Cụ bà 80 tuổi ngày nào cũng ra “quán nét” ngồi cả buổi, biết được nguyên nhân ai cũng cảm thấy mủi lòng
Gần như ngày nào bà cụ cũng tới, và chỉ để xem phim từ sáng đến tối.
Theo ET Today , câu chuyện xảy ra ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Chuyện là tại một quán cafe Internet (hay còn gọi là “ quán nét” hay “hàng nét” như dân mạng Việt Nam hay gọi) ở Nam Xương, suốt 2 năm qua đã có một bà cụ thường xuyên lui tới. Bà cụ 80 tuổi, ngày nào cũng ra đây để… xem phim ngôn tình và drama.
Mỗi lần bà xuất hiện, ai cũng giúp đỡ rất nhiệt tình – từ nhân viên cho tới khách hàng. Người giúp bà mở máy, người bật phim cho bà. Cứ như vậy, hôm bà ngồi hết buổi sáng, bữa bà ngồi nguyên ngày luôn. Gần như ngày nào bà cũng đến, ăn bận thì như một cậu trai 20. Và dĩ nhiên, ở cái chốn chủ yếu là nam thanh nữ tú lui tới, sự xuất hiện của bà cụ khiến ai cũng phải tò mò.
Chủ quán cafe Internet cũng không nằm ngoài sự tò mò ấy. Ban đầu, ông nghĩ có lẽ nhà bà cụ không có TV, và muốn ra quán nét cho có cảm giác hồi xuân, tiếp cận với công nghệ của giới trẻ. Nhưng hóa ra, nguyên nhân đằng sau hoàn toàn gây bất ngờ, và khiến ai cũng cảm thấy ngậm ngùi.
Cụ bà 80 tuổi ngày nào cũng tới quán nét ngồi suốt cả ngày trời
Sau khi hỏi chuyện, chủ quán nét mới vỡ lẽ ra rằng hóa ra bà cụ chẳng phải nghèo khổ gì, ở nhà thậm chí có hẳn một cái TV to bự. Nhưng khổ một nỗi, chẳng có ai ở đó cả, vì con cháu đi làm ăn xa hết. Bà quyết định ra quán nét xem phim đơn giản là vì ở đó có đông người, mang đến cảm giác ấm áp hơn mà thôi.
Câu chuyện của bà cụ được đăng lên mạng xã hội tại Trung Quốc và lan tỏa rất nhanh chóng, khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ. Một số người cho biết họ đã nghĩ về chính bà của mình, rồi ngậm ngùi xúc động.
“Lâu quá rồi tôi chưa về thăm bà. Phải tranh thủ rảnh rỗi về với bà mới được, ” – một người dùng cho biết.
“Người già rất sợ ở một mình, nên phải luôn chăm sóc họ.”
“Ông bà thường chơi cùng tôi lúc nhỏ, giờ là lúc chúng tôi về báo đáp.”
Cuộc gặp gỡ tình cờ với bà cụ trên đường và cơ duyên đến với nghề y của vị bác sĩ có hàng nghìn lượt theo dõi trên MXH
Hơn 10 năm gắn bó với Bệnh viện Việt Đức, BS Khánh nổi tiếng mạng xã hội facebook có vô vàn những trải nghiệm vui buồn trong nghề. Tất cả đều được viết lại trong cuốn sách anh mới xuất bản...
Gây ấn tượng ngay khi nhìn thấy bởi gương mặt sáng cùng nụ cười tươi, BS Trần Quốc Khánh (phẫu thuật viên chuyên về thần kinh - cột sống, hiện đang công tác tại khoa Phẫu thuật cột sống của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) khiến người nghe bị cuốn dần vào từng câu chuyện anh kể, dù là chuyện đời hay chuyện nghề...
Lựa chọn nghề y bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ với một bà cụ trên đường đến bệnh viện thăm con
BS Khánh kể, khi còn là cậu học sinh cấp 3, anh đã có năng khiếu về sinh học, học chuyên Sinh và dự định ban đầu là thi chuyên ngành sư phạm Sinh để theo nghiệp người thầy mà mình vô cùng kính trọng. Đến năm lớp 12 sau khi thi đậu học sinh giỏi quốc gia và được quyền chọn trường đại học thì ước mơ đó ngày càng rõ dần.
