Cụ bà gần trăm tuổi với cái tên ‘hung dữ nhất Việt Nam’
Năm nay đã ở cái tuổi 98 nhưng cụ bà có cái tên Nguyễn Thị Sói (Hưng Yên) vẫn mạnh khỏe, tự mình làm tất cả việc nhà.
Cụ bà gần trăm tuổi với cái tên ‘hung dữ nhất Việt Nam’
Cái tên “hung dữ nhất Việt Nam”
Sinh năm 1917, theo tuổi ta, năm nay đã 98 tuổi nhưng khi được hỏi về cái tên được mệnh danh”hung dữ nhất Việt Nam”, cụ bà Nguyễn Thị Sói không hề mặc cảm mà trái lại rất trân trọng, vui vẻ.
Tìm vào ngôi nhà nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại thôn Chung (An Vĩ, Khoái Châu, Hưng Yên). Chị Hương (con dâu út của cụ Sói) chạy ra đón tiếp chúng tôi.
Khi chúng tôi cất tiếng hỏi: “Đây có phải nhà cụ Sói không ạ?”, người phụ nữ này mỉm cười thật tươi và vồn vã chảo hỏi, mời vào nhà.
Bước ra từ căn buồng nhỏ phía trước nhà, một bà cụ với mái tóc đã trắng, người nhỏ thó cười tươi chào hỏi chúng tôi: “Vâng tôi là Sói đây, các anh hỏi tôi có việc gì vậy”.
Sau khi nghe chúng tôi giới thiệu, cụ Sói bước đi thật nhanh và mời chúng tôi vào nhà trên ngồi chơi, uống nước. Câu chuyện của cụ và những người xa lạ bỗng trở nên thân thiết hơn rất nhiều.
Dù đã gần trăm tuổi nhưng cụ Sói vẫn rất minh mẫn, những lời nói sang sảng, kể lại mọi chuyện từ thời còn nhỏ đến nay đâu ra đấy.
Cụ Nguyễn Thị Sói năm nay đã ở cái tuổi 98.
Cụ Sói chia sẻ: “Do trước đây, trẻ con sinh ra thường khó nuôi nên các cụ thường đặt cho những cái tên xấu để tránh cho ma quỷ nó bắt đi.
Tên của tôi ở đây thì cũng có thể hiểu theo hai nghĩa là một loài động vật rất hung dữ nhưng rất mạnh khỏe, uy lực trong tự nhiên.
Nhưng cũng có thể hiểu tên tôi là một loài hoa rất đẹp, không có cánh, màu vàng xanh, thường được dùng ướp chè trước đây”.
Cụ Sói cũng cho biết thêm, ngoài cụ có tên là Sói còn lại 3 anh em kia đều mang tên bình thường là Mỹ, Hào, Phó.
“Ở địa phương này cũng có nhiều người được đặt các tên xấu hoặc theo các con vật như Cò, Vạc, Tuất, Xin… Vì vậy, cái tên của tôi cũng không sao cả đâu”, cụ Sói nói.
Video đang HOT
Ngồi yên lặng giã xong miếng trầu, đưa lên miệng nhai, cụ Sói nói tiếp: “Chưa bao giờ có ai ở trong, ngoài làng chê hay nói gì về tên của tôi cả.
Mọi người gặp tôi đều rất vui vẻ. Trước đây, khi tôi còn làm bánh đi chợ bán thì cứ thấy hàng của tôi, mọi người ra mua rất đông.
Tôi lên chùa, các bà, các bác, các cháu thấy tôi thường chào hỏi rất lễ phép, sư thầy cũng lấy ghế, nước mời tôi.
Cả làng này, ai biết cũng đều quý tôi chứ không có ai nói ra nói vào gì về cái tên của tôi cả.
Trong nhà thì các con cháu, chắt của tôi dù hoàn cảnh gia đình cũng không phải khá giả nhưng vẫn rất yêu kính tôi. Có gì ngon chúng vẫn biếu, để dành cho tôi”.
