Cụ bà 92 tuổi cắp sách đi học tiếng Anh
Ít ai biết rằng em gái của GS Vũ Văn Mẫu, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của chế độ VNCH, lại từng là thành viên Nam tiến và tham gia giúp đội điệp báo A13 đánh đắm thông báo hạm Amyot d’Inville của Pháp năm 1950.
Năm nay 92 tuổi, bà Vũ Thị Sửu vẫn không lúc nào ngưng học. Bí quyết để học nhanh và tiến bộ của bà khi tuổi cao chỉ đơn giản là phải chọn thầy giỏi mà học. Bởi vậy bà học nhiếp ảnh với nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thông, tác giả ảnh Thích Quảng Đức tự thiêu; học đàn với nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, Giám đốc Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ; học vẽ với họa sĩ Thuận Hồ, người được đặt biệt danh là “Vua bột màu”… Bí quyết thứ hai là phải học tới nơi tới chốn.
Hơn 30 năm nay, đáng lẽ nghỉ ngơi nhưng bà Sửu vẫn chưa bao giờ ngưng việc học.
Tiểu thư đài các đi đánh Pháp
Cách đây 20 năm, tôi gặp một bà cụ 70 tuổi, người nhỏ nhắn, đeo máy ảnh ở Hội Nhiếp ảnh TP.HCM. Thầy Nguyễn Văn Thông giới thiệu với tôi: “Bác Sửu lớn tuổi rồi nhưng rất đam mê nhiếp ảnh, các chuyến đi sáng tác lên những vùng rừng núi xa xôi bác không bao giờ bỏ sót và sức khỏe tốt nên bác luôn theo kịp mọi người trong đoàn”. Khi nói chuyện với bà, tôi cảm nhận được tất cả sự đam mê, nhiệt huyết của bà với loại hình nghệ thuật mà bà đang theo đuổi. Mấy năm sau, khi đến nhà GS Vũ Văn Mẫu, tôi gặp lại bà và mới biết bà chính là em gái của GS Mẫu. Dần dần tôi biết thêm nhiều về bà và không khỏi bất ngờ về cuộc đời của bà với những đam mê và trách nhiệm xen lẫn vào nhau.
Là con gái út trong một gia đình tư sản giàu có ở Hà Nội (mẹ là chủ hiệu buôn Phúc Thái nổi tiếng ở Hàng Nón, có rất nhiều nhà cửa cho thuê trong thủ đô), bà Sửu được cho ăn học tử tế. Sau khi lấy bằng Diplome, không có trường cho nữ nên bà tự học ở nhà, được hai anh trai giúp đỡ. Mùa thu năm 1945 đất nước chuyển mình, vừa thi tú tài 1 xong phong trào Nam tiến bùng lên, bà Sửu trốn nhà, lên đường gia nhập nhóm Vi Dân vào Nam. Bà nhớ lại: “Tàu đi đến ga nào dân chúng cũng ra đón nồng nhiệt, mang thức ăn, nước uống tiếp tế cho mọi người, tinh thần lên rất cao. Chúng tôi vào Gia Lai-Kon Tum, được dạy quân sự, học bắn súng, ném lựu đạn, tôi cũng được phát súng và tham gia ba trận đánh ở gần biên giới với Lào”.
Một đồng đội bị thương về Hà Nội đã đến gặp mẹ bà Sửu kể lại đầu đuôi. Bà mẹ lặn lội vào tận vùng chiến sự, gặp đơn vị xin đưa con về vì lúc này bà Sửu cũng đang bị sốt rét rừng. Về đến Hà Nội bà Sửu mới biết mình đậu tú tài 1 và lao vào học thi tiếp tú tài 2 rồi thi vào trường dược.
