Cụ bà 95 tuổi một mình mưu sinh trên thuyền mộc
Lò dò, lầm lũi trở ra rồi trở vào trong mạn thuyền nhỏ bé, mình bà lúi húi, mắt kèm nhèm bên bếp lửa nơi để một, hai cái nồi nhỏ đen thui, phần ba lon gạo cùng mấy con cá rô, cá mán nhỏ, vài hạt muối sinh sống qua ngày.
Cụ Thuỷ ( 95 tuổi) trên chiếc thuyền mộc.
Đó là cuộc sống mưu sinh đầy vất vả, đắng cay suốt mấy chục năm qua của cụ bà Nguyễn Thị Thuỷ (95 tuổi) ở làng chài Thành Công, phường Đông Thọ, TP.Thanh Hoá mà chúng tôi ghi lại tại ven chân cầu Sâng, TP.Thanh Hoá trong một sáng mưa lạnh đầu năm.
Thương đau đè gánh
Nhờ sự giúp đỡ của người dân xóm vạn chài, chúng tôi tìm tới thuyền của cụ bà Nguyễn Thị Thuỷ, luồn qua ô cửa nhỏ với tấm riđô bằng bao bì ẩm ướt, cụ bà nở nụ ấm áp chào chúng tôi. Dù tuổi cao, song cụ vẫn còn khá minh mẫn khi tiếp chuyện: “Các chú thông cảm, tau ở một mềnh nên thế thôi. Lâu rồi nên bừa bộn!”.
Tự tìm cho mình được một chỗ để ngồi, chúng tôi đánh mắt quan sát căn thuyền cũ kỹ, chật hẹp đến độ nếu chúng tôi có duỗi chân ngang hay dọc cũng đều chạm phải mạn thuyền; có muốn đứng thẳng lên cũng không được vì đầu sẽ chạm nóc thuyền ngay tức khắc.
Ngoài chiếc chăn cũ, chiếc mùng dồn một góc, hai chiếc nồi nhỏ đen thui, cái vại đựng gạo từ những năm kháng chiến bé tẹo, bức ảnh của người chồng quá cố được bà chăm chút treo ở vị trí nổi bật nhất.
Dáng hao gầy, tóc bạc trắng, bộ quần áo đã phai cũ, bà rưng lệ kể lại cuộc đời đầy nước mắt với chúng tôi. Là con út trong một gia đình có 5 anh chị em, bà Thuỷ được cha mẹ cho theo nghề sông nước. Các anh chị khác của bà, người thì mất trong kháng chiến, người thì đổ bệnh nan y rồi cũng qua đời.
Bà Thuỷ lớn lên trở thành một thiếu nữ xinh đẹp của xóm vạn (bấy giờ gia đình bà ở xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân). Với biệt tài “sát cá”, có thể xác định được nơi nào nhiều cá, nơi nào ít cá, thời tiết nào thì cá lên, cá lặn…, nên bà Thuỷ nức tiếng trong xóm vạn.
Đến năm 22 tuổi, cái tuổi mà người vạn chài thường đã lập gia đình từ lâu thì bà Thuỷ mới chịu tìm cho mình ý trung nhân. Đó là anh Nguyễn Văn Sáng (cùng làng vạn). Tình yêu kết trái và rồi hai đứa con trai Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Văn Teng lần lượt ra đời trong niềm vui sướng của hai bên gia đình.
Video đang HOT
“Với người dân vạn chài chúng tôi, sinh được con trai là đại phú quý, bởi con trai là trụ cột trong nghề sông nước, có sức khoẻ làm việc để nuôi gia đình, nhưng vợ chồng tôi không quan niệm như vậy, con nào cũng là con và mong muốn có một đứa con gái cho có nếp có tẻ”, bà Thuỷ cho biết. Cũng xuất phát từ mong mỏi đó, cô con gái nuôi là Nguyễn Thị Chung được hai vợ chồng đón nhận, yêu quý.
Một mái ấm mà gia đình vạn chài nào cũng phải ganh tị, thèm mong. Nhưng nào ai có thể ngờ, câu nói cửa miệng của người dân vạn “phận đời sông nước vốn nghèo – bạc” lại không ngoại trừ mái ấm nhỏ của bà Thuỷ. Tai hoạ liên tiếp ập xuống, “đứa thứ nhất thì ngã sông, đứa thứ hai bệnh ốm, chúng bỏ lại hai vợ chồng tôi mà đi… ” – bà Thuỷ gói gọn sự đau thương mất mát của mình về hai người con trai qua một câu gọn lỏn, nhói đau.
Mất con, buồn bã, người chồng đầu ấp tay gối cũng từ bỏ bà ra đi vì căn bệnh phong quái ác. Nỗi đau chồng chất, nhiều lần bà đã nghĩ tới sự giải thoát cho mình, nhưng rồi bừng tỉnh khi nhận ra mình vẫn còn một đứa con gái nuôi tội nghiệp. Động lực sống duy nhất của bà là đứa con gái cũng dần lớn khôn và kết hôn với một chàng thanh niên cùng xóm vạn.