Nhấp thêm ngụm nước trà, miệng móm mém nhai miếng trầu, cụ Sói nhắc lại: “Trước đây, cũng có người ví von tên tôi như loài động vật hung ác nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi.
Sau này khi nhìn lại mọi chuyện, người ta lại xin lỗi rồi hiểu tôi hơn. Rồi có đôi khi đi đâu đó, người ta đọc, mời bà Sói lên thì cũng có người ở dưới che miệng cười.
Nhưng cái này nó đã in sâu, gắn bó với tôi và mọi người rồi. Cha mẹ sinh tôi ra và đặt tên cho tôi như vậy thì dù thế nào tôi cũng luôn trân trọng.
Giờ nếu có bảo tôi là đổi tên hay không thì tôi vẫn giữ nguyên tên này, bởi tôi là Nguyễn Thị Sói mà”.
Giấy chứng nhận mừng thọ tuổi 90 của cụ Sói vào năm 2007.
Gần trăm tuổi vẫn tự làm mọi việc
Sinh ra trong gia đình nghèo nên ngay từ khi mới lên 3 tuổi, cụ Sói đã được bố mẹ cho đi ở đợ để chăn trâu ở một nhà giàu có trong làng.
“Lúc đấy mới 3 tuổi thì có biết gì đâu, dắt trâu đi chăn nhưng thực chất là trâu nó dắt mình chứ bé như thế sao mà chăn được.
Chăn trâu xong, về nhà chủ, họ cho ăn cơm, ăn khoai thế nào thì biết cầm như thế là ăn chứ đâu có biết xin thêm gì đâu”, cụ Sói kể.
Đến khi bố mất, cụ Sói mới thoát được cảnh ở đợ, trở về nhà lại tiếp tục phụ mẹ chăm các em khôn lớn. Rồi lại thay mẹ dựng vợ, gả chồng cho các em.
“18 tuổi, tôi lấy chồng nhưng nhà chồng cũng chẳng khá hơn, lại do chiến tranh, loạn lạc nên cái nghèo khó vẫn cứ đeo bám.
Sau này, khi các con lớn lên, trưởng thành nhưng do hoàn cảnh gia đình từ trước đó nên cũng chẳng có đứa nào khá giả hẳn, cứ bình bình, vất vả…”, cụ Sói bày tỏ.
Giờ đây, dù đã gần trăm tuổi nhưng như cụ Sói chia sẻ “nhờ trời thương” mà sức khỏe, tinh thần của cụ vẫn rất tốt.
“Cả đời tôi sống chỉ quanh quẩn trong làng, trong xã, đi xa nhất cũng chỉ lên đến Hà Nội cách nhà mấy chục km rồi về.
Tôi chẳng mấy khi ốm đau, bệnh tật gì cả ngoài việc đau xương, cốt do tuổi già. Mọi người hỏi tôi có bí kíp gì giữ sức khỏe như vậy không nhưng thực tế chẳng có gì.
Các loại thuốc bổ nói thật là hoàn cảnh gia đình tôi cũng không có điều kiện để dùng mà tôi cũng chẳng ưa uống chúng.
Tôi chỉ duy trì đều đặn làm các công việc hàng ngày trong gia đình cùng con cháu. Tối 10 – 11 giờ lên giường đi ngủ, sáng cứ tầm gà gáy 5 giờ là bắt đầu thức giấc.
Ra khỏi giường, làm các vệ sinh cá nhân xong thì tôi dọn dẹp nhà cửa, nhiều hôm làm cả ngày cũng chả thấy hết việc. Cứ việc này nối việc kia.
Chính cái làm việc này giúp cho tôi khuây khỏa, không còn phải lo nghĩ gì và tối ngủ đỡ bị thức giấc hơn”, cụ Sói tâm sự.
Ngoài ra, theo cụ Sói, cụ giữ nề nếp ăn uống rất đơn giản và đều đặn một ngày ăn ba bữa, mỗi bữa một bát cơm cùng những thức ăn bình thường nhất.
