Cụ bà 85 thoát chết khi bị hổ mang chúa, rắn cạp nia cắn
Từng bị cạp nia, hổ chúa, rắn lục đuôi đỏ cắn và có 2 lần người nhà đã tính đến chuyện ma chay nhưng cụ Năm đều được cứu sống.
Dù đã lớn tuổi nhưng cụ bà Nguyễn Thị Năm (ở thôn 10, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) vẫn nhớ như in những lần mình bị rắn độc cắn suýt bỏ mạng. Cụ Năm bảo do sinh sống ở vùng đồi núi, cây cối nhiều là nơi trú ngụ của các loài rắn độc nên không những cụ mà người dân trong huyện thường xuyên phải đối mặt với độc xà.
Nhiều trường hợp người dân trong vùng bị rắn độc tấn công mất mạng, nhưng cụ vẫn may mắn thoát chết trong 3 lần bị 3 loại rắn khác nhau cắn là do trong xã có thầy lang tên Vi Văn Đào – người sở hữu bài thuốc gia truyền trị độc xà rất hữu hiệu.
Cụ Năm cho biết cách đây 2 năm, vào buổi tối trời mưa, cụ đi vệ sinh sau vườn, đang bước thì bị con rắn cặp nia quấn vào chân. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, con rắn đã cắn một nhát vào mu bàn chân.
“Tôi được đưa vào nhà sau đó, trên mu bàn chân hằn rõ vết răng của rắn còn rớm máu. Khoảng 5 phút sau, từ vết cắn ấy bắt đầu tiết ra dịch nhầy màu vàng cũng là lúc độc tố phát tán khiến tôi đau điếng, toàn thân cứng đơ không cử động được, mặt mày tím tái rồi ngất lịm đi”, cụ Năm kể.
Cụ Năm 3 lần bị xà độc cắn nhưng đều được cứu sống.
Lần đầu tiên bị rắn cắn, lại thấy cụ bà nằm bất động, con cháu trong nhà cứ nghĩ cụ đã chết, người thì khóc lóc thảm thiết, người thì tất bật chuẩn bị đi mua đồ chuẩn bị cho đám tang. Nhưng điều kỳ lạ đến với cụ vào đúng lúc người nhà đang bối rối, thân hữu gần xa đến thăm hỏi thì bất ngờ có người mách gia đình đưa cụ đến nhà ông Đào ngụ cùng xã, hơn 2 tuần được vị “thần y” cứu chữa, cụ Năm được cứu sống.
Trong khi người thân và cụ Năm chưa hoàn hồn thì khoảng 2 tháng sau, cụ tiếp tục bị độc xà tấn công. Lần này, cụ bị rắn hổ chúa tấn công khi con cháu trong nhà đều đi vắng.
Cụ Năm nhớ lại lúc đó con cháu đi làm, cụ ở nhà lo chuyện quét dọn nhà cửa, cơm nước. “Như thường lệ, tôi quét nhà xong thì quét sân và khi quét đến khu vực đầu nhà nơi có nhiều cây. Đang mải miết quét, tôi bỗng giật mình khi thấy một con rắn to như cổ tay, dài khoảng 2 m lù lù trước mặt. Tôi nhanh chóng lui lại phía sau nhưng con rắn đã kịp rướn cổ lao lên trước mặt rồi cắn một nhát vào chân”, cụ kể.
Video đang HOT
Chị Duyên từng là nạn nhân của rắn độc cắn thập tử nhất sinh.
Tuy nhiên, thời điểm bị rắn cắn, gia đình cụ Năm không có ai nhà, cụ lăn ra sân kêu cứu, hàng xóm chạy sang nhanh chóng đưa đến nhà ông Đào nhưng vị “thần y” đi hái thuốc chưa về. Cụ Năm được mọi người sơ cứu bằng cách buộc dây nịt quấn quanh khu vực bị rắn cắn để độc tố không chạy khắp cơ thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Đợi khoảng nửa ngày, ông Đào quay về cũng lắc đầu nói khó cứu.
Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ở Hà Tĩnh, cắn 3 người nhập viện
“Vùng Buôn Đôn này nhiều rắn độc nhưng sống đến tuổi này, tôi chưa khi nào thấy một con rắn to và nhanh đến như vậy. Lúc bị rắn cắn, tôi nghĩ mình lớn tuổi, sức đề kháng yếu lại đợi cả nửa ngày mới được uống thuốc nên nghĩ lần này khó mà sống sót, tôi cho gọi con cháu ở xa về dặn dò, nhìn mặt. Nhưng không ngờ, một lần nữa tôi lại được ông Đào đưa từ cõi chết trở về”, cụ Năm kể.
Năm 2013, cụ tiếp tục bị rắn lục đuôi đỏ cắn và tiếp tục được ông Đào cứu chữa.
Không riêng gì trường hợp cụ Năm, ở vùng rừng núi huyện Buôn Đôn, những trường hợp người dân bị rắn độc cắn không ít, trong đó có em Nguyễn Thị Rô Sa Lem (18 tuổi ở thôn 9, xã Tân Hòa), chị Hứa Thị Duyên (35 tuổi, thôn 8, xã Ea Wer), anh Đoàn Văn Tuấn (32 tuổi, thôn Hà Bắc, xã Ea Wer)… từng là nạn nhân của nhiều loại xà độc, họ đều là những người may mắn được cứu sống từ bài thuốc gia truyền của ông Đào.
Theo NTD
Đang ngủ, rắn cạp nia bò vào giường cắn
Chị H. Nhập viện trong tình trạng bị sụp mí mắt sau khi bị con rắn cạp nia tấn công trong lúc ngủ. Hiện sức khỏe của chị vẫn đang được các bác sĩ theo dõi sát xao.
Đang ngồi xem tivi trong nhà, nghe con gọi có rắn cạp nong nằm ở mép bờ rào, anh Toản dùng áo bắt nhưng bị cắn vào tay.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang có 4 bệnh nhân điều trị do rắn độc cắn trong đó có 3 bệnh nhân điều trị do rắn cạp nia cắn, 1 trường hợp do rắn lục cắn.
Đang ngủ rắn bò vào giường cắn
Chị Nguyễn Mai H. trú tại Mỹ Hào, Hưng Yên vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai sau khi bị rắn độc cắn. Con rắn cắn chị H. được xác định là rắn cạp nia.
Người nhà của chị H. cho biết khoảng tối ngày 25/10 vợ chồng chị đang ngủ trong nhà thì rắn bò vào giường cắn chị H. Người nhà đã bắt được con rắn và gọi xe đưa chị đi viện nhưng đến 7h ngày 26/11 chị H. mới tới bệnh viện Bạch Mai.
Khi nhập viện, chị H. có tổn thương là sụp mí mắt. Các bác sĩ đang theo dõi sát bệnh nhân H. để có biện pháp điều trị tích cực.
Các bác sĩ trong Trung tâm cho biết, Việt Nam không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia nên các bác sĩ chỉ điều trị theo triệu chứng nhiễm độc của nọc rắn cạp nia. Vì vậy bệnh nhân cần theo dõi, nếu có triệu chứng gì sẽ có biện pháp điều trị cụ thể.
TS Nguyễn Kim Sơn đang chẩn đoán cho bệnh nhân.
Nằm cạnh giường bệnh của chị H. là anh Mai Văn L. trú tại Tiền Hải, Thái Bình. Anh L. cho biết trưa ngày 12/11 sau khi đi làm về đến một đoạn mương, anh bị con rắn cạp nia cắn vào mắt cá chân.
Ngay sau đó, anh được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình và được các bác sĩ đặt nội khí quản do bị liệt hô hấp vì nọc rắn cạp nia ngấm vào cơ thể.
Khi lên Bệnh viện Bạch Mai anh L. có triệu chứng liệt cơ, liệt hô hấp nên phải thở bằng máy thở. Sau 12 ngày sử dụng máy thở, đến nay sức khỏe của anh L. đang hồi phục dần, bệnh nhân đã tự thở và chờ rút ống nội khí quản.
Cháu Nguyễn Thị K. 16 tuổi, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh cũng bị rắn lục núi cắn ở mắt cá chân. Giọng thều thào, K. cho biết em bị một con gì cắn ở chân vào buổi tối. Gia đình đưa em vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Tại đây, bác sĩ chưa biết con gì cắn nhưng nghi bị rắn độc cắn nên chuyển em lên Bệnh viện Bạch Mai.