“Coi như tôi đã thoả được cái tâm nguyện cuối cùng, không phải hối hận với bản thân, có lỗi với chồng con nơi chín suối” – lau giọt nước mắt trên khung ảnh chồng, bà thở dài.
Thân cò mưu sinh
Hơn 20 năm kể từ khi chồng mất, cô con gái nuôi cũng về nhà chồng, mình bà trên con thuyền mộc mạc, nhờ biệt tài “sát cá” trời phú mà mưu sinh tới tận bây giờ. Bà kể, chỉ vài năm trước bà còn thường xuyên xuôi ngược các khúc sông trong thành phố để mò ốc, bắt cá đem lên chợ Sâng bán lại.
Khi đó, bà vẫn còn sức khoẻ và làm ra được đồng tiền nên bữa ăn thường xuyên có rau, có thịt, còn bây giờ già yếu, bà chỉ neo thuyền một chỗ, nhờ vào chút phụ cấp của Nhà nước, nên phải chắt chiu để sống qua ngày. Cô con gái kể, từ khi lấy chồng cũng gặp bất hạnh, chồng mất sớm, một mình nuôi hai đứa con, hoàn cảnh cũng khó khăn.
Ở cùng với nhà chồng nên chị không thường xuyên về thăm cụ được, bảo cụ lên ở cùng nhưng cụ không chịu, không muốn làm gánh nặng cho con. Anh Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi) – người có thuyền neo đậu gần thuyền của cụ Thuỷ tâm sự: “Hoàn cảnh của cụ bà Thuỷ hết sức đáng thương, gia đình chúng tôi ở gần thuyền cụ tới nay cũng mười mấy năm rồi, lúc nào cũng thấy cụ buồn bã, lủi thủi một mình dọc sông bắt cá mò cua.
Vài năm trở lại đây, vì cụ tuổi cao nên thuyền chỉ neo đậu một chỗ, người dân vạn chúng tôi thỉnh thoảng lại biếu cụ bó rau, con cá để cụ lo bữa ăn hàng ngày”. Còn bà Nguyễn Thị Thơm (63 tuổi) – hàng xóm thì không khỏi lo lắng: “Bây giờ, cụ còn có chút sức khoẻ tự nấu bữa ăn cho mình, không biết khi ốm yếu, chẳng may phải nằm một chỗ thì sẽ thế nào?”.
Ông Đỗ Xuân Thuỷ – Chủ tịch UBMTTQ phường Đông Thọ – cho biết: Hoàn cảnh bà Thuỷ hết sức khó khăn, hiện tại bà không có giấy tờ hay hộ khẩu gì ở phường cả nên chính sách hỗ trợ làm nhà với bà cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, do bà sinh sống từ lâu ở trên địa bàn nên chính quyền phường cũng thường xuyên có các chính sách quan tâm, ưu tiên giúp đỡ.
Theo LĐO
Phương pháp chữa bệnh kì quái của "thần y" nhỏ tuổi
Ngoài xoa, nắn, sờ, đấm... lên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của bệnh nhân, Quân còn kèm theo những cụm từ không đầu không đuôi, như: "toàn thân, tổng quát".
Thời gian gần đây, tin đồn về một học sinh lớp 4 ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) chữa được bách bệnh khiến nhiều người từ phương xa tìm đến.
Tại "phòng mạch" là nhà của cha mẹ nuôi ở ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2, vào thứ bảy và chủ nhật có hàng trăm người đến để được "thầy lang" nhí Phùng Minh Quân (sinh năm 2006, hiện là học sinh lớp 4 Trường tiểu học Trần Bình Trọng, ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2) trị bệnh.
Chữa bệnh bằng... sờ
Qua nhiều ngày quan sát, chúng tôi thấy nhiều người từ các nơi kéo đến bằng các phương tiện, như: xe máy, ô tô 4 chỗ, 16 chỗ... mang bảng kiểm soát của các địa phương khác, kể cả bệnh nhân ở tận Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế. Những người đến đây đều bị bệnh, nhẹ thì đau mắt, cận thị; nặng là ung thư, liệt, câm điếc... mong được chữa khỏi.
Phùng Minh Quân đang điều trị bằng cách húc đầu vào người bệnh.
Chẳng biết kết quả trị bệnh của Quân ra sao, nhưng phương pháp chữa trị khá đơn giản và có phần kỳ lạ. Lúc thì sờ, nắn, đấm, thậm chí có lúc còn... húc đầu vào những chỗ bệnh nhân kêu đau. Có khi Quân bắt bệnh nhân xếp thành 2 hàng dọc, sau đó em đi đến từng người lấy tay sờ vào bệnh nhân mà không cần hỏi họ bất cứ điều gì liên quan đến bệnh tật.
Trong lúc Quân đang "chữa bệnh" thì luôn có một người đàn ông tên Phụng túc trực bên cạnh. Thỉnh thoảng người này còn nhắc nhở "thầy lang" thay đổi cách chữa bệnh.