Rồi một ngày cơ duyên đến, trên đường đạp xe ra thị xã có việc thấy bà cụ đi bộ cùng chiều bên đường, cậu bé học sinh cấp 3 ngỏ ý chở bà đỡ một đoạn đường, khi hỏi ra mới biết bà ra bệnh viện tỉnh chăm con đang lâm bệnh nặng. Chẳng giúp được gì nhiều ngoài việc chở bà đến cổng viện nhưng đây thực sự là một sự kiện quan trọng trong đời BS Khánh. Anh bỗng nghĩ đến chuyện nộp đơn vào trường y vì học y khoa cũng chuyên về môn sinh học, lại có thể chữa bệnh cứu người, có thể xua tan nỗi lo trên gương mặt như trường hợp của bà cụ kia...
Thế là ngay hôm ấy, anh về xin ý kiến thầy giáo, gia đình dù cả nhà chưa có ai từng làm nghề y, bố mẹ xuất thân nông dân nông trường chè chân chất. May mắn cho BS Khánh, ai ai cũng ủng hộ anh làm bác sĩ. Cuộc đời BS Khánh bắt đầu bén duyên với nghề y từ đó...
Sau 6 năm học đa khoa tại trường Đại học Y Hà Nội, cậu sinh viên Trần Quốc Khánh tham gia kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú vốn là kỳ thi khốc liệt và cũng nhiều hãnh diện nhất trong ngành y. Anh đăng ký chuyên ngành ngoại khoa và trở thành phẫu thuật viên - bác sĩ phẫu thuật - vì "mình là con trai, lại được ưu điểm người to cao", BS Khánh cười nói.
BS Khánh được về Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để học tập và đào tạo, sau đó công tác tại viện từ năm 2009, đến giờ cũng đã hơn 10 năm.
Thi đậu và sau 2 năm theo học nội trú, BS Khánh nhận thấy nhiều người bị đau cột sống, đặc biệt là đau lưng. Trong khi vào thời điểm đó, chuyên ngành phẫu thuật cột sống cũng mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam, còn nhiều cơ hội khám phá thử thách những điều mới mẻ. Suy nghĩ vậy, BS Khánh nộp đơn theo học chuyên ngành sâu trong ngoại khoa là phẫu thuật thần kinh-cột sống. "Mình đã gắn bó với chuyên ngành này từ đó đến nay" , BS Khánh cho hay.
Và cũng từ đợt thi đậu bác sĩ nội trú, BS Khánh được về Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để học tập và đào tạo. Sau đó công tác tại viện từ năm 2009, đến giờ cũng đã hơn 10 năm. Khi kể về công việc tại mái nhà Việt Đức, bác sĩ chia sẻ, công việc của một phẫu thuật viên thì hơi thất thường vì phụ thuộc vào ca mổ, "có những hôm 9-10 giờ đêm mổ xong mới rời viện về nhà, có những đêm trực cấp cứu thì sẽ ở lại bệnh viện xuyên đêm" , BS Khánh chia sẻ.
Chuyên tâm công việc, BS Khánh còn rất đam mê viết sách, chú trọng mạng xã hội để lan truyền kiến thức đến mọi người.
Ngoài bệnh viện, bác sĩ chú trọng mạng xã hội để lan truyền kiến thức đến mọi người, trải nghiệm vui buồn nghề y được viết thành sách
"Khi chúng ta yêu công việc gì thì luôn có thời gian cho nó và ngược lại, khi chúng ta không thích điều gì thì luôn có lý do để từ chối. Khi cuộc sống của mọi người đang ngày càng bận rộn và mọi người chưa thể có thời gian tìm hiểu, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhiều hơn thì những rủi ro về sức khỏe trong cộng đồng sẽ ngày càng tăng cao. Cùng thời điểm như vậy, mạng xã hội lại đang lên ngôi. Chính vì vậy, mình mong muốn thông qua những nền tảng công nghệ 4.0 và các mạng xã hội để gửi gắm ít nhiều những thông điệp sức khỏe đến với mọi người", BS Khánh nói. Đó là lý do vì sao ngay cả khi công việc của một bác sĩ phẫu thuật vô cùng bận rộn, BS Khánh vẫn dành nhiều tâm huyết cho những bài đăng mình muốn lan tỏa đến cộng đồng.
Không phải là những đơn thuốc hay phác đồ chữa trị cụ thể, nội dung BS Khánh tập trung hướng đến là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm cũng như những giải pháp dự phòng.
Không phải là những đơn thuốc hay phác đồ chữa trị cụ thể, nội dung BS Khánh tập trung hướng đến là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm cũng như những giải pháp dự phòng. Bác sĩ cũng mong muốn góp một phần nhỏ của mình giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về những nội dung sống lành mạnh và những điều cần tránh vì đây chính là gốc rễ của vấn đề.
Khi ý thức và hiểu biết về y học thường thức của người dân tăng cao thì chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe được cải thiện, áp lực cho hệ thống y tế cũng như các bệnh viện vì vậy cũng giảm đi ít nhiều.
