Cụ bà neo đơn ngủ trong nghĩa địa, tối đến vái lạy xin phép người đã khuất
Suốt 10 năm kể từ khi người chồng qua đời, cụ bà không người thân, không con cái, xách hành lý lang thang khắp nơi rồi quyết định nương nhờ cạnh ngôi mộ.
Đó là hoàn cảnh của bà Ngô Thị Thuận (77 tuổi, quê gốc người Bình Trị Thiên). Dù tuổi đã cao nhưng bà Thuận không con cái, không nhà cửa ngày ngày sống lang thang vất vưởng ai cho gì ăn nấy, tối đến về khu ngôi mộ che bạt ngủ.
Cụ bà có gia cảnh vô cùng éo le. Như bao người, đến tuổi dựng vợ gả chồng bà cũng tìm được bến đỗ với một người chồng hiền lành, chịu khó. Quê nhà khó khăn, vợ chồng bà Thuận dắt díu nhau lên Sài Gòn kiếm kế sinh nhai. Thiếu thốn vật chật đã đành, vợ chồng bà Thuận cũng không có với nhau nổi mụn con.
Lên đất Sài Gòn phồn hoa đô hội, chồng bà xin làm thuê tỉa cây kiểng cho một người chủ ở quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức). Bà cũng theo ông quét dọn nhổ cỏ, tưới nước. Hai vợ chồng cứ thế lam lũ, tằn tiện sống qua ngày. Nhưng số phận thật không may, chồng bà bỗng đổ bệnh qua đời vào năm 2012. Sau khi lo mai táng, gửi tro cốt của chồng nương nhờ nơi cửa Phật, bà quay lại làm việc thì người chủ không nhận nữa.
Cụ Thuận sống ở cạnh ngôi mộ
Không công ăn việc làm, không nhà cửa, người thân ở quê nhà cũng chẳng còn một ai, bà Thuận xách hành lý lang thang khắp nơi, nay đây mai đó. Gặp chỗ nào bà ngã lưng qua đêm ở đó. Cứ thế suốt 10 năm kể từ ngày chồng mất, bà Thuận sống lui thủi, neo đơn một mình ở đất Sài thành.
Thương cảnh cụ bà lớn tuổi không chốn dung thân, bữa đói bữa no, đôi vợ chồng buôn bán ve chai đưa bà về sống cạnh khu nghĩa địa, cạnh ngôi mộ có mái hiên che, ngày ngày giúp bà bữa cơm, nước uống. Như gặp được cứu tinh, bà che bạt sống qua ngày cạnh mộ người đã khuất.
Ai thấy cũng sợ nhưng với bà Thuận có chỗ ăn, chỗ ở không phải lang thang vô định là đã tốt lắm rồi. “Nhất lý nhì lỳ, thứ ba liều mạng. Ngày người ta thương cho ăn cơm, đêm tôi lại ra nằm đây. Có ai dám ôm mộ ngủ như tôi đâu. Người chết cũng như người sống, tối ngủ mình cũng phải vái lạy xin phép họ. Giờ sa cơ lỡ vận nên ăn nhờ ở đậu cả chỗ của người đã khuất”, bà Thuận nói.
Video đang HOT
Hồi còn trẻ do làm việc cực khổ, về già sức khỏe của bà Thuận như ngọn cây trước gió. Đôi chân phiêu bạt khắp đó đây giờ run rẩy không đi nổi. Nhiều lần bà nghĩ đến việc đi bán vé số hay làm công việc gì đó nhưng sức khỏe không đảm bảo.
Trong lần đi quay video về các trường hợp khó khăn, một mạnh thường quân đã bắt gặp hoàn cảnh “lạ lùng” của cụ Thuận. Thấy cụ bà tóc bạc phơ sống quanh quẩn bên ngôi mộ, anh đến hỏi thăm thì biết được tất cả câu chuyện.
Khi mạnh thường quân ngỏ ý giúp thuê cho cụ căn phòng trọ thì cụ Thuận trầm ngâm tiết lộ mong ước duy nhất của mình là có nơi nương tựa tuổi già, không phải chịu cảnh màn trời chiếu đất như hiện tại.
Cụ Thuận được mạnh thường quân đưa đến mái ấm ở Vĩnh Long
Sau khi suy tính, mạnh thường quân đã giúp bà đến cư trú tại mái ấm ở Vĩnh Long. Nơi đây là căn nhà được đôi vợ chồng tốt bụng kêu gọi xây dựng để cưu mang những hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật cùng khổ trong xã hội. Ở đây, bà Thuận được bố trí chỗ ở, lo ăn uống hàng ngày.
khi bước vào căn nhà chung này, bà cụ rất thích chỗ ở mới này. Như vậy sau thời gian lang thang ngoài đường chịu cảnh sương gió thì nay bà cụ đã có được chỗ để yên thân, không còn cảnh mưa gió lạnh lẽo.
Nguồn: Khám phá vùng quê
Khóc khi thấy chị gái giữa trưa nắng cởi giày mang cho người xa lạ giữa TP.HCM
Giữa trời nắng gắt, chị gái dừng xe, cởi đôi giày đang mang tặng lại cho người đàn ông khuyết tật đang ngồi bán hàng rong bên đường.
Hành động đẹp giữa phố phường TP.HCM của chị gái nhận được cơn mưa lời khen từ cư dân mạng.
Mạng xã hội đang chia sẻ mạnh câu chuyện trên của chị gái này khi người đi đường tình cờ chứng kiến và chụp ảnh lại. Dưới buổi trưa nắng, chị gái không ngại đi chân đất để nhường đôi giày mới của mình cho người xa lạ.
