Cụ bà 94 tuổi 40 năm oan sai: ‘Ông ơi, người ta giải oan cho mình rồi’
Ở cái tuổi 94, cụ Võ Thị Thương bồi hồi nhớ đến cảm giác chòm xóm, anh em thân thích quây quần mà gần 40 năm kể từ ngày bị bắt oan cụ chưa một lần dám mơ tới.
40 năm qua, Cụ Võ Thị Thương cùng chồng mình là cụ Nguyễn Thành Nghị (đã mất) đã phải hứng chịu nỗi hàm oan Ảnh: Độc Lập
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, Viện KSND tỉnh Tây Ninh chính thức xin lỗi đại gia đình cụ Võ Thị Thương cùng 6 người con và cháu cùng bị bắt oan trong vụ án cướp vàng xảy ra tại xã Đôn Thuận, H. Trảng Bàng, Tây Ninh gần 40 năm trước…
Tâm sự ngày trở về trong sạch sau 40 năm oan sai của người cựu binh Tây Ninh
Biết tin này, đêm qua cụ Võ Thị Thương không thể ngủ. Các con cháu của cụ cũng thức trắng đêm chỉ mong cho trời mau sáng… Bởi họ đã mỏi mòn đợi chờ ngày này gần 40 năm qua.
40 năm qua cụ Võ Thị Thương cùng với con trai Nguyễn Văn Dũng và con gái Nguyễn Thị Lan hứng chịu rất nhiều tủi nhục vì bị bắt giam oan sai . Ảnh Độc Lập
“Ông ơi, ngày mai ông về dưới đó với tôi. Ngày mai người ta giải oan, giải ức cho mình rồi đấy”. Thắp ba nén hương lên bàn thờ cho chồng mình – cụ Nguyễn Thành Nghị – cụ Võ Thị Thương vừa khấn vừa nói.
Cụ Thương bảo mấy ngày nay cụ cứ huyên thuyên nói chuyện với người đã khuất sau khi nghe tin Viện KSND tỉnh Tây Ninh chính thức tổ chức ngày xin lỗi cả gia đình mình vì đã bắt oan trong vụ án cướp vàng gần 40 năm trước.
Người cụ muốn báo tin nhất là cụ Nghị bởi cho đến lúc chết, cụ Nghị vẫn chỉ đau đáu một nỗi niềm là làm sao để được minh oan, làm sao để thanh minh với hàng trăm, hàng ngàn người dân Đôn Thuận là gia đình cụ không ăn cướp.
Thứ tha tất cả
Ngồi giữa rừng cao su, cụ Thương chỉ mong mau tới sáng để cụ cùng các con mình bước ra khỏi lòng rừng cao su tăm tối, nơi 36 năm nay họ đã lẩn trốn để tránh sự miệt thị, khinh khi của người đời…
Xin lỗi, phục hồi danh dự nạn nhân oan sai 40 năm ở Tây Ninh
Nhìn xuyên qua con đường nhỏ ngoằn nghèo dài chừng hơn 3 km từ rừng cao su ra phía đường lớn, cụ Thương lẩm nhẩm: “Từ nay mẹ con, bà cháu nhà tôi sẽ không còn phải giấu kỹ lý lịch, cúi mặt khi đi ra đường lớn nữa…”. Rồi cụ lại bất giác nhớ lại những ngày tháng oan nghiệt trong tù mà cụ cùng với con cháu bị tra tấn không chút thương tiếc.
Cụ Võ Thị Thương thắp hương cho chồng mình và mong ông về chứng giám cho nỗi oan khuất của gia đình sau 40 năm được giải oan . Ảnh Độc Lập
Nghe cụ kể, tôi cầm đôi tay mỏng đét, thâm sần của cụ rồi hỏi liệu rằng sau những gì đã trải qua cụ có tha thứ cho những người đã gây ra oan sai với gia đình mình không? Cụ có tha thứ cho những người tra tấn, hành hạ để ép từng thành viên trong gia đình cụ phải nhận tội hay không?
Cụ nhìn xa xăm vào rừng cao su tối om trước mặt móm mém trả lời: “Tôi tha thứ cho tất cả, tha thứ những gì người ta đã làm. Bởi không muốn những đớn đau mà tôi và gia đình đã trải qua lại đến với họ”.
Rồi cụ lạc quan: “Có người gây ra đau đớn cho mình thì lại có người khác xót thương”. Nói rồi cụ đưa tay chỉ về phía ngôi nhà vách tôn, lụp sụp gần đó bảo nhờ mọi người giúp đỡ cho mượn tiền nên cụ đang sửa lại cái nhà, nâng cái nền đặng kịp ngày 16.10 (âm lịch) này tới giỗ chồng mình.
Dù không được khang trang nhưng ngôi nhà sẽ tươm tất, đàng hoàng hơn trước để cụ đón người thân, bạn bè ở quê (xã Đôn Thuận) lên thăm và chung vui sau những bão giông cuộc đời xảy ra với gia đình mình.
Ở cái tuổi 94, cụ Thương bồi hồi nhớ đến cảm giác chòm xóm, anh em thân thích quây quần mà gần 40 năm kể từ ngày bị bắt oan cụ chưa một lần dám mơ tới.
Viện KSND tỉnh Tây Ninh xin lỗi công khai 7 nạn nhân bị oan sai
Sáng 31.10, Viện KSND tỉnh Tây Ninh tổ chức buổi xin lỗi công khai 7 nạn nhân trong vụ án oan sai cách đây 40 năm ở Tây Ninh.
