Cụ bà 80 tuổi nhặt phế liệu sống dưới gầm cầu
Sáng đi nhặt giấy, lon bia và nylon, tối đến bà Tâm (80 tuổi, ở Gia Lâm Hà Nội) lại về ngủ dưới chân cầu Chương Dương. Với bà, tự kiếm tiền và được tiêu thoải mái là hạnh phúc cuối đời, dù con cái không hề khó khăn.
‘Thành quả’ một ngày đi nhặt nhạnh của bà Vân là hai túi đen nhét đầy bao nylon và một ít giấy bìa. Ảnh: Bình Minh.
Ngồi tạm lên đống bìa kiếm được sau một ngày làm việc, bà cụ Tâm (tên thường gọi là Vân) chậm rãi vét nốt vài hạt cơm còn lại trong hộp rồi đưa vào miệng nhai trệu trạo. Thỉnh thoảng cánh xe ôm đứng dưới chân cầu gần đó chạy lại nói chuyện tếu khiến bà cụ cười tít mắt.
Ngày làm việc của bà Vân bắt đầu lúc 10h sáng và kết thúc sau bữa cơm hộp lúc 19h tối. Ăn xong hộp cơm 10.000 đồng, bà quây đống túi nylon, bìa cứng thành “nhà” rồi chui vào ngủ. Với bà, một ngày kiếm được 50.000 đến 80.000 đồng từ công việc nhặt giấy, bìa là quá mỹ mãn. Số tiền ấy đủ trang trải cho ba bữa cơm và giúp bà tiêu “thoải mái” không phải nhờ vả tới con cái. Ngày hè, ngoài tiền cơm, bà Vân tốn thêm 20.000 đồng tiền nước.
80 tuổi, có nhà ở xã Đa Tốn, Gia Lâm, con cháu đề huề, nhưng bà Vân vẫn đi nhặt phế liệu rồi tối về ngủ dưới chân cầu Chương Dương. Bà “tạm trú” dưới chân cầu đã gần một năm nay mặc cho con cái và người thân khuyên về nhà.
Mỗi ngày kiếm được từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng, bà Vân cảm thấy cuộc sống tự kiếm của mình thật thoải mái. Ảnh: Bình Minh.
Video đang HOT
Hai con gái đã yên bề gia thất, bà Vân sống một mình trong căn nhà nhỏ ở thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn. Hồi còn ở nhà, bà nấu nồi cơm ăn cả ngày, thỉnh thoảng chạy sang nhà cậu em sát vách ăn cùng cho vui. “Con cái không hài lòng khi tôi đi nhặt giấy thế này. Mấy đứa không giàu nhưng vẫn chu cấp cho mẹ. Tôi không muốn phiền đến các con và cũng muốn rèn luyện sức khỏe nên mới đi làm”, bà Vân cho hay.
Năm 40 tuổi, bà bắt đầu chạy chợ kiếm thêm nuôi các con ăn học sau khi chồng chia tay để đến với người phụ nữ khác. Hàng ngày bà bắt ôtô từ Đa Tốn sang chợ Đồng Xuân buôn cau đến tối muộn mới về. Ròng rã “buôn thúng bán mẹt” suốt 40 năm, Tết năm ngoái thấy cau bán chậm, bà quay sang nhặt nhạnh giấy, bìa, nylon về bán.
Bà sinh được bốn người con, hai trai hai gái, người con cả qua đời khi nhỏ. Lúc ông bà chia tay, con trai thứ hai theo bố còn hai con gái sống với mẹ. Hiện tại, vợ chồng người con trai phụng dưỡng vợ hai của bố sau khi ông cụ qua đời. Thương cảm hoàn cảnh không con, không nơi nương tựa của bà hai, bà Vân “giao nhiệm vụ” cho con phải chăm sóc. Còn mình, bà thích sống tự do, tự lao động để được chủ động tiêu thoải mái.
80 tuổi, bà Vân tự hào vì sống được bằng đôi bàn tay mà không cần chờ đến con cái trợ cấp. Ảnh: Bình Minh.
Buổi trưa, bà Vân mang số giấy, bìa từ hôm trước đi cân bán. Buổi chiều, bà từ khu phố cổ rồi ra hồ Gươm. Mỗi cân bìa, bà bán được 4.000 đồng, một tháng thu nhập của bà được khoảng 1 triệu đồng. Số tiền này bà dành một phần để ăn, một phần tiết kiệm, còn lại mua quà bánh cho các cháu mỗi khi về quê.
Nhớ lại thời gian đầu mới đi nhặt phế liệu, bà Vân kể: “Tôi bắt đầu công việc này từ 27 Tết năm ngoái. Dịp ấy nhặt không xuể lon bia, bìa cứng, tôi chẳng phải cạnh tranh với ai vì họ đã về quê ăn Tết hết. Chỉ trong vòng 10 ngày mà tôi kiếm được bằng cả tháng bây giờ”.
