Cụ bà hơn 30 năm chèo đò đưa học sinh qua sông tìm chữ
Hơn 30 năm cụ Thái Thị Sáng chèo đò đưa học sinh qua sông miễn phí. Giờ đây ở tuổi 87, cụ Sáng vẫn không muốn xa mái chèo. Nhưng vì sức khỏe nên cụ đành lên bờ. Con trai cụ thay mẹ chèo đò và không lấy tiền của học sinh, thầy cô giáo qua sông.
Từng chèo đò đưa cán bộ qua vùng địch
Trong một chuyến công tác về huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, chúng tôi tình cờ biết cụ Thái Thị Sáng (sinh năm 1928) – ngụ ấp Đông Thạnh, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ qua một cử chỉ “hơi lạ” khi chúng tôi đến bến đò qua sông Thị Đội (trước nhà cụ Sáng). Lúc ấy chúng tôi định đưa xe máy xuống đò qua sông, cụ Sáng chậm rãi nói: “Các chú qua sông nếu không đi xa thì cứ gửi xe ở đây, tôi giữ xe không lấy tiền, chứ đưa xe qua sông 2 lượt cũng mất 4.000 đồng”.
Nghe cụ Sáng nói vậy, chúng tôi dẫn xe vào trong nhà gửi. Sau khi qua sông công tác xong, chúng tôi có dịp trò chuyện với cụ Sáng, mới biết chủ bến đò này là con trai thứ 4 của cụ. Tại bến đò này, cụ Sáng đã có hơn 30 năm chèo đò đưa hàng ngàn học sinh qua sông tìm con chữ.
Sau 30 năm chèo đò đưa hàng ngàn học sinh qua sông, giờ đây cụ Sáng không thể rời bến đò nên dựng cái chòi bán bánh kẹo gần đó.
Dù cụ Sáng ở tuổi gần 90, đôi mắt cụ còn sáng lắm và bước đi còn nhanh nhẹn, đặc biệt trí nhớ cụ rất minh mẫn, cụ Sáng kể: “Quê tôi ở Kiên Giang. Năm 17 tuổi, tôi đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng, nhận nhiệm vụ làm giao liên ở vùng Rạch Giá. Mỗi ngày, ngoài công việc đưa cơm, nước cho cán bộ, tôi còn tham gia làm liên lạc và chèo đò, chở bộ đội qua vùng địch. Đến năm 22 tuổi, tôi lấy chồng (thuộc đơn vị chủ lực miền Nam), rồi hai vợ chồng dắt nhau về đây sinh sống cho đến bây giờ. Khi đó vợ chồng tôi vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng”.
Cụ Sáng và chồng tiếp tục hoạt động Cách mạng, trong thời gian này, chồng cụ Sáng bị thương nặng trong một lần bị địch công kích nhưng được đơn vị cứu chữa nên giữ được tính mạng. Tuy nhiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng chưa được bao lâu, ông cụ qua đời vì vết thương cũ tái phát.
Khi cụ Sáng quyết định lên bờ, bến đò giao lại cho người con trai thứ 4 nhưng với điều kiện không lấy tiền học sinh và thầy cô giáo khi qua sông.
Nói đến đây, giọng cụ Sáng trầm xuống, cụ nói tiếp: “Khi ông nhà mất, một tay tôi bồng bế nuôi 9 đứa con với nghề bán nước tương, nước mắm trên chiếc ghe nhỏ khắp các kênh ở huyện Ô Môn (nay là huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai). Cuộc sống khó khăn và khổ cực lắm, cũng may thời đó cá mắm đầy sông… chủ yếu lo gạo là nuôi được bầy con rồi”.
Video đang HOT
Đưa hàng ngàn học sinh qua sông tìm chữ
Dù cụ Sáng không nói ra hết cái khổ của “thân cò” một mình nuôi 9 con khôn lớn trong những năm 70, 80 nhưng ai cũng hiểu, với một người phụ nữ “tay không” nuôi một đàn con như cụ Sáng thì gia đình cụ cũng như bao gia đình nghèo ở Nam bộ thời đó phải trải qua những bữa cơm mà rau, bồn bồn, khoai lang… là món duy nhất trong ngày. Tuy nhiên, cụ Sáng cũng như nhiều người nghèo khác mang bản chất của người Việt Nam là cần cù, chịu thương chịu khó và biết tin vào tương lai để vượt qua khó khăn trước mắt.
Cụ Sáng kể: “Những năm đó, trên chiếc ghe cũ kỹ của tôi, hàng ngày tôi chèo khắp các ngã sông bán nước tương, nước mắm. Bao nhiêu tiền lời chẳng dám tiêu xài phung phí và mấy đứa con lớn đã biết đi làm thuê, đứa nhỏ hơn thì biết trông em cho tôi đi buôn bán. Nhờ đó mà cuộc sống của mẹ con chúng tôi bớt khó khăn hơn trước rất nhiều”.
Những lúc rảnh rỗi, cụ Sáng ra bến đò kể chuyện cho các em học sinh nghe.
