Cụ bà 20 năm đập tivi trên vỉa hè Sài Gòn nuôi chồng con
Hàng chục năm nay, bà Thủy (76 tuổi) vẫn ngồi vỉa hè Sài Gòn đập tivi cũ lấy linh kiện bán để nuôi con trai bị tâm thần, mua thuốc cho chồng bị bệnh.
Góc đường Vĩnh Viễn – Lý Thường Kiệt ( quận 10, TP HCM) 20 năm nay là nơi bà Cao Thị Thủy (76 tuổi, quê Tiền Giang) kiếm sống với việc rã linh kiện những tivi hỏng, phân loại để bán.
Trước đây, hai vợ chồng bà rời quê ở Tiền Giang lên thành phố để bán tạp hóa, bán cơm rồi mở tiệm đồ điện tử nhưng đều thua lỗ nặng. Cơ duyên đến với bà khi có người gợi ý mua bán tivi cũ. Hồi ấy đoạn đường Nhật Tảo, Vĩnh Viễn nhiều người làm nghề này nhưng đến nay chỉ còn vài người, trong đó bà Thủy là “gạo cội” nhất.
Bà Thủy chia sẻ, ban đầu bà không hiểu gì về máy móc, được các con chỉ cách kiểm tra, tháo dỡ linh kiện. Nhưng giờ đây bà có thể tự tay tháo lắp thiết bị, đọc hiểu được chức năng của bo mạch, phân loại các đời, hãng tivi…
Ngày nào người phụ nữ 76 tuổi cũng ra vỉa hè từ 10h, ngồi đến chiều để thu mua, tháo dỡ linh kiện tivi.
Hàng ngày, đều có nhiều người đến bán tivi hỏng, đa phần là đời cũ, với giá thu mua cao nhất 150.000 đồng một cái. Trung bình mỗi ngày bà thu mua và rã linh kiện khoảng 15-20 cái.
“Nghề này cũng mang tính ăn may vì mình không biết tivi họ hỏng nhiều hay ít. Người bán không cho mở ra tại chỗ. Phần đáng giá nhất vẫn là bo mạch, cặp loa, dây đồng. Nếu xui mà bo mạch bị cháy thì coi như lỗ gần nửa tiền”, bà Thủy chia sẻ.
Video đang HOT
Mỗi cặp loa bà bán lại giá khoảng 20.000 đồng, bo mạch khoảng 40.000-60.000 đồng, vỏ tivi 4.000 một ký. Trong đó, chỉ có loa với bo mạch là nhiều người mua nhất. “Tính ra mỗi cái tivi khi rã ra chỉ lời được 20 nghìn” bà cho biết.
“Ngày xưa đồng còn được 100 nghìn đồng một cân chứ nay chỉ còn 80 nghìn. Còn bóng đèn tivi trước cũng bán được 1.000 đồng một cái nhưng nay thì chỉ cho mấy cô ve chai về đập lấy sắt vụn”, bà khẽ nói.
Phụ bà có cậu con trai út tên Huỳnh Phương Tâm (31 tuổi). Anh Tâm bị bệnh thần kinh dạng nhẹ, đến nay chưa lập gia đình. Không nghề nghiệp ổn định, ngày nào cậu cũng ra phụ mẹ.
Bà Thủy có 9 người con (một gái), lớn nhất cũng gần 60 tuổi. Hiện bà ở với chồng và hai con trai. Trong đó, cậu con kế út Huỳnh Phương Thái (35 tuổi) bị chứng tâm thần phân liệt suốt 15 năm nay, tự tay bà phải lo ăn uống, tắm rửa cho con.
Mỗi ngày, chồng bà lại chở con trai ra để bà bón cơm. Bản thân chồng bà Thủy cũng đã cao tuổi, sau một tai nạn thì bị di chứng ở chân nên không còn đi làm.