Lúc trước ông Huỳnh Văn Tiểng có gửi người vợ trẻ tên Hồng Lan ở đoàn văn công Nam Bộ tại nhà bà Sửu. Trong những người bạn đến học hát với Hồng Lan có ông Kim Sơn vốn là thành viên tổ điệp báo A13 do Hoàng Đạo là tổ trưởng. Thấy bà Sửu bị sốt rét, ông Kim Sơn đoán bà đã tham gia kháng chiến nên tìm cách tiếp cận và vận động bà Sửu giúp đỡ. Bà được giao nhiệm vụ tìm chỗ ở cho các đội viên, họ mang theo vũ khí, thuốc nổ lên TP cất giấu. Ngoài ra, bà trực tiếp phiên dịch cho các cuộc nói chuyện giữa Hoàng Đạo khi về trá hàng và các sĩ quan Pháp. Bà không biết họ đang lên kế hoạch đánh chìm thông báo hạm Amyot d’Inville. “Tôi không biết họ là Việt Minh hay gì hết, chỉ biết họ là những người kháng chiến chống thực dân Pháp và tôi muốn giúp đỡ họ những gì họ cần” – bà Sửu nhớ lại.
Bà Vũ Thị Sửu (hàng đầu, thứ hai từ phải qua) họp mặt với các thành viên Nam tiến nhóm Vi Dân cũ.
Trở thành nữ tiến sĩ
Video đang HOT
Năm 1954 bà Sửu tốt nghiệp, mở một nhà thuốc khá lớn ở Hà Nội mang tên mình nhưng chỉ được mấy tháng sau Hiệp định Geneva diễn ra, gia đình quyết định chuyển vào Nam. Năm 1955 bà Sửu sang Pháp, học và làm luận án tiến sĩ sinh hóa học dưới sự hướng dẫn của GS Bửu Hội. Bà về nước năm 1960 vì lúc này hai vợ chồng người chị đều qua đời, để lại đứa con gái hơn 10 tuổi, bà về chăm sóc cháu thay anh chị. Thời gian này GS Bửu Hội về nước làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt, ông mời bà Sửu vào làm việc với mức lương rất cao, được xếp vào chuyên viên của phủ tổng thống. Trong khi chờ xây dựng hoàn thiện, năm 1962 bà Sửu được cho qua Mỹ học về nguyên tử. Bà đến Trung tâm Oak Ridge thuộc bang Tennessee để nghiên cứu về tác hại của phóng xạ trên cơ thể con người. Trung tâm này không thuộc chính phủ Mỹ mà hoạt động độc lập, bất cứ thành viên nào cũng phải làm việc nỗ lực có kết quả tốt để trung tâm nhận được tài trợ. Bà Sửu đã làm rất nhiều báo cáo quan trọng và viết bài cho các tạp chí nguyên tử trong thời gian làm việc tại đây.
Về nước làm việc được mấy năm, bà xin nghỉ. Đây là giai đoạn ông Mẫu về nước làm thẩm phán tòa thượng thẩm rồi sau này làm thượng nghị sĩ đối lập, công việc bộn bề, trong khi mẹ lại già yếu. Bà Sửu quyết định nghỉ để chăm sóc mẹ, đồng thời chăm sóc ông Mẫu thay cho người vợ của ông vừa mất sớm.
Đến năm 1972, chuyện gia đình tạm ổn, bà vào làm việc tại Viện Kiểm nghiệm dược phẩm, sau năm 1975 một thời gian, bà chuyển sang dạy ĐH Y Dược rồi nghỉ để bắt đầu thực hiện các đam mê tuổi trẻ của mình.
Theo đuổi đam mê
Dạo ông Mẫu làm chính trị, khách khứa rất nhiều, toàn những người có học thức, chức vụ, khách nước ngoài… nên phải lo tiếp đãi họ chu đáo. Khách hẹn trước thì không sao nhưng khách đến bất ngờ nhiều khi không đặt được quán ăn, các nhà hàng trong Chợ Lớn có khi từ chối do đã hết chỗ. Thế là bà Sửu quyết tâm đi học đầu bếp để lo việc ăn uống cho khách. Là một tiểu thư chưa bao giờ vào bếp, để có thể học nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất các món ăn cao cấp, bà Sửu chọn cách học với nhiều thầy một lúc. Cũng món vịt quay chẳng hạn, bà học cả ba đầu bếp nổi tiếng, rồi cân nhắc đối chiếu xem cách chế biến của thầy nào đem lại kết quả tốt nhất, khẩu vị phù hợp nhất thì chọn làm theo cách đấy. Ngay cả việc chọn nguyên vật liệu cũng là cả một kỳ công. Để làm món bồ câu quay 12 con, bà đi chợ trước cả tuần lễ, ra chợ bán bồ câu chỉ mua đúng ba con ngon nhất mang về vỗ béo với đậu xanh. Hai hôm sau, khi có đợt chim mới về, bà lại ra chọn đúng ba con ngon nhất, cứ thế khi đủ 12 con là đến ngày làm tiệc.
