Cụ bà bán hột vịt lộn nuôi cháu dưới cầu Bình Lợi
Mỗi người sinh ra lại có một số phận khác nhau, trong đó không ít trường hợp đến tuổi xế chiều vẫn phải vất vả mưu sinh vì con, vì cháu.
Mới đây trên mạng xã hội đã xuất hiện bài viết kể về hoàn cảnh của một cụ bà ngày ngày bán hột vịt lộn nuôi cháu khiến người đọc xót xa, thương cảm.
Bài viết về hoàn cảnh của cụ S. được người đọc quan tâm.
Theo đó, trong lúc đi qua đoạn dưới cầu Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM), bạn N.N.H. đã vô tình bắt gặp một cụ bà kiên nhẫn bên gánh hàng hột vịt lộn nhỏ. Qua trò chuyện, H. được biết cụ tên S., 73 tuổi, có 1 con gái và 2 cháu gái. Trong đó, một bé học lớp 9 đã bỏ học do nhà khó khăn và 1 bé gái 5 tuổi.
Cụ bà ngồi bán hàng dưới chân cầu bất kể nắng mưa.
Cụ tâm sự mình bán hàng rất đều đặn, chẳng nghỉ ngày nào. Thậm chí có những hôm trời mưa lớn, cụ cũng mặc áo mưa ngồi bán đến tận khuya. Con gái cụ cũng đi làm nhưng thu nhập của 2 người gộp lại cũng chẳng đủ chi tiêu.
Vì phải đi xa bán hàng nên cụ không ở cùng con gái. Tuy nhiên vì chẳng có tiền thuê trọ nên cụ đành dựng lán, ngủ tạm ven đường. Nhìn cái lán tối tăm, ẩm thấp, xung quanh ngổn ngang gạch, nước mưa khiến không ít người xót xa.
Cái lán dựng bên đường là chỗ ngủ của cụ S.
Theo lời cụ S., cứ vài ngày cụ lại về đưa tiền cho con gái nuôi cháu. “Có 2 đứa cháu thì 1 đứa nghỉ học rồi, đứa thứ 2 nhất định phải cho đi học không thể để nó bỏ dở việc học như chị gái nó được nên phải cố gắng bán thêm được tí nào hay tí đó, chừng nào đường không còn người qua lại thì cụ mới đi ngủ”, cụ bà tâm sự.
Dù khó khăn là thế nhưng H. cho biết lần nào ghé mua ủng hộ cụ S. cũng cho thêm. “Ở tầm tuổi này lẽ ra phải được hưởng phúc của con cháu nhưng cụ phải chịu gió chịu sương kiếm tiền”, H. viết.
Câu chuyện về cụ S. sau khi được lan tỏa đã khiến rất nhiều người xúc động, mong sẽ một phép màu nào đó giúp gia đình cụ ổn định, đủ đầy hơn.
Ở tuổi xế chiều, cụ vẫn vất vả mưu sinh.
“Thương quá! Tuổi già gánh còng lưng sương gió, cũng chỉ vì miếng cơm manh áo cho con, cháu của mình. Cầu mong cho cụ nhiều sức khỏe, may mắn qua các nhà hảo tâm.”
“Cả đời vất vả, đến lúc đầu bạc vẫn chưa hết trăn trở suy nghĩ cho con cháu. Đến chỗ ngủ cũng tạm bợ. Hi vọng cụ sẽ sớm được giúp đỡ.”
“Vừa thương, vừa nể phục cụ. Dù khó khăn, nhiều tuổi nhưng vẫn tự kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình.”
Hình ảnh khắc khổ của cụ S. còn khiến nhiều người nhớ lại câu chuyện về cụ ông U70 bán hột vịt lộn ở vỉa hè quận Bình Thạnh. Báo Thanh Niên viết, cụ Lý Vinh và vợ có một người con trai hơn 30 tuổi nhưng không ổn định về mặt nhận thức.
Video đang HOT
Hình ảnh cụ ông tóc bạc trắng ngồi bên nồi hột vịt lộn khiến nhiều người xót xa.
Để trang trải qua ngày, vợ chồng cụ phải bán từng quả trứng. Nhờ có mạng xã hội lan truyền nên gánh hàng của cụ bỗng trở nên đắt khách hơn. Thậm khách bà con tới ủng hộ đông tới nỗi thiếu chỗ ngồi, phải mua đem đi hoặc tự phục vụ giúp 2 cụ đỡ vất vả. Trước điều này, vợ chồng cụ vô cùng vui mừng, phấn khởi.
Khách ghé quán rất đông khiến 2 vợ chồng cụ rất vui.