“Nói chung, nhiều khi mọi người cũng nói vui chắc cũng là do bố mẹ tôi đặt cho cái tên là Sói với mong muốn mạnh khỏe nên giờ nó ứng nghiệm được thành như vậy.
Giờ, ở cái tuổi này cũng là một sự may mắn của tôi nên chẳng có mong muốn gì hơn là chỉ mong sao các bạn bệnh tật không ghé thăm để con cháu đỡ vất vả với mình mà thôi”, cụ Sói nhấn mạnh.
Theo Xahoi
Lão nông miền Tây và kiểu đặt tên con khiến thiên hạ "mắt tròn mắt dẹt"
Vì thần tượng vị Chủ tịch nước Cuba, nên khi vợ sinh con trai đầu lòng, lão nông miền Tây đã lấy tên vị lãnh tụ này đặt cho con. Mặc cho nhiều người thân "mắt tròn mắt dẹt", cán bộ tư pháp xã băn khoăn không biết có sai luật, người cha vẫn cương quyết khai sinh cho con cái tên lạ: Đổ Phi ĐenCacstrô.
Ông Hảo và đứa con trai có cái tên lạ
Tên lạ làm khó cán bộ tư pháp
Đó là câu chuyện của ông Đỗ Văn Hảo (50 tuổi, ngụ ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
Ông Hảo đọc nhiều, biết nhiều những vĩ nhân trong nước và thế giới. Trong đó, nhân vật mà ông thích nhất là vị Chủ tịch nước Cuba, Phiden Castro. "Tui khoái ông này ở chỗ tính tình ông trung can, nghĩa khí. Tư tưởng thì giỏi giang, vĩ đại hơn người. Lúc chưa có con, tui đã mong sau này con mình sẽ được như ông ấy, không thì chỉ cần bằng một nửa thôi là tui toại nguyện rồi", ông Hảo nói.
Năm 30 tuổi, ông Hảo mới lập gia đình. Đến năm 1995, đứa con trai đầu lòng ra đời trong thiếu thốn. Đã xác định trước, ông đến ủy ban xã làm giấy khai sinh cho con với cái tên Đỗ Phi ĐenCacstrô. "Lẽ ra phải viết là Phiden Castro mới đúng. Nhưng cán bộ tư pháp không biết phải viết như thế nào nên viết thành Cacstrô, đưa thêm chữ "c" vào nên nhìn mất hay. Lúc đó tôi cũng không để ý, sau này mới biết viết sai thì không sửa được nữa rồi".
Vợ ông Hảo cho biết: "Tui không biết ông "Các trô" là ai, chỉ nghe chồng nói ông này là một lãnh tụ vĩ đại ở nước ngoài. Thấy chồng cương quyết quá, cái tên cũng ngồ ngộ nên tôi cũng không có ý kiến gì. Miễn sao là con lớn khôn, học hành thành tài là tôi vui rồi".
Từ khi con còn bé, ông Hảo và vợ đã gọi tên con đúng như trong khai sinh. Tên trong giấy có vẻ lằng nhằng, ông gọi tắt là "Các trô". Bà con hàng xóm lúc đầu thấy lạ cũng bàn ra tán vào nhưng riết rồi thành quen. Người ta gọi con ông là "Các trô" mà không biết cái tên này có ý nghĩa gì.
Ông Hảo cười khà khà: "Một số người không biết vị Chủ tịch Cuba kia cũng phải. Ông ở cách mình nửa vòng trái đất chứ ít gì. Chúng ta đặt tên cho con đều có mục đích của mình. Tôi đặt tên như vậy vì mong con thành vĩ nhân, cũng đâu có luật nào cấm đặt tên như thế".