Bà cho biết, với thu nhập khoảng 5 triệu đồng tháng từ nghề “đập tivi”, trừ tiền trọ thì phải khéo chi tiêu lắm mới đủ cho cả gia đình bà sinh sống. Điều bà lo lắng nhất là khi công trình cạnh chỗ làm xây xong thì bà buộc phải di dời. “Tôi cũng không biết đi đâu nữa. Hết cách thì về quê bán rau vậy”, bà ngậm ngùi.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Nhặt nhạnh từng miếng cơm trên "đảo rác" ở đảo ngọc Phú Quốc
Bên cạnh các khu resort cao cấp, khách sạn 5 sao, trên đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) còn có những "đảo rác" khổng lồ mà ở đó người dân ngày ngày bám trụ, bán sức khoẻ để kiếm miếng cơm qua ngày.
Phú Quốc (Kiên Giang) được mệnh danh là đảo ngọc của Việt Nam. Tại đây, những khu resort cao cấp, khách sạn 5 sao mọc lên như nấm. Thế nhưng, chính tại đây, cũng có những con người đang cố gắng bám trụ trên những bãi rác khổng lồ để mưu sinh.
Tại Phú Quốc, rác thải được tập trung thu gom ở hai bãi rác Đồng Tràm (xã Cửa Cạn) và bãi rác ấp 7 (thị trấn An Thới). Đặc biệt tại bãi rác An Thới, có tới hàng chục gia đình nghèo đang chật vật sinh sống bằng công việc nhặt phế liệu.
Trước bãi rác "khổng lồ" đang cao lên từng ngày, con người bỗng trở bên nhỏ bé.
Từ bãi rác, nước bẩn rỉ ra, khói bụi, mùi hôi thối bốc lên suốt ngày đêm, bủa vây cuộc sống của người dân nơi đây. Cứ thế, họ lay lắt sống trong bầu không khí không thể ô nhiễm hơn. Tại đây, cây cối cũng dần chết mục, chỉ còn lại những phận nghèo vẫn cố gắng bám trụ từng ngày.
Rác thải tại đây được xử lý sơ sài bằng cách đốt. Khói từ bãi rác bốc lên nồng nặc, bao trùm cả một khu vực rộng lớn.
Mải miết dùng bồ cào bới từng chiếc vỏ lon, bà Hoan (người dân xã Cửa Cạn, Phú Quốc) chia sẻ, dù biết là ô nhiễm và độc hại nhưng mỗi ngày ra đây bới rác, bà cũng kiếm được hơn 40.000 đồng. Số tiền này giúp bà nuôi sống cả gia đình.
Không riêng bà Hoan, hơn chục gia đình đang ngày ngày đánh đổi sức khoẻ để kiếm miếng ăn trên bãi rác này.
Những vật dụng bị bỏ đi của người khác lại trở thành vật dụng hữu ích đối với người dân sống nhờ bãi rác.
Không có điều kiện như bè bạn, những đứa trẻ nơi đây phải sống chung và làm bạn với rác ngay từ khi còn rất nhỏ.
Bé Tuấn là một trong số đó. Sáng đi học, đến chiều, Tuấn lại cùng mẹ ra bãi rác bới phế liệu kiếm sống.
Tuấn cho biết em vừa bới được một chiếc tất còn nguyên vẹn trong đống rác và nhanh chóng đi vào chân. Rất nhiều lần em đã bị mảnh chai, miếng sắt cứa rách chân trong lúc bới rác.
Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm là mối đe dọa lớn cho sức khỏe những phận người từ lớn đến nhỏ mưu sinh tại nơi đây.
Theo Danviet
Đủ kiểu chế tạo bậc tam cấp trên vỉa hè Sài Gòn Khi bậc tam cấp bị phá, người dân Sài Gòn phải dùng bàn ghế, thùng gỗ, két bia, gạch vụn... kê lên vỉa hè để vào nhà. Suốt 2 tháng qua, nhiều bậc tam cấp kiên cố bằng gạch, bêtông chiếm vỉa hè nhiều tuyến đường ở TP HCM được chính quyền phá dỡ, người dân tự đập bỏ. Để có lối lên...