Mọi người phải xếp hàng vì không còn chỗ ngồi.
Thế mới thấy, đôi khi những điều đẹp đẽ là do chính sức mạnh cộng đồng tạo ra. Mong rằng cụ S. cũng sẽ sớm nhận sự may mắn tương tự trong thời gian tới.
"Tỷ phú ghe ôm" 40 năm cứu người, vớt xác trôi sông: Nhỡ không cứu được người ta, tức lắm!
Nguời đàn ông ấy sống ở một cái chòi không có cửa, dựng bên mép sông Sài Gòn, nhưng thực chất lại là một "tỷ phú".
Người làm nghề rùng rợn nhất thế gian: Mỗi lần vào phòng lấy xác, cảm giác như xuống âm ty Người trần gian 50 năm làm nghề âm phủ và ám ảnh "lần mò" huyệt mộ, xú khí ám vào da
Ngay gần chân cầu Bình Lợi, một người đàn ông nhỏ thó mà rắn rỏi, da ngăm ngăm đen khoác hờ dây chão vào cây cọc gỗ, neo cho cái xuồng cũ kỹ không trôi đi mất. Ông leo lên cầu thang gỗ, bước vô nhà, hay đúng hơn là căn chòi lụp xụp dựng tạm cheo leo ngay mép sông, nửa trên bờ, nửa dưới nước.
Cái chòi chỉ được lợp ba mặt, xoay lưng về phía đất, "mặt tiền" ngó ra hướng cầu. Chiếc màn chắn gió của căn chòi, nhiều năm chưa bao giờ hạ xuống, ngày mưa cũng như ngày nắng xiên chói gắt của Sài Gòn, vì ông Ba Chúc cần khoảng không ấy mà hướng mắt về đoạn nước xiết ngay giữa cầu, hễ thấy nước động là lao ra liền.
Ông Ba Chúc (tên đầy đủ là Nguyễn Văn Chúc, sinh năm 1957) là một "tỷ phú ghe ôm". Người ta gọi ông vậy, là bởi, ông già hơn sáu chục tuổi ấy làm nghề chài lưới và chèo ghe thuê cho khách qua sông Sài Gòn, tương tự như mấy bác xe ôm trên bờ.
Còn "tỷ phú", là bởi, cả cuộc đời sống với sông nước, ông đã cứu không biết bao nhiêu người sa chân xuống dòng sông Sài Gòn, rồi cả vớt xác người trôi sông đưa về bờ nữa. Cứ coi mỗi mạng sống là một kho báu, thì Ba Chúc chẳng phải là tỷ phú sao?
"Khắc tinh của Hà Bá" và những cuộc đời thứ hai
Người ta đặt cho ông Ba Chúc nhiều biệt danh, nào là hiệp sĩ đường sông, nào là khắc tinh của Hà Bá, khắc tinh của thần Chết, là bởi ông nhiều lần giành giật sự sống trở về cho những người, vì lý do nào đó, đã gieo mình xuống dòng nước sâu khúc sông qua cầu Bình Lợi.
Có những người gặp bế tắc, tuyệt vọng, đến mức họ buông bỏ số phận của mình mặc cho dòng nước cuốn trôi; cũng có người sảy chân gặp nạn, và may mắn khi họ gặp được ông Ba Chúc đúng lúc. Ông thuộc từng khúc sông, nắm được chỗ mọi người hay cố tình ra đó để tự tử, thường là giữa cầu - nơi khuất để ở trên không ai phát hiện. Nhiều lần, ông phát hiện sớm, chèo ghe ra gần đó nỉ non trò chuyện, "câu giờ" cho người trên bờ kịp lôi vào.
Cũng có khi người nhảy xuống, ông nghe động thì lao ra. Theo kinh nghiệm của ông, người rơi xuống nước sẽ hụp rồi nổi, hụp rồi nổi 3 lần mới chìm hẳn, ông cứ dựa theo chỗ sủi tăm mà đón, khi nắm cổ áo, lúc nắm tóc, lúc ném theo dây thừng, cột ngang bụng mà lôi lên.
Cười ran, ông kể, nếu người được cứu còn tỉnh táo, sẽ có một cuộc đối thoại như thế này diễn ra:
- Ai kêu chú cứu con?
- Cô/cậu làm sao mà nhảy, mà huỷ hoại thân thể này? Con kiến nó còn muốn sống, mình là con người sao tìm đến cái chết?
- Chú cứu con làm gì?
- Tôi không cần biết. Quyết tâm chết là của chuyện cô/cậu. Quyết tâm cứu là chuyện của tôi. Cô/cậu gặp ai chứ gặp tôi thì không được chết!