Người ta, tên Tây
Gần 20 năm từ khi cái tên lạ được khai sinh, đến nay đứa con của ông Hảo đã lớn khôn, 19 tuổi, khôi ngô. Không phụ lòng cha mẹ mong mỏi, Cacstrô hiện đang học năm 2 một trường đại học ở TP.HCM. Cacstrô cho biết: "Lúc nhỏ, em không để ý cái tên của mình lắm. Nhưng khi học đến lớp 3, thấy cô giáo thắc mắc, bạn bè cũng hỏi thăm nhiều, em mới biết mình có một cái tên lạ. Nhưng bây giờ em thấy thích nó, em tự hào vì mình có cái tên lạ do cha mẹ đặt. Cha mẹ mơ ước em trở thành người tài giỏi, em sẽ cố gắng hoàn thành tâm nguyện ấy".
Chàng trai kể thêm, lúc nhỏ, cậu từng đem thắc mắc cái tên lạ nói với cha. Ông Hảo xoa đầu con kể về vị Chủ tịch nước Cuba và gửi gắm ước mơ vào con trai. Lớn lên một chút, Cacstrô tự tìm sách báo để tìm hiểu về vị Chủ tịch kia. "Em cũng giống như cha, thích ở vị chủ tịch này tư tưởng hơn người... Càng nghĩ, em càng thấy tự hào về cái tên của mình", Cacstrô chia sẻ.
Chứng minh nhân dân ghi tên Đổ Phi ĐenCacstrô (thực ra họ Đỗ, nhưng viết sai chính tả thành Đổ)
Chưa dừng lại ở cái tên độc cho con trai, hai năm sau đứa con gái ra đời, ông Hảo lại quyết định khai sinh cho con cái tên không kém phần độc, lạ. "Tôi chỉ nhớ mang máng cái tên này mình đọc trong một cuốn sách. Hình như là trong một tác phẩm văn học Pháp.
Thấy tên hay, tôi ghép với họ chữ lót của ông bà mình rồi đặt cho con là Đổ Thị Ty Sô. Cái tên này không hẳn khó đọc, khó viết như đứa con trai nên ít bị người khác để ý hơn", ông Hảo nói. Cô gái Ty Sô hiện đang theo học ngành y sĩ ở một trường Cao đẳng ở Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Có phạm luật?
Khi Quốc hội bàn vấn đề có nên ban hành luật về đặt tên riêng, ông Hảo và đứa con có cái tên vĩ nhân lại giật mình thon thót.
Ông Hảo lập luận: "Điều 26 Bộ luật Dân sự quy định "Công dân có quyền đối với họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo tên khai sinh của người đó". Còn đối với đăng ký khai sinh trong nước, luật không có quy định nào về vấn đề đặt tên con. Như vậy luật không cấm thì tôi có quyền đặt tên con tùy ý".
Thạc sĩ Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) thì lại khuyến cáo: "Cha mẹ có quyền đặt tên cho con. Tuy nhiên, quyền đặt tên cho con thì cũng phải đi cùng với nghĩa vụ tuân thủ quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự: "Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam".
Theo quy định trên, rõ ràng một tên riêng của cá nhân được đặt mà thiếu tiêu chí giữ gìn bản sắc dân tộc, hay không phát huy được truyền thống tốt đẹp thì cán bộ hộ tịch có quyền từ chối đăng ký khai sinh đối với tên này. Người bị từ chối nếu không đồng ý thì dùng quyền khởi kiện ra Toà án. Toà án là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng kết luận một cái tên trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể có được phép đặt hay không".
Lão nông lại cười khà khà: "Bao giờ nhà nước bảo tôi đi sửa tên cho hai đứa con thì tôi mới đi. Còn không hai cái tên này sẽ đi theo con cái tôi đến suốt đời"./.
Theo Pháp Luật
Người đàn ông mất tích vào không trung Sau một tiếng thét khủng khiếp, người đàn ông biến mất vào khoảng không. 10. James Worson Ngày 3/9/1873, một người đàn ông tên là James Worson đã chấp nhận lời thách đố đi bộ 32km từ thị trấn Leamington đến thị trấn Conventry. Hai người bạn của anh là Hammerson Burns và Barham Wise cũng theo sau trên chiếc xe ngựa kéo....