Trong quá trình trị bệnh, mỗi lần tỏ ra mệt mỏi, Quân được người nhà lấy ghế cho ngồi, trong khi những bệnh nhân chen lấn nhau để mong được "thầy"... sờ vào người. Lúc này ngoài xoa, nắn, sờ, đấm... lên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của bệnh nhân, Quân còn kèm theo những cụm từ không đầu không đuôi, như: "toàn thân, tổng quát" (?). Đôi khi nói quá nhiều câu này, Quân bị một phụ nữ đứng cạnh dùng tay bịt miệng, không cho lặp lại.
Hệ lụy từ những lời đồn thổi
Đến thời điểm này, việc Quân có khả năng chữa khỏi bệnh như thế nào đều chưa có căn cứ. Thế nhưng, từ một khu vực yên ắng, giờ nơi đây hàng ngày có hàng trăm người tụ tập trở nên ồn ào, mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến dân cư. Rác đủ các loại từ bọc xốp, vỏ bắp, hộp đồ ăn, giấy... vất bừa bãi khắp nơi; người bệnh thì mắc võng nằm la liệt trong vườn trông rất nhếch nhác, ngột ngạt, phóng uế mọi chỗ.
Phùng Minh Quân đang sờ vào người bệnh (ảnh chụp lúc 15 giờ 40 ngày 5-3).
Không những thế, kể từ khi Quân tiến hành chữa bệnh thì việc đi lại trên đường Ngô Quyền - Sông Thao ở địa phương trở nên khó khăn hơn do người dân và phương tiện đưa người bệnh đến đây tụ tập, giao thông hết sức lộn xộn gây bức xúc cho người dân.
Ông V.M., ngụ gần nhà Quân, bức xúc: "Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải tỏa khu vực này. Ở ấp Ngô Quyền, đường nhỏ hẹp nhưng xe cộ ngày nào cũng đậu chật cứng. Tôi nghĩ rằng, một cậu bé 9 tuổi làm sao chữa bệnh được, đó chỉ là mê tín dị đoan, đồn nhảm thôi".
Theo ông M., hiện nay gần nơi Quân chữa bệnh xuất hiện những hàng quán, dịch vụ "ăn theo" càng làm cho khu vực này trở nên phức tạp, chưa kể đến tình trạng "chặt chém" người mua.
Nhận định về việc học của Phùng Minh Quân, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A Trường tiểu học Trần Bình Trọng cho biết kể từ ngày Quân chữa bệnh cho mọi người thì lực học của em giảm sút rõ rệt. Năm lớp 3 Quân là học sinh tiên tiến, nhưng học kỳ 1 của lớp 4 chỉ đạt trung bình.
"Đầu năm Quân học khá tốt, nhưng đến nay thì cả sức khỏe lẫn học lực sút rõ rệt. Nhiều ngày lên lớp, cháu đều có biểu hiện rất mệt mỏi, không còn để tâm theo dõi bài giảng" - cô giáo chủ nhiệm nói.
Trao đổi về việc chữa bệnh lạ đời của Phùng Minh Quân, Chủ tịch UBND xã Bàu Hàm 2 Trần Văn Danh cho biết chính quyền địa phương đã nhiều lần mời vợ chồng ông Phùng Văn Độ là cha mẹ nuôi của em lên làm việc. Qua đó, ông Độ cam kết không để Quân chữa bệnh nữa, nhưng sau đó chuyện vẫn tiếp diễn.
"Chúng tôi khẳng định, việc làm được gọi là chữa trị của Quân không mang lại hiệu quả nào cho người bệnh. Chúng tôi đã xác minh một số trường hợp đã đến nhờ Quân điều trị, song bệnh không hề thuyên giảm. Điều này cho thấy, "thầy lang nhí" chữa bách bệnh chỉ là tin đồn, được thổi phồng đến độ hoang tưởng. UBND xã đã báo cáo việc này lên UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo" - ông Danh nhấn mạnh.
Trong khi đó, Trưởng phòng y tế huyện Thống Nhất Nguyễn Thị Thơm đánh giá: "Phòng đã tiến hành kiểm tra, qua đó thấy kiểu chữa bệnh chỉ sờ vào người mà nói khỏi được bách bệnh là điều vô lý. Đặc biệt, đối với một số bệnh hiểm nghèo, khi bệnh viện chê rồi mà đến đây, cơ bản là cầu may, hoàn toàn không có cơ sở khoa học".
Theo Đồng Nai Online
Chết thảm dưới sông khi đi nhặt phế liệu Sáng nay 25/2, lực lượng chức năng và người dân đã vớt được xác một người đàn ông tên Quần (trú ở phường 6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) và đưa về gia đình mai táng. Người dân vớt đưa thi thể ông Quần lên bờ Khoảng 6h40 ngày 25/2, trong lúc đang nhặt phế liệu dọc bờ kè Bạch Đằng thuộc phường 4,...