Hồi 2012, ông Ba Chúc cứu được một cô kia chừng hơn 20 tuổi, đang mang bầu 4 tháng. Bà Nguyễn Thị Hinh vẫn còn nhớ: " Mình cứu xong, con bé chỉ ôm mình khóc thôi. Hoá ra chồng nó đi nước ngoài, giữ mình không được nên nó có bầu với người khác, sợ chồng không bảo lãnh cho mẹ con nó đi. Bố mẹ nó mất rồi, không có ai an ủi nó, nên nó ra cầu nhảy.
Tôi mới nói: Sao con dại vậy? Nếu chồng con về, con cứ thú thật với chồng như vậy. Chồng chấp nhận thì tốt, còn không thì con cứ đẻ ra, được mấy tháng thì con gửi bé, đi làm. Con còn trẻ lắm, còn đẹp lắm, mới hai mấy tuổi, con còn lấy được chồng khác, không việc gì phải chết. Nói chuyện mà con bé khóc quá trời.
4 năm sau nó ghé vô đây thăm, lúc đó được chồng bảo lãnh đi nước ngoài rồi, đứa con được 4 tuổi. Lúc đó tôi mới trêu: Đó, giờ thấy hối hận chưa? Hồi đó mà chết là đâu có sung sướng được như giờ!".
Điều khiến ông vui nhất là nhiều người được cứu sống, sau đó quay lại cảm ơn và khoe họ đã quý mạng sống hơn, sau khi được trao cơ hội thứ hai. Vợ chồng ông Ba Chúc cũng có nhiều "con nuôi" sau những lần hụp lặn cứu người.
Như cậu con nuôi quê Nghệ An, bị té khi một chiếc xe cẩu đang thao tác ở cầu Bình Lợi lộn xuống sông, hồi 2003. Bữa đó 5 người rớt, 3 người tự lội sống sót, còn 2 người ngấp nghé. Ông Ba lao ra tắp lự, nhưng chỉ cứu được 1 người, còn 1 người chìm mất, đến giờ ông vẫn tiếc.
Sau 3 ngày, hết cơn sợ nước, cậu thanh niên ấy mới dám tới gặp ông Ba Chúc, vừa khóc vừa xin được nhận ông bà làm ba mẹ nuôi. Tới giờ, người con ấy vẫn giữ liên lạc, hồi năm 2015 anh lấy vợ cũng mời ông bà ra. Đó gần như là lần duy nhất ông bà rời khúc sông quen thuộc, đi chơi hẳn một tuần. Trước giờ, vợ chồng họ không đi đến đâu, chỉ quanh quanh sông nước, nhất là kiếm cơm, sau là cứu người.
Bà Hinh "mách tội" ông chồng, nhưng trong giọng có phần tự hào hơn là hờn dỗi: " Tui kêu ổng đi làm cá thì khó lắm, chứ kêu cứu người thì 1 phút là ổng lao ra thuyền, chạy ra giữa dòng luôn. Cái dây neo thuyền có bao giờ ổng cột đâu, chỉ lồng vô thôi, để có sự cố là đi liền.
Ban ngày không sao, nhiều khi lo là lo ban đêm, sợ ổng đi không thấy đường về, mắc kẹt trong đám bèo ấy. Xưa mắt ổng tinh lắm! Ở sông nước, nhiều khi cứu được người, hai vợ chồng cũng thấy vui vui trong lòng.".
Ông Ba Chúc thì cứ xuýt xoa nghĩ về những người mình cứu hụt, vẫn tiếc là mình làm không đủ nhanh để cứu tất cả. " Nhỡ chạy ra mà không kịp cứu người ta, tôi tức lắm!", ông nói, tay vung lên tiếc nuối, kiểu như người chơi cờ đã chơi một ván thật hay mà vẫn phải nhận thua.
40 năm "đón" người trôi sông, vẫn không quen nổi
Ông Ba Chúc nổi tiếng vì cứu người và cũng vì vớt được nhiều xác người. Ông luôn khăng khăng mình không phải làm nghề vớt xác. " Sao gọi là nghề được! Tại vì cái lương tâm của tôi thì tôi làm thôi chứ không ai mướn, cũng không ai nhờ tôi, không ai bảo tôi, không ai sai khiến tôi.
Tôi chỉ nghĩ như này, người ta cũng như mình thôi, thấy người ta chết như vậy, trôi lên trôi xuống, gia đình ở nhà không biết được thế nào, chồng mình chết vì cách gì, vợ mình chết vì cách gì, con mình chết vì cách gì, đau lắm.
