đoạn qua xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã tông trực diên vào 2 xe máy khiên cả 6 người trên 2 xe này đêu tử vong. Thương tâm hơn, 6 nạn nhân là người của 2 gia đình, trong đó có 2 cháu nhỏ. (Ảnh: Báo BR-VT)
6h sáng 11/6, trên địa bàn huyện Phù Yên (Sơn La) đã xảy ra sự cố đứt câu treo cầu treo đang thi công tại địa phận bản Bùa Chung, xã Tường Phù. 24 người đang đi trên câu cùng 12 chiêc xe máy, 12 xe đạp rơi thẳng xuông sông. Tuy nhiên rât may mắn là không có ai thiêt mạng. Nguyên nhân là do câu đang thi công, không được lưu thông nhưng vì mưa to, nước lớn nên bà con ùn ùn qua câu khiên câu bị quá tải. (Ảnh: VietNamnet)
Đâp chính thủy điên Ia Krêl 2 (Đức Cơ, Gia Lai) bị vỡ ngày 12/6 khi lượng nước trong lòng hô thủy điên mới đạt 60% dung tích thiêt kê. Các cơ quan chức năng cho rằng nguyên nhân vỡ đập là do chất lượng thi công có vấn đề. Riêng chủ đầu tư công trình luôn khẳng định đập thủy điện được thi công đảm bảo, đúng thiết kế; và tai nạn này chỉ là... sự cố, do đơn vị thi công sử dụng nhiều xe lu có công suất lớn nén đất trên thân đê, gây áp lực dồn nén khiến đường ống bị rạn nứt, nước thấm vào dẫn đến việc vỡ đập. (Ảnh: Thiên Thư).
Những hình ảnh độc quyền do PV Dân trí ghi nhận về vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại Hội đồng thi THPT Quang Trung (quận Hà Đông, Hà Nội). Ngay khi clip này được hé lộ, Sở GD-ĐT Hà Nội đã lập đoàn thanh tra nhanh chóng xác minh và có quyết định xử lý các giáo viên vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi nói trên. (Ảnh cắt từ clip do PV Nguyễn Hùng - Trọng Trinh thực hiện)
78 căn nhà ở xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong môt vụ hỏa hoạn lớn xảy ra vào trưa ngày 12/6. Không có thiêt hại vê người song thiêt hại vê vât chât ước tính lên tới 30 tỉ đông; trong khi các hô bị nạn đêu là hô dân nghèo và cân nghèo. (Ảnh: Nguyên Hành).
Ba khúc xương động vật khổng lồ cùng nhiều mảnh xương vỡ được phát hiện tại nhà anh Nguyễn Văn Toản (xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An) ngày 14/6 khi anh này thuê thợ đào giếng nước. Mỗi khúc xương có đường kính khoảng 30 - 35 cm, mỗi đốt xương dài khoảng 30cm; hình quạt. Hiện vẫn chưa xác định đây là xương của loài động vật nào.
Theo Dantri
Giặc lửa phá tan hoang ấp nghèo Phút chốc, 85 căn nhà của bà con vùng biên giới ở xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang, chỉ còn là đông tro tàn. Hàng trăm con người không biêt bao giờ mới có thê ôn định cuôc sông! Ngậm ngùi bên đông tro tàn Sau khi đám cháy dữ dội xảy ra vào trưa ngày 12/6 tại xã Vĩnh...