“Từ khi phụ trách việc nấu ăn tôi vui hẳn lên, khách đến ăn uống đều khen ngợi, anh tôi mát mặt, tôi cũng vui lây. Có ông giáo sư người Pháp ăn một lần mà hơn chục năm sau gặp lại vẫn còn nhắc đến món ăn Giếng tình yêu (Eh bien L’amour) tôi đãi hôm đó. Ông ấy nói: “Bà cho tôi ăn những món ăn của vua chúa”" – bà Sửu nhớ lại.
Khi sang Mỹ, bà Sửu mua một máy ảnh Canon mang theo. Vùng Oak Ridge tuyệt đẹp với đồi núi và những đồng cỏ xanh bất tận nhưng hình ảnh bà chụp phần lớn không có chất lượng do bà không biết chụp ảnh. Vậy là sau này bà quyết tâm học chụp ảnh và dấn sâu vào. Phong cảnh, chân dung, sinh hoạt con người… thể loại nào bà cũng tham gia, vì mọi thứ trong cuộc sống xung quanh đều quá đẹp và cuốn hút.
Sau năm 1975, GS Mẫu ở nhà viết sách luật và học thêm hội họa, bà Sửu cũng học cùng. Trong phòng khách treo rất nhiều tranh do bà và GS Mẫu vẽ. Bà Sửu đặc biệt thích tranh tĩnh vật hơn cả và bà thích dùng những tông màu tối làm nền trong những bức vẽ.
Môn học mà bà Sửu thích nhất là học châm cứu. Theo bà, đây là môn học giúp ích cho người khác nhiều nhất, đã có nhiều người bệnh được mũi kim của bà chữa khỏi bệnh kinh niên. Bà Sửu đã dành ra 10 năm làm việc không lương tại BV Y học TP chỉ để chăm sóc người bệnh nghèo.
Và đến bây giờ ở tuổi 92, bà Sửu vẫn cắp sách đi học Anh văn. Bà nói dù đã sống năm năm ở Mỹ nhưng vẫn chưa đủ để hiểu sâu về văn hóa Mỹ, tiếng Anh chưa giỏi được như tiếng Pháp. Nay đọc tiểu thuyết Mỹ, bà cần đi học thêm tiếng Anh để thấm thía văn hóa Mỹ qua các tác phẩm. Bà là học viên lớn tuổi nhất và những giáo viên người Mỹ vô cùng sửng sốt khi bà đi học chăm chỉ và tiếp thu rất tốt.
Khi GS Vũ Văn Mẫu được Tổng thống Ngô Đình Diệm mời ra làm bộ trưởng Ngoại giao, tướng Mai Hữu Xuân đã gặp ông Diệm nói không nên mời ông Mẫu, vì có bằng chứng các thành viên gia đình ông Mẫu, trong đó có bà Sửu có cảm tình với Việt Minh và có thể hiện là cộng sản. Nhưng ông Diệm gạt đi, nói: “Nếu những người như ông Mẫu, bà Sửu là cộng sản thì một nửa miền Nam này là cộng sản”.
Theo Phạm Trường Giang ( Pháp Luật TPHCM)
Tiếng Anh: Hạn chế lớn của trường chuyên
Sau 5 năm triển khai đề án phát triển trường THPT chuyên, không ít mục tiêu của đề án này vẫn chưa làm được.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho hay nhiều trường chuyên đang trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Trong khi đó, việc dạy và học môn ngoại ngữ vẫn là một khó khăn lớn.
37% trường chuyên chưa đạt chuẩn
Theo Bộ GD&ĐT, đến năm 2016, mỗi tỉnh, thành trên cả nước đều có 1-2 trường THPT chuyên. Đến năm học 2015- 2016, cả nước có 69.554 học sinh chuyên, chiếm khoảng 2,1% tổng số học sinh THPT.