Nói về cái duyên đến với nghề chèo đò, cụ Sáng kể lại: “Khoảng năm 1984, trong lúc tôi đi bán hàng về, chèo ghe qua dòng kênh Xáng Thị Đội, thấy mấy đứa nhỏ ngồi trên bờ với vẻ mặt buồn thiu. Lúc đó tôi hỏi “Giờ này đã trễ rồi, sao tụi con chưa vào lớp học?”. Tụi nhỏ trả lời “Tụi con không có xuồng để qua sông”. Nghe vậy, tôi ghé lại và đưa mấy cháu qua sông để vào lớp học”.
Cụ Sáng kể tiếp: “Mấy ngày sau, hình ảnh 5 – 6 đứa nhỏ thấp thỏm đứng ở bờ sông trong khi tiếng trống vào lớp đã vang lên từ lâu cứ lập đi lập lại trước mắt tôi. Và tôi còn nhớ, có đứa bật khóc vì sợ ba mẹ, thầy cô la rầy vì bỏ học. Thấy vậy, sau nhiều đêm trăn trở tôi không chịu cảnh mấy em nhỏ bỏ học vì không có phương tiện qua sông nên tôi quyết định dựng một cái chòi tạm ngay cạnh bến đò để vừa có thể bán hàng lo “nồi cơm” cho 9 đứa con và có thể chèo đò đưa học sinh qua sông”.
Ngoài việc thực hiện việc đưa đò giúp học sinh qua sông tìm chữ, anh Lê Văn Duyên (con trai cụ Sáng) còn tổ chức giữ xe đạp giá rẻ cho các em học sinh và thầy cô giáo, như xe đạp anh chỉ lấy mỗi chiếc 500 đồng/ngày.
Chị Lê Thị Bảy – con gái thứ hai của cụ Sáng (từng tham gia chèo đò với cụ Sáng) cho biết, dòng kênh Xáng Thị Đội chỉ vài chục mét, nhưng khi lũ về, dòng kênh trở nên mênh mông và hung hãn với những trẻ nhỏ. Do vậy, khi chèo đò, chị và cụ Sáng lúc nào cũng đề cao cảnh giác, trên ghe bao giờ cũng có vài cái can nhựa, phòng ngờ khi có biến cố xảy ra… Nhờ tính cẩn trọng và “vững tay chèo” trong những năm tháng làm giao liên nên trong hơn 30 chèo đò đưa học sinh qua sông, bến đò của cụ Sáng không xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào.
Theo chị Bảy, dù chiếc ghe đưa học sinh qua sông khi đó không lớn như bây giờ nhưng mỗi ngày tại bến đò này không dưới 800 em học sinh/2 lượt, được chị và cụ Sáng chở qua sông đi học, trong số đó, có cả giáo viên, tất cả đều được miễn phí. Và tính đến thời điểm hiện tại, cụ Sáng đã sử dụng 7 -8 chiếc ghe trong hơn 30 năm đưa học sinh qua sông tìm con chữ.
Cụ Sáng chèo đò đến năm 2009 – 2010, cụ Sáng “lên bờ” vì sức khỏe và vì yêu cầu của ngành giao thông đường thủy là bến đò phải an toàn, phương tiện lớn, có phao, chứng chỉ hành nghề… Do vậy, cụ Sáng giao bến đò lại cho đứa con trai thứ 4 là anh Lê Văn Duyên tiếp tục “sự nghiệp” chèo đò của cụ nhưng với điều kiện: học sinh, thầy cô giáo là không được lấy tiền.
Hiện nay dù cụ Sáng đã gần 90 tuổi, xa mái chèo đã lâu nhưng cụ vẫn “nhớ nghề”, cụ Sáng nói: “Không được chèo đò đưa các cháu học sinh qua sông tôi buồn và nhớ lắm! Nhưng chẳng biết làm cách nào để tiếp tục gắn bó với bến đò với các cháu nhỏ nên tôi dựng cái chòi, bán bánh kẹo nhưng cốt để có dịp trò chuyện với các cháu, kể chuyện đánh giặc cho các cháu nghe, kể chuyện học hành của các thế hệ đàn anh, đàn chị đi trước vất vả thế nào… để các cháu nhỏ bây giờ noi theo mà phấn đấu học hành, trở thành những công dân tốt cho xã hội”.
Nguyễn Hành
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo dantri
Được vay mua nhà, người thu nhập khá vẫn thấp thỏm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ vay mua nhà cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... với lãi suất dự kiến dao động từ 6-7,5%/năm, thời hạn vay kéo dài 10 năm.
Nhiều người kỳ vọng vào gói tín dụng mới nhưng cũng không ít người tỏ ra nghi ngại
Lãi suất dự kiến 6-7,5%/năm
Ông Nguyễn Tiến Đông - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: "Nếu gói tín dụng này được chấp thuận, có thể chỉ trong 1 thời gian ngắn, các ngân hàng có thể giải ngân vài chục nghìn tỷ đồng".