Với những câu chữ trước khi muốn lan truyền đến cộng đồng, BS Khánh đặc biệt quan tâm đến biên tập nội dung và lựa chọn câu từ vì "giống như chúng ta mang quà đi biếu vậy, xin hãy cho đi những gì giá trị và người nhận cần đến chứ đừng cho đi những thứ mình không dùng đến".
Hơn nữa, cuộc sống bận rộn, vội vã khiến mọi người không có nhiều thời gian tìm hiểu một nội dung nào đó, vậy nên BS Khánh tập trung viết chắt lọc để đi thẳng vấn đề mọi người cần biết cũng như tìm cách lựa chọn câu từ đơn giản, dễ hiểu và dí dỏm một chút, như vậy hiệu quả bài viết cũng sẽ cao hơn.
Những vui buồn nghề y đều đã được anh chia sẻ trong cuốn sách "Nơi ánh sáng không bao giờ tắt".
Hơn chục năm là bác sĩ phẫu thuật chữa bệnh cứu người, BS Khánh cũng gặp rất nhiều những mảnh đời, những câu chuyện khiến mình vô cùng ám ảnh. Điều mà khiến anh thấy buồn và suy nghĩ nhiều nhất là chuyện có rất nhiều bệnh nhân vì lười đi khám, vì sợ này sợ kia, để rồi khi đến bệnh viện thì các bác sĩ có rất ít cơ hội để điều trị khỏi.
"Còn nỗi buồn nào hơn khi biết rằng năng lực y học có thể làm rất tốt với những tình huống đó nếu bệnh nhân phát hiện bệnh và đến sớm hơn một chút, chỉ một chút thôi", BS Khánh tâm sự.
Hầu hết, những câu chuyện ấy đều đã được anh chia sẻ trong cuốn sách "Nơi ánh sáng không bao giờ tắt" - là nơi anh dốc tất cả bầu tâm sự, những chuyện vui buồn trong quãng thời gian bắt đầu làm bác sĩ đến nay.
Là một bác sĩ, nhất là bác sĩ phẫu thuật, thời gian thất thường và bận bịu, lại kiêm thêm những bài đăng tâm huyết trên mạng xã hội, thế nhưng BS Khánh luôn có nguyên tắc không bao giờ "ăn bớt" thời gian bên gia đình và các con.
Công việc bận rộn đến đâu cũng không được làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình
Là một bác sĩ, nhất là bác sĩ phẫu thuật, thời gian thất thường và bận bịu, lại kiêm thêm những bài đăng tâm huyết trên mạng xã hội, thế nhưng BS Khánh luôn có nguyên tắc không bao giờ "ăn bớt" thời gian bên gia đình và các con. Anh tâm sự, mình có một "hoàng tử" đang học lớp 3 và một "cô công chúa" năm nay lên 6 tuổi. Buổi tối, nhiều lúc công việc xong muộn nhưng anh đều về nhà ăn cơm vợ nấu. Đặc biệt, chủ nhật là ngày "bất khả xâm phạm dù đó là công việc gì vì mình muốn dành trọn thời gian bên các con".
BS Khánh thành thật: "Thực sự với những đứa con thân yêu, không có điều gì tuyệt hơn khi ở cạnh bên, vui đùa và trò chuyện. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu các con hơn, các con cũng thấu cảm cha mẹ và sợi dây kết nối tình cảm gia đình vì thế mà càng thắm thiết. Vợ mình cũng là bác sĩ nên cơ bản hiểu được tính chất công việc của mình và thường xuyên chia sẻ động viên để mình tiếp tục những công việc ý nghĩa này".
Nói về chuyện tương lai, BS Khánh chia sẻ, ngoài việc dành thời gian cho công việc ở viện và quây quần cùng gia đình, anh vẫn sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức sức khỏe thường thức tới cộng đồng thông qua những nền tảng công nghệ 4.0 như Facebook, Youtube... và lan tỏa những điều tích cực, giàu năng lượng để mỗi người đều cảm thấy thêm yêu cuộc sống hơn.
Tài xế lái xe vào lúc 3 giờ sáng, bắt gặp hình ảnh "sởn gai ốc" khi đi qua cầu Còn các cư dân mạng thì được dịp bàn tán xôn xao, liệu bóng hình kỳ lạ ấy có phải là... ma hay không. Chắc phải có việc gì quan trọng lắm thì người ta mới ra đường lúc nửa đêm nửa hôm, còn nếu không thì nằm trong chăn ấm mà ngủ, tội gì mà phải lặn lội, đặc biệt với team...