Buổi xin lỗi diễn ra tại UBND xã Đôn Thuận, H.Trảng Bàng, địa phương xảy ra vụ án oan sai. Bảy người được xin lỗi gồm những ông bà: Nguyễn Thành Nghị (sinh năm 1918, đã mất), Võ Thị Thương (94 tuổi), Nguyễn Văn Chiến (66 tuổi), Nguyễn Văn Dũng (Dũng nhỏ, 58 tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Lan (73 tuổi), Nguyễn Thị Lan (66 tuổi), Hồ Long Chánh (67 tuổi).
Trong tháng 10.2019, Viện KSND tỉnh Tây Ninh đã đăng báo xin lỗi những nạn nhân này trong 3 kỳ liên tiếp trên Báo Thanh Niên và Báo Tây Ninh.
Trước đó, Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh vụ việc 8 người ở Tây Ninh bị bắt giam oan sai 40 năm trước. Sau đó, Viện KSND tỉnh Tây Ninh trao quyết định đình chỉ vụ án cho các nạn nhân và đây chính là cơ sở để các nạn nhân đòi quyền lợi cho mình. Trong số 8 nạn nhân, ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng lớn, 61 tuổi) đã được Viện KSND tỉnh Tây Ninh công khai xin lỗi và bồi thường 615 triệu đồng.
Theo thanhnien
Nhận bồi thường oan sai 6,7 tỷ, ông lão đưa 4 tỷ cho người giúp đỡ
Công an xác định sau khi nhận bồi thường 6,7 tỷ đồng, ông Trần Văn Thêm đã tự nguyện đưa hơn 4 tỷ cho 2 người giúp đỡ mình đi kiến nghị minh oan.
Ngày 13/9, Công an huyện Yên Phong (Bắc Ninh) cho biết không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố cáo 2 người chiếm đoạt tiền của ông Trần Văn Thêm - người mang phận tử tù oan 43 năm và được bồi thường 6,7 tỷ đồng.
Kết quả điều tra cho thấy sau khi được thả tự do, ông Thêm ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Hòa (Công ty luật Hoà Lợi) và anh Trần Văn Được (cháu họ) giúp đỡ đi kiến nghị minh oan bản án oan sai.
Sau nhiều năm kêu cứu, ngày 8/8/2016, Bộ Công an ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Thêm.
Ông Trần Văn Thêm năm nay 84 tuổi. Ảnh: Hoàng Lam.
Đầu tháng 6, TAND Cấp cao tại Hà Nội hoàn tất việc chi trả tiền bồi thường oan sai 6,7 tỷ đồng cho ông lão.
Nhận được số tiền này, ông Thêm tự nguyện đưa cho ông Hòa 2,7 tỷ và đưa anh Được 1,35 tỷ. Do đó, Công an huyện Yên Phong kết luận không có việc 2 người này chiếm đoạt tiền của ông lão oan sai.
Trước đó, chiều 8/7, anh Trần Văn Sáu (con trai ông Thêm) gửi đơn đề nghị Công an Yên Phong điều tra việc bố anh được bồi thường 6,7 tỷ đồng nhưng chỉ mang về hơn 2 tỷ.
Theo anh Sáu, sau khi nhận bồi thường, ông Thêm được ông Hòa giao cho các sổ tiết kiệm, mỗi cuốn trị giá 500 triệu đồng.
Trong các cuốn sổ đó, ông Hoà giữ một cuốn. Anh Được xin ông Thêm một sổ nên ông lão chỉ mang về nhà 4 sổ và 100 triệu đồng.
Khuya 23/6/1970, ông Thêm và em trai vào ngủ trong chòi cắt tóc ở xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phú, nay thuộc Hà Nội). Khoảng 1h ngày hôm sau, cả 2 bị ai đó đánh vào đầu. Sự việc khiến em trai ông Thêm tử vong.
Cơ quan tố tụng cho rằng ông Thêm là hung thủ giết người. Tháng 8/1972, TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên tử hình ông.
Một năm sau, cấp phúc thẩm tuyên y án ông Thêm về tội Giết người và Cướp tài sản. Năm 1974, Công an Vĩnh Phú điều tra lại vụ án. Kết quả khai quật hộp sọ người chết cho thấy không đủ chứng cứ kết tội ông Thêm.
Cùng thời gian đó, tại trại giam Phố Lu (tỉnh Lào Cai), phạm nhân Phan Thanh Nhàn khai đã sát hại em trai ông Thêm. Công an sau đó thu được chiếc búa hung khí, khớp với lời khai của Nhàn.
Đêm 30 Tết năm 1976, ông Thêm được cấp giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương. Thời điểm đó, ông đã tù oan hơn 2.000 ngày.
Sau khi được thả tự do, khoảng 1 tháng sau ông Thêm nhờ người làm đơn kêu oan. Ngày 11/8/2016, TAND Cấp cao tại Hà Nội tổ chức xin lỗi công khai đối với ông lão.
Theo Zing.vn
Vụ 'oan sai 40 năm': Nạn nhân đòi bồi thường 12 tỉ đồng, VKS tính 850 triệu Liên quan vụ án 'oan sai 40 năm' ở Tây Ninh, các nạn nhân đòi bồi thường từ 5 - 12 tỉ đồng nhưng Viện KSND tỉnh Tây Ninh dự tính mỗi người chỉ được nhận số tiền khoảng 800 triệu đến hơn 1 tỉ đồng. Một số nạn nhân trong vụ "oan sai 40 năm" Báo Thanh Niên có loạt bài phản...