"Nếu gói 30.000 tỷ đồng chỉ được vay mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, tất cả phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội, thì gói hỗ trợ mới này sẽ hướng đến những người có thu nhập trung bình khá trở lên. Đối tượng vay là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... có thể vay để mua căn hộ chung cư cao cấp, trung cấp và nhà liền kề", ông Nguyễn Tiến Đông cho biết.
Cũng theo đại diện NHNN, gói hỗ trợ này sẽ có mức cho vay tối đa lên tới 75% tổng giá trị hợp đồng, còn lại là vốn tự có của người mua. Một số phương án lãi suất dự kiến cũng được đưa ra, dao động từ 6-7,5%/năm. Thời hạn cho vay kéo dài 10 năm và hạn mức tối đa mỗi khách hàng là 2 tỷ đồng.
Trước thông tin này, nhiều người thuộc nhóm đối tượng được vay vốn phấn khởi vì có cơ hội mua nhà, thay đổi điều kiện sinh sống tốt hơn. Anh Trịnh Hoàng Lâm, cán bộ công chức trong ngành công thương chia sẻ: "Hiện gia đình tôi có một căn hộ ở khu tập thể Kim Liên nhưng diện tích quá hẹp và có nhu cầu mua một căn hộ chung cư ở vị trí gần trung tâm. Bán căn hộ đang ở, cộng với khoản tiết kiệm cũng khó tìm được căn hộ phù hợp. Nếu gói tín dụng với mức lãi suất khoảng 7% thì tôi sẽ đăng ký vay ngay. Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ đợi xem yêu cầu, thủ tục như thế nào".
Nhiều lo ngại
Ngay khi thông tin về gói tín dụng được đưa ra, nhiều người lại đặt câu hỏi liệu việc triển khai có nhanh chóng, người đi vay có phải hoa mắt vì các thủ tục, giấy tờ? Lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, bởi trước đó khi tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ mua nhà nhiều người đã phải lắc đầu vì quá nhiều thủ tục.
Giám đốc một ngân hàng thương mại chia sẻ, các ngân hàng thương mại cũng là đơn vị kinh doanh, vì vậy phải xác định ít nhất không để ngân hàng bị lỗ. Với khoản vay kéo dài 5 năm, 10 năm, các ngân hàng cũng không biết được thị trường sẽ như thế nào. Nguồn tiền của ngân hàng đa số là ngắn hạn, rất ít tiền gửi trung, dài hạn. Nếu dồn tiền cho vay như vậy sẽ gây mất cân đối.
Trong khi đó, phía đối tượng nằm trong diện được vay vốn cũng không khỏi băn khoăn. Anh Hoàng Trọng Hải, một cán bộ thuộc lực lượng vũ trang lo ngại: "Thu nhập từ lương của tôi chưa tới 10 triệu đồng, nếu yêu cầu mức thu nhập của gia đình khoảng 25 triệu đồng/tháng mới được vay thì cũng là một trở ngại lớn. Những người công tác trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng được vay nhưng phải có vợ thu nhập 15 triệu đồng trở lên mới đáp ứng được yêu cầu thì quả là rất khó".
Theo các chuyên gia, việc xác định đối tượng và điều kiện vay vốn cần hết sức cụ thể. Có như vậy, quá trình triển khai mới đồng nhất, giảm khó khăn cho người đi vay. Bà Đào Hải Ninh - Giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông - MDB, Chi nhánh Hà Nội cho rằng, cần phải xác định thế nào là thu nhập khá trở lên, mức này dựa trên tiêu chí nào. Mức thu nhập 25 triệu đồng/tháng được đánh giá là khá trong xã hội nhưng có thể lại không cao với các ngân hàng khi cho vay tới 2 tỷ đồng để mua nhà.
Liên quan tới lãi suất gói cho vay hỗ trợ, bà Ninh cho rằng: Lãi suất cho vay nên cố định ít nhất trong 6 tháng đến 1 năm khi bắt đầu triển khai. Sau đó phải điều chỉnh theo thị trường, có thể lấy lãi suất bình quân trên thị trường cộng với biên độ 2,5%. Ở mức này, ngân hàng không bị lỗ cũng như không có lãi nhưng vẫn thể hiện được sự trách nhiệm với xã hội".
Đồng thời, nên phân các ngân hàng thương mại ra làm 3 nhóm. Với nhóm mạnh, NHNN có thể yêu cầu đảm bảo 20% tổng dư nợ tín dụng hàng năm dành cho gói hỗ trợ. Với nhóm trung bình là 15% và nhóm yếu là 10% tổng dư nợ, như vậy mới khả thi.
Theo ANTD
Cận cảnh rắn bạch tạng ở miền Tây Ngày 29/6, trong lúc đi thăm ruộng, anh Nguyễn Ngọc Em (ngụ ấp Thới Thanh B, xã Trường Xuân B, huyên Thới Lai, TP.Cần Thơ) phát hiện con rắn kỳ lạ, toàn thân một màu trắng. Buổi tối, anh Em bỏ rắn vào một can nhựa rồi đậy nắp lại. Anh Em cho biết lúc phát hiện có vật gì trắng trắng nằm...