Tôi thấy vậy thì tôi đưa người ta về, liên lạc với công an để báo với gia đình. Với lại nếu người ta chết trên bờ, có người đến thắp cây nhang, cúng viếng này kia nọ; còn chết dưới sông thì thấy là sợ rồi, bỏ chạy hết rồi. Cái đó tôi mới làm nghĩ, người ta cũng như mình thôi, đưa người ta lên cho có cái mồ cái mả.".
Ông nghĩ vậy, nên điện thoại luôn để chuông to nhất, lúc nào cũng dính bên mình. Bất kể đêm hôm sớm tối, hễ ai điện thì ông lao đi ngay. Ông Ba Chúc chưa bao giờ dám ngủ say giấc, chiếc xuồng cũ chưa bao giờ được cột chắc chắn, chỉ tròng vào thôi, cấp bách thì ông gỡ cho lẹ.
Hành trang đi vớt xác chỉ vỏn vẹn chiếc xuồng máy, một sợi dây thừng, một bọc găng tay mới. Ông cũng có một "tật xấu" mấy chục năm không bỏ là hút thuốc. Ông phân trần: " Khi vô đón họ, hôi lắm, không hút không chịu được. Tôi cứ mồi điếu thuốc rồi đứng bên cạnh xin khấn: "Tôi giúp ông bà, ông bà bớt hôi lại cho tôi làm việc" rồi mới đưa tay vào cột người ta hoặc đưa lên.
Cái bạt mua là phải sạch sẽ để đón họ, xong rồi mới kéo chân người ta về bờ. Xác chết trôi rất nặng, có khi ở xác ở trên bãi sình, tôi phải xuống cõng người ta, cũng trình bày với họ là tôi chỉ có một mình thôi, xin ông bà nhè nhẹ thôi để tôi đưa về. Vậy đó mà nhiều khi thấy linh nghiệm...".
Tiếp xúc với không biết bao nhiêu thi thể mà kể, nhưng ông Ba Chúc chẳng thể "quen" nổi. Ông nhớ hoài, có một lần vớt xác trôi ngay mái ghe. Ông tưởng có một người thôi, ra cột vô chân kéo vô bờ, kéo thì thấy lòi chân một đứa bé ra. Kéo vô mới biết là mẹ cột con ngang bụng, đứa nhỏ chừng 5 tuổi thôi.
Vụ ấy khi lên TV, người chồng mới hay tin, tìm đến ông Ba Chúc để hỏi sự tình. Hóa ra hai vợ chồng làm chung công ty, cô vợ mấy lần ghen, bỏ đi 2 - 3 tiếng rồi về, nhưng lần ấy thì cả hai mẹ con không về nữa. " Xót xa quá người lớn làm gì thì làm, bế bồng con theo làm gì, sao để đứa trẻ chết ngạt nước tội nghiệp quá. Đón hai mẹ con lên mà tôi chỉ biết khóc thôi.", ông ngậm ngùi.
Bà Hinh, hồi còn trẻ cũng là trợ thủ đắc lực của ông Ba Chúc. Ông cứu sống người ta rồi đưa về nhà, hai vợ chồng sơ cứu, hà hơi thổi ngạt, xức dầu... trước khi xe cứu thương tới. Họ đã giúp nhiều người có cơ hội thứ hai để sống tiếp và sống tốt.
Ông vớt xác, bà mới đầu cũng sợ, nhưng nghĩ là việc phúc nên cũng đồng lòng. Bà hay nghĩ nhiều về những người được cứu, hơn là những người đã khuất.
" Tôi chỉ nghĩ thế này, hai vợ chồng có gì ăn nấy, làm được việc này cũng vui. Tôi muốn nhắn mọi người, chuyện gì cũng có thể giải quyết được hết. Đừng nghĩ đi tự tử, gieo mình xuống sông là hết. Không hết đâu.
Người ta chọn dòng nước xiết để gửi mình khi sa cơ mà không nghĩ đến người thân, không nghĩ đến người ở lại đau lòng đến mấy. Khổ cho họ ngụp lặn trong dòng nước dơ bẩn, có khi chúng tôi tìm cả tuần chưa thấy!", nhìn ra sông, bà nói trong tiếng thở dài.
Cô gái "dở khóc dở cười" vì mẹ chuẩn bị cho lên chức chị gái ở tuổi 26 Chuyện bố mẹ sinh con quá thưa hoặc sinh con lúc tuổi đã xế chiều hiện tại không phải quá hiếm. Tuy nhiên, khoảng cách tuổi tác lớn giữa anh chị em trong nhà đôi khi cũng mang đến nhiều chuyện "dở khóc dở cười". Tâm sự của cô gái chuẩn bị làm chị ở tuổi 26. Mới đây, tài khoản T.M cũng...