Cụ bà 105 tuổi hồi phục tốt sau 3 ca phẫu thuật lớn liên tiếp
Cụ bà 105 tuổi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật thay khớp gối, nội soi lấy sỏi đường mật và thay khớp háng thành công. Đây là trường hợp hiếm gặp, người bệnh lớn tuổi bị gãy cổ xương đùi và nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm.
Người bệnh là bà V.T.S. ( 105 tuổi, ngụ tại TPHCM). Trước đó bà S. bị thoái hóa khớp gối khiến đi lại khó khăn. Trong một lần đang tự đi lại trong nhà, bà trượt chân ngã khiến mông và lưng đập xuống sàn. Sau khi ngã, bà cảm thấy đau đớn, không cử động được. Người nhà đưa bà đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
Sau khi thăm khám và chụp X-quang, các bác sĩ cho biết bà bị gãy cổ xương đùi trái trên nền bệnh thoái hóa khớp gối. Bà S. còn mắc nhiều bệnh mãn tính như tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hạ natri máu, xơ phổi và tăng áp phổi.
Theo đánh giá của bác sĩ, nếu không tiến hành thay khớp, người bệnh sẽ phải nằm tại chỗ. Điều này dễ gây các biến cố về hô hấp, tuần hoàn và suy thận như nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm loét da vùng tì đè… dẫn đến tử vong.
Trước tình trạng cả người bệnh, các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã nhanh chóng hội chẩn, thảo luận để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Người bệnh được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định – Ảnh:BVCC
Đầu tháng 8/2020, các bác sĩ tiến hành thay khớp háng bán phần cho người bệnh, phối hợp việc gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng liên tục. Ca mổ diễn ra thuận lợi. Ngay ngày đầu tiên sau mổ, người bệnh đã có thể tự ngồi dậy xoay trở. 2 tuần sau phẫu thuật đầu tiên, người bệnh đang được tập vật lý trị liệu, chuẩn bị cho phẫu thuật thay khớp gối thì đột ngột xuất hiện triệu chứng đau dưới sườn phải, sốt cao, vàng da.
Video đang HOT
Sau khi xét nghiệm, siêu âm và chụp CT bụng, các bác sĩ phát hiện người bệnh bị sỏi đường mật biến chứng. Nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng, có thể tử vong.
Sau đó, các bác sĩ thực hiện gây mê toàn thân liều thấp để nội soi ngược dòng lấy sỏi đường mật cho người bệnh. Sau khi thực hiện thủ thuật lấy sỏi đường mật thành công, gần 1 tuần sau, người bệnh tiếp tục được thực hiện phẫu thuật thay khớp gối trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và sử dụng thuốc điều trị các bệnh nền. Sau 4 tuần, người bệnh có thể đi đứng trở lại, tình trạng sức khỏe ổn định. Trước khi xuất viện, người bệnh và người nhà được hướng dẫn các bài tập đơn giản để tiếp tục duy trì việc tập vật lý trị liệu tại nhà.
Kết quả tái khám vào tháng 10/2020 cho thấy người bệnh phục hồi tốt, có thể tự đi đứng, sinh hoạt bình thường.
PGS.TS.BS. Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – cho biết, đây là một trong những trường hợp người bệnh cao tuổi nhất tại Việt Nam được thực hiện cả phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối.
Theo bác sĩ Khanh, trước đây, những phẫu thuật lớn như thế này thường được chống chỉ định đối với người lớn tuổi vì có nguy cơ xảy ra nhiều tai biến, biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên với sự phát triển của y học, các phương pháp gây mê – hồi sức cùng sự phối hợp giữa các chuyên khoa trong cùng một cơ sở y tế đã giúp cho người bệnh lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nội khoa được chẩn đoán, điều trị sớm cũng như thực hiện các phẫu thuật một cách an toàn, hiệu quả. Từ đó, người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn, tránh các tai biến, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tiến bộ về giảm đau sau mổ và gây tê
Mỗi cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ đều phải có kíp gây mê hồi sức. Nhiệm vụ của bác sĩ gây mê hồi sức là làm cho người bệnh không đau và duy trì an toàn các chức năng sống của cơ thể trong và sau cuộc phẫu thuật.
Hồi sức gây mê giúp nâng cao chất lượng phẫu thuật
Có phẫu thuật lớn, phẫu thuật nhỏ nhưng không có cuộc gây mê nhỏ. Trước đây khi chỉ có phương tiện kỹ thuật thô sơ, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, các bác sĩ gây mê hồi sức chỉ quan tâm làm thế nào giữ an toàn tính mạng của người bệnh qua cuộc phẫu thuật. Chất lượng gây mê, chất lượng hồi tỉnh, chất lượng giảm đau sau mổ cũng như hồi phục sau mổ chưa được quan tâm đúng mức.