Các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán cháu K. bị rắn lục núi cắn. Hiện nay sức khỏe của cháu đang khá dần.
Nọc độc của rắn ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ở Việt Nam có 135 loài rắn, trong đó có đến 33 loài rắn có độc trong đó chia thành hai họ rắn: Họ rắn hổ (hổ mang chúa, hổ mang bành, cạp nong, cạp nia) và Họ rắn lục.
Trong đó, chỉ có rắn hổ mang bành và hổ mang chúa là tấn công người, còn lại các loại rắn khác chỉ cắn khi bị người dẫm phải hoặc trêu chọc nó. Nọc độc của rắn độc đi theo đường tĩnh mạch và bạch mạch đến các cơ quan trong cơ thể, không đi theo động mạch.
Đặc điểm của loài rắn cạp nia (rắn khúc đen, khúc trắng) cắn không gây đau, vì thế người bệnh hầu như không biết bị cắn, hoặc có cảm giác chỉ như một vết xước. Tuy nhiên, nọc độc loài rắn này lại có thể gây liệt hô hấp, liệt cơ.
Nếu có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia thì bệnh nhân chỉ cần điều trị 3-4 ngày là khỏi, song ở Việt Nam hiện chưa có nên phải điều trị nạn nhân bị rắn cạp nia cắn bằng máy thở kéo dài đến 4-5 tuần, dễ gây biến chứng viêm phổi, loét da, suy thận, nhiễm trùng bệnh viện, .... Chi phí điều trị khá tốn kém.
Còn rắn hổ mang bành cắn gây đau đớn, chảy máu, phù nề, hoại tử ngay tại chỗ cắn, bệnh nhân thường có biến chứng suy thận, loét những mảng da lớn. Rắn hổ mang chúa cắn gây rất đau đớn, phù nề nhưng không hoại tử, có thể gây liệt. Rắn lục thường gây chảy máu, tan máu, tổn thương tiêu cơ vân gây suy thận.
Nếu phát hiện được người bị rắn độc cắn phải cần phải sơ cứu ngay, rồi mới vận chuyển đến bệnh viện. Không để nạn nhân tự đi lại, vì vận động làm tăng tốc độ lan tỏa của nọc độc. Cần bất động chi bị cắn bằng nẹp, băng ép vết cắn nếu do một số loại rắn hổ cắn (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển, hổ mang thường) để làm chậm triệu chứng liệt.
Tuyệt đối không băng ép, bất động khi biết là rắn lục cắn vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ. Cần phải chuyển nạn nhân bằng phương tiện nhanh nhất đến cơ sở y tế gần nhất mà ở đó có máy thở hoặc ít nhất có bóng ambu. Nếu nạn nhân bị liệt thì phải khai thông đường hô hấp như đặt nạn nhân ở tư thế dễ thở, hút đờm dãi, hô hấp nhân tạo...
Không can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng sự hấp thu nọc độc và dễ chảy máu. Không làm ga rô; không chích, rạch, châm, chọc tại vết cắn; không đắp các loại thuốc y học dân tộc, hóa chất lên vết cắn...
Không sử dụng "hòn đá" chữa rắn cắn, không chườm lạnh hoặc đốt vết cắn. Ở cơ sở y tế cần khám nhanh và hồi sức tích cực, chú ý hồi sức tim mạch, làm các xét nghiệm cần thiết. Đặc biệt cần dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để trung hòa nọc độc càng sớm càng tốt.
Những ngày gần đây, nhiều khu dân cư ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng xuất hiện loài rắn lục đuôi đỏ cắn người và đã có hàng chục người phải nhập viện.
Theo NTD
Tử vong vì nổ lốp xe khi đang bơm Trong lúc đang bơm hơi cho lốp xe máy cày, bất ngờ lốp xe phát nổ khiến người thợ bất tỉnh rồi tử vong tại bệnh viện vì vết thương quá nặng. Nạn nhân tử vong vì lốp máy cày phát nổ (Ảnh minh họa) Cơ quan CSĐT Công an huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, tạm...