Khoảnh khắc xúc động khi chị gái tỉ mỉ mang giày cho người lạ giữa trưa nắng. Ảnh GIA HUY
Tôi đã khóc với khoảnh khắc đẹp
Theo xác minh của Thanh Niên, người ghi lại khoảnh khắc trên là anh Phạm Huỳnh Gia Huy (19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến). Huy cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 12 giờ 45 ngày 27.3.2022 trên đường Xa lộ Hà Nội (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Theo lời Huy kể, trên đường đi từ Thảo Cầm Viên về nhà ở TP.Thủ Đức, anh đã bắt gặp câu chuyện trên và liền lấy điện thoại chụp lại vì quá xúc động.
"Một chị gái thấy anh bán hàng rong khuyết tật mang trên chân một đôi giày cũ. Chị gái đã dừng xe lại cởi đôi giày mình mang trên chân, cúi xuống mang giày cho anh bán hàng rong... Sau khi người bên đường thấy khoảnh khắc đẹp đẽ ấy, họ đã mua hàng cho anh. Tôi đã chụp được bức ảnh đẹp nhất của ngày hôm nay", Huy viết trên trang cá nhân.
Chưa đầy 24 giờ, bài đăng của Huy nhận được hơn 11.000 lượt yêu thích cùng hàng ngàn lượt chia sẻ. Câu chuyện ấm tình người một cách giản dị trên cũng được nhiều trang, nhóm chia sẻ lại và tiếp tục được lan tỏa với cơn mưa lời khen dành cho hành động của cô gái trong tấm ảnh.
Theo lời chàng sinh viên, trên đường đi học hằng ngày, Huy cũng thường gặp người khuyết tật hay cụ ông, cụ bà ngồi bán hàng rong dưới nắng gắt và Huy sẽ dừng lại giúp đỡ nếu điều kiện thuận lợi. Nhưng đây là lần đầu tiên Huy chứng kiến một hành động rưng rưng đến như vậy dưới trời nắng nóng ở TP.HCM. Huy tâm sự: "Khi tôi tới chị gái đã mang xong 1 chiếc giày cho anh bán hàng. Một số người xung quanh nhìn thấy vậy đã dừng lại mua đồ của anh bán hàng. Tôi đã khóc, không còn thấy nắng nóng gì nữa và thấy rất ấm lòng vì đã lan tỏa được niềm vui này đến mọi người, đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn nhiều người tốt". Hàng trăm bình luận khác gửi lời cảm ơn kèm lời chúc tốt đẹp đến cô gái trong bức ảnh.
Bài đăng trên trang cá nhân của anh Huy nhận được hơn 11.000 lượt yêu thích
Chỉ cần làm nhiều việc giúp người khác
Trong 2 bức ảnh được Phạm Huỳnh Gia Huy chia sẻ lên mạng xã hội, có 3 chiếc xe máy đang dừng chờ đèn đỏ. Và thật tình cờ, 2 trong 3 người đã tìm được đến Facebook chính chủ để lại bình luận về khoảnh khắc này. Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Thành Trung (25 tuổi, ngụ Đồng Nai - người đội mũ xám dừng cạnh xe anh Huy) cho hay, anh đã rất bất ngờ. Trong khoảnh khắc đấy anh như bị đứng hình.
"Nếu mà bảo rằng mua giày rồi chủ động tặng người khuyết tật thì tôi thấy rồi, còn tặng đôi mình đang mang trên chân giữa trời nắng thì lần đầu tôi chứng kiến. Thật tuyệt vời khi người tốt vẫn còn xung quanh ta. Một hành động truyền cảm hứng", anh bày tỏ.
Anh Thành Trung cũng cho biết, anh đã nghẹn lại nên dù có ý định chụp lại để lưu giữ hành động đẹp nhưng mải nhìn mà "quên béng" mất. Đến khi đèn tín hiệu chuyển xanh, mọi người bắt đầu di chuyển anh mới giật mình. Anh xúc động kể: "Lúc ấy chị gái ngồi giữa nắng mang giày cho anh đó rất là chỉn chu. Mang xong chị đứng lên rồi lại ngồi xuống chỉnh cho tới khi vào chân mới thôi. Tôi rất ấn tượng và may mắn chứng kiến trọn vẹn khoảnh khắc này".
Trong khi đó, chị Kiều Lụa (dừng đèn đỏ trước xe anh Huy) bình luận: "Thật tình cờ, hôm nay cùng thời điểm đó mình cũng có mặt và cảm nhận hết hành động quá đẹp này. Mình và các chị trên đường về thấy cảnh này đã mua hàng cho chú, nhưng các bạn biết không chú không nhận thức được việc mua bán. Khi mình trả tiền chú đưa túi ra bảo mình bỏ vào còn tăm bông muốn thì lấy thoải mái".
Nick L.D.N - cô gái là nhân vật trong câu chuyện trên cũng lên tiếng cảm ơn mọi người quan tâm việc làm của mình và mong những hành động tốt này nên được làm bằng trái tim, không cần ai chụp lại hoặc đăng lên. "Em chỉ mong sau bài này, mọi người khi thấy ai đi đường hết xăng, hư xe, ăn xin, bán vé số, hay bất cứ ai cần giúp đỡ, đừng đứng tránh nắng hay kệ họ. Giúp đỡ họ và cầu nguyện cho họ", N. viết.
Hãy nghe bé gái 4 tuổi đến cụ bà 78 tuổi nói về đàn ông và tình yêu, dám chắc ai cũng thấy mình trong đó! "Kết hôn vì hạnh phúc. Ly hôn cũng vì hạnh phúc", câu nói của người phụ nữ 44 tuổi vang lên như một chân lý của kẻ từng trải. Một bài khảo sát về chủ đề "Bạn có muốn nói gì với người con trai mình muốn tỏ tình hoặc đang yêu không?" đã thể hiện phần nào nhận thức và lối tư...