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật yêu cầu đặt ra cho người làm gây mê hồi sức không chỉ là giữ an toàn mà còn phải nâng cao được chất lượng cuộc phẫu thuật như: Tối ưu hóa bệnh nhân trước mổ, chống buồn nôn và nôn sau mổ, chống đau, vận động sớm sau mổ, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, giảm thiểu đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Có thể nói rằng chuyên ngành gây mê hồi sức là 1 trong 10 phát kiến vĩ đại của y học trong thế kỷ 20 cho tới nay.
Kỹ thuật giúp bệnh nhân giải thoát gánh nặng cơn đau
Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mỗi năm có hàng chục ngàn bệnh nhân được phẫu thuật, những đau đớn trong và sau mổ mà người bệnh phải trải qua luôn là trăn trở của các bác sĩ.
Ngoài việc phát triển những mảng chuyên sâu như gây mê hồi sức cho phẫu thuật ghép tạng (gan, phổi, tim, khối tim phổi,...), phẫu thuật tim mạch - lồng ngực, chấn thương chỉnh hình, ngoại thần kinh, tạo hình hàm mặt, tiêu hóa, gan mật, tiết niệu...; một trong các mũi nhọn Khoa Gây mê hồi sức nơi đây đang tập trung phát triển là mảng "điều trị đau".
Đào tạo kỹ thuật giảm đau sau phẫu thuật tại BVTWQĐ 108.
Mô hình điều trị đau hiện nay bệnh viện thường áp dụng là "đa mô thức". Gây mê cân bằng, điều trị đau ngay trước khi bệnh nhân tỉnh, phối hợp nhiều loại thuốc và kỹ thuật gây tê kết hợp trước trong và sau mổ, theo dõi sát sau mổ để có các biện pháp giảm đau phù hợp cho từng người bệnh.
Từ năm 2015,bệnh viện đã áp dụng gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm điều trị đau trong và sau mổ - đây là kỹ thuật rất mới trên thế giới và cũng chỉ mới được một số bệnh viện lớn tại Việt Nam áp dụng.
Trong 2 thập kỷ trở lại đây, việc ứng dụng siêu âm trong các kỹ thuật gây tê vùng đã phát triển nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh và nhân viên y tế. Khi thực hiện gây tê dưới hướng dẫn siêu âm, bác sĩ gây mê có thể quan sát được chính xác dây thần kinh, vị trí tiêm thuốc nhờ đó giảm thiểu được các tai biến, biến chứng, như; tổn thương dây thần kinh, tiêm thuốc vào mạch máu gây ra ngộ độc thuốc tê, tiêm thuốc không đúng vị trí dẫn đến thất bại trong kỹ thuật.
Những kỹ thuật gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm đang được phát triển và thực hành hiện nay: Gây tê và đặt catheter truyền thuốc liên tục đám rối thần kinh cánh tay qua đường gian cơ bậc thang, đường trên xương đòn giảm đau trong và sau mổ cho các phẫu thuật vùng cánh tay, cẳng tay và bàn tay.
Gây tê và đặt catheter truyền thuốc liên tục khoang cạnh cột sống ngực, cơ dựng sống giảm đau trong và sau phẫu thuật lồng ngực như mổ lồng ngực, trung thất mổ cắt phổi. Gây tê và đặt catheter truyền thuốc liên tục cơ vuông thắt lưng.
Gây tê bao cơ thẳng bụng giảm đau trong và sau mổ cho các phẫu thuật bụng như cắt gan, cắt thận, cắt dạ dày, phẫu thuật đại trực tràng.
Gây tê và đặt catheter truyền thuốc liên tục dây thần kinh đùi giảm đau cho các phẫu thuật kết hợp xương đùi, phẫu thuật vùng đầu gối...
Thuốc tê được đưa chính xác vào thân thần kinh và khu vực thần kinh chi phối cảm giác đau bằng cách tiêm liều đơn, truyền liên tục, do bệnh nhân tự điều khiển làm bệnh nhân không còn cảm giác đau trong những ngày sau mổ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái chóng hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng sau mổ.
Suốt 3 năm phải chịu đựng cơn đau thắt lưng, đến khi đi khám người phụ nữ bất ngờ khi biết mình bị tình trạng tắc nghẽn này Sau khi tiến hành phẫu thuật, triệu chứng đau nhức thắt lưng vẫn không giảm nên cô Thục chuyển đến bệnh viện chuyên khoa khám. Bác sĩ Trần Kiến Húc, khoa tiết niệu, bệnh viện Kaohsiung Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Thục (40 tuổi) sống tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Suốt 3 năm nay, cô Thục...