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, cho biết trong giai đoạn 2010-2015, 14 trường chuyên được xây mới và đưa vào sử dụng, góp phần nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 63% vào năm học 2015-2016. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 28/75 trường THPT chuyên chưa đạt chuẩn quốc gia.
Học sinh một trường chuyên tại TP.HCM tham gia hoạt động ngoại khóa Ảnh: Người Lao Động.
Lý do dẫn đến con số này là nhiều trường chuyên hiện vẫn đứng trước những thách thức về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Diện tích trường hạn hẹp, thiếu phòng học bộ môn và nhà tập đa năng, ký túc xá cho học sinh. Thiết bị dạy học mặc dù được các địa phương ưu tiên đầu tư mua sắm bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là thiếu thiết bị dạy các nội dung chuyên sâu, nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.
Một trong 6 nhiệm vụ, cũng là mục tiêu trọng tâm, được đề cập trong Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 là ưu tiên mở rộng diện tích, đầu tư cho cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nâng cấp các trường chuyên theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Thế nhưng, ở nhiều nơi, cả tỉnh chỉ có 1 trường chuyên mà vẫn không thể đạt chuẩn như Thái Bình, Thái Nguyên... Đáng chú ý, cả 2 trường chuyên của TP HCM hiện nay vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia khi còn thiếu nhiều hạng mục quan trọng như nhà đa năng, ký túc xá...
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tới năm 2020 sẽ ưu tiên mở rộng diện tích mặt bằng tối thiểu của các trường chuyên để đạt 15 m2/học sinh; đầu tư xây dựng các trường chuyên bảo đảm đạt chuẩn chất lượng mức độ cao nhất, ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Khả năng ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu
Để nâng cao năng lực của trường chuyên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay những năm tới, các trường cần rà soát, cập nhật và hoàn thiện khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy những môn chuyên, cập nhật các tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình theo hướng hội nhập với thế giới. Trong đó, chú trọng lựa chọn, thí điểm áp dụng một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài.
Định hướng đặt ra là vậy nhưng để thực hiện điều này không hề dễ dàng. Bộ GD&ĐT từng đặt ra việc triển khai thí điểm dạy môn toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc triển khai chưa được mở rộng, thậm chí còn rất khiêm tốn.
Ông Vũ Đình Chuẩn thẳng thắn thừa nhận việc dạy tiếng Anh ở các trường chuyên dù có chuyển biến so với 5 năm trước nhưng nhìn chung, năng lực tiếng Anh của cả đội ngũ cán bộ quản lý lẫn giáo viên vẫn chưa đạt yêu cầu, làm hạn chế khả năng triển khai một số chương trình giáo dục tiên tiến của quốc tế vào giảng dạy.
Hiệu quả trao đổi hợp tác với các cơ sở giáo dục có đào tạo học sinh năng khiếu ở nước ngoài cũng vì lý do này mà không như mong muốn. Đây được coi là một trong những hạn chế lớn nhất của hệ thống trường chuyên trong giai đoạn 2010-2015.
Ông Nguyễn Trường Giang - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lào Cai, tỉnh Lào Cai - cho biết dù đã nỗ lực nhiều, kỹ năng nghe, nói vẫn là điểm yếu của học sinh. Nhiều em chỉ chú trọng học từ vựng và ngữ pháp để phục vụ việc kiểm tra, thi cử.
Đội ngũ giáo viên dù đã được "bồi dưỡng" lại song hiệu quả giảng dạy vẫn còn thấp. Rõ ràng, thầy cô không đạt chuẩn thì chất lượng học tiếng Anh của trò cũng chịu tác động không nhỏ. Trừ một số trường ở thành phố lớn, còn lại hầu hết học sinh chuyên ở các tỉnh đều gặp khó khăn với môn này.
Ngại giao tiếp
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội - người từng dẫn dắt nhiều đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi Olympic quốc tế - cho hay học sinh Việt Nam ngại giao tiếp với các bạn quốc tế, một phần do thiếu kỹ năng, hiểu biết về văn hóa thế giới, phần khác là do hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ trong nhà trường hiện nay mới chỉ đáp ứng được cho việc thi cử.
Theo Yến Anh / Người Lao Động
'Mấy chục năm qua, chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt' Trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt. Đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả. Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức mới đây, TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ,...