Ham kiếm tiền nên bà Vân ở lại Hà Nội cả Tết để đi nhặt rác. Mãi tới mùng 7, bà mới khăn gói về quê được vài hôm rồi quay lại đi làm. Bà bảo, công việc đồng nát cũng có nhiều “đối thủ cạnh tranh”. Một lần, bà bị “đồng nghiệp” cướp mất mấy hộp giấy ngay trước mặt. Chủ nhà đã đồng ý cho bà Vân nhưng một phụ nữ khác từ đâu chạy tới tranh mất. Nghĩ thương, người chủ ấy đòi lại hộp giấy cho bà.
Tá túc dưới chân cầu đã lâu, tới giờ bà có nhiều người bạn già bơm xe, chạy xe ôm hay bán đồ ăn vặt. Thỉnh thoảng trên đường đi nhặt rác, bà Vân gặp hai bà bạn cũng đang mưu sinh. Một bà 90 tuổi ở tận Lào Cai vẫn đi tàu xuống Hà Nội buôn bán, còn một bà hơn 80 tuổi ngày ngày đi bán kẹo. Vất vả nhưng ba bà thấy vui vì còn kiếm được tiền.
Ăn xong suất cơm hộp 10.000 đồng, bà Vân quét dọn sạch sẽ lấy chỗ ngả lưng. Ảnh: Bình Minh.
Nói đến sức khỏe, bà Vân khoe chỉ có hàm răng là lung lay còn chân tay và sức lực vẫn dẻo dai lắm. Vốn bị viêm khớp, từ ngày đi bộ nhặt giấy, cơn đau không còn hành hạ bà nữa. “Đang đêm, không ngủ được vì chân tay đau, tôi dậy đi bộ vài vòng lại thấy đỡ. Có đợt nghỉ về nhà một tháng, tôi thấy người mệt mỏi, ốm yếu, khớp nhức. Lên đến đây, đi làm bình thường, tôi khỏe ra và thoải mái hẳn”, bà Vân nói.
Trời lạnh thêm, bà Vân đứng dậy cầm chổi quét chỗ ngủ cho sạch rồi xếp mấy bao nylon màu đen to đùng xung quanh để chuẩn bị ngả lưng. Khoe mấy lớp áo len mặc trên người, bà bảo còn hẳn một chiếc áo khoác to để đắp nên không sợ lạnh. Quét được một lúc, bà dừng lại nhẩm tính sắp tới ngày em dâu sang cát cho chồng.
“Làm cố nốt mấy ngày nữa, tôi lại phải về quê có việc. Có tiền, mua quà cho các cháu ở nhà là tôi thấy vui rồi”, bà Vân cười hạnh phúc.
Theo VNE
Clip sốc: Nữ sinh hỗn chiến dưới gầm cầu
Cách đây 2 ngày, một clip ghi lại cảnh đánh nhau giữa 2 nữ sinh được up lên Youtube lại khiến cư dân mạng xôn xao.
Clip dài hơn một phút ghi lại cảnh "hỗn chiến" dưới gầm cầu vượt của những nữ sinh còn rất nhỏ, theo phỏng đoán chỉ khoảng lớp 6, lớp 7. Trong clip dài hơn 1 phút, mặc dù được rất nhiều bạn bè can ngăn, song một nữ sinh mặc quần sooc ngắn, áo sẫm màu vẫn lao vào một nữ sinh khác và ra đòn như trong một trận đấu boxing.
Ảnh chụp từ clip
Nữ sinh bị đánh gần như không dám đáp trả mà chỉ đứng im chịu trận. Những đòn túm, giật tóc, lên gối và đạp thẳng vào người của nữ sinh mặc quần sooc dành cho "đối phương" khiến người xem vô cùng phẫn nộ và bức xúc. Thậm chí, nữ sinh kia này còn nhẫn tâm bắt đối phương quỳ xuống để giật tóc và dẫm chân lên đầu.
Ảnh chụp từ clip
Không chỉ có pha ra đòn như trong phim chưởng, các nữ sinh còn rất nhỏ này còn "văng" ra những lời nói hết sức tục tĩu, đậm chất giang hồ, chợ búa. Đáng lên án hơn, trong khi có nhiều bạn nữ (được cho là bạn của 2 nữ sinh đánh nhau) lao vào can ngăn thì lại có người đứng hò reo, cổ vũ cho trận chiến "không cân sức".
Nhiều cư dân mạng đã tỏ ra bức xúc vì hành động "xử đẹp" nhau của những nữ sinh còn rất nhỏ này.
Theo PLXH
"Xóm liều" dưới chân cầu Ngay dưới gầm cầu đường sắt Thăng Long (đoạn qua đường Tân Xuân - xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, HN), từ nhiều năm nay đã hình thành một khu chợ tự phát dài hàng trăm mét, nằm trong hành lang an toàn đường sắt. Hàng quán lộn xộn trước cổng khu chợ tự phát Tân Xuân. Tình trạng càng đáng báo động...