Cụ bà 102 tuổi hai lần đánh bại COVID-19
Một cụ bà 102 tuổi sống ở New York, Mỹ đã hai lần nhiễm virus SARS-CoV-2 song cuối cùng đều chiến thắng bệnh tật.
Bà Angelina Friedman vừa đón tuổi 102 tại nhà dưỡng lão. Ảnh: NBC News
Kênh truyền hình NBC News đưa tin bà Angelina Friedman – là người sống sót qua dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và từng chiến thắng căn bệnh ung thư – mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lầu đầu vào hồi tháng 3. Khi đó, bà chỉ xuất hiện triệu chứng của bệnh ở thể nhẹ.
“Mẹ tôi không thực sự có triệu chứng của bệnh. Dấu hiệu nặng nhất là bà bị sốt kéo dài khoảng 10 ngày. Chẳng thể nghĩ bà mắc COVID-19″, người con gái tên Joanne Merola cho biết. Sau 1 tuần điều trị, cụ bà Friedman đã âm tính với virus SARS-CoV-2 vào tháng 4.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chỉ ít ngày trước khi bà tròn 102 tuổi vào tháng 10 vừa qua, bà Friedman lại tiếp tục mắc COVID-19. Triệu chứng lần này của bà là ho, hôn mê và sốt cao. Bà được điều trị ngay tại nhà dưỡng lão.
Thật bất ngờ, cụ bà hiện gần như bị điếc và mất thị lực này đã hồi phục rất tốt. Bà lão “bất khả chiến bại” đã được chuyển về phòng riêng cách đây 1 tháng sau hai lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Bà Merola cho biết mẹ mình rất vui vẻ và khỏe mạnh. Trong lần gọi điện thoại gần nhất, bà Friedman đã dành gần 30 phút để kể cho con gái về hoạt động móc len yêu thích. Bà Merola hy vọng câu chuyện đầy may mắn của người mẹ bách niên giai lão sẽ đem đến niềm tin cho nhiều người.
Bà Angelina Friedman sinh tháng 10/1918 đúng thời điểm dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát. Mẹ bà chuyển dạ ngay trên con thuyền chở người di cư từ Italy đến New York và qua đời ngay sau khi sinh.
Mỹ sẽ không trả 62 triệu USD còn "nợ" WHO
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Nhà Trắng nói rằng Mỹ sẽ không tham gia dự án phát triển và phân phối vaccine Covid-19 do WHO điều hành.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/9 nói rằng, họ sẽ không trả 62 triệu USD còn "nợ" WHO và sẽ sử dụng số tiền này vào các khoản đóng góp khác cho Liên Hợp Quốc.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sẽ không tham gia dự án phát triển và phân phối vaccine Covid-19 do WHO điều hành.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Nhà Trắng
Việc giữ lại số tiền đóng góp cho WHO trong năm 2020 là một phần trong quyết định của Tổng thống Trump khi tuyên bố rút Mỹ khỏi tổ chức này do bất đồng về cách kiểm soát đại dịch Covid-19 cũng như những cáo buộc của ông cho rằng tổ chức này chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Hồi tháng 7 vừa qua, ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi WHO, có hiệu lực từ tháng 7/2021. Ở thời điểm tuyên bố, Mỹ đã giải ngân 52 triệu USD trong tổng số 120 triệu USD đóng góp cho WHO trong năm 2020. Số tiền còn lại là 62 triệu USD. Theo luật của Mỹ, tất cả các khoản tiền nợ cần phải được thanh toán hết trước khi Mỹ rút hoàn toàn khỏi các tổ chức quốc tế.
Mặc dù đang trong quá trình 1 năm "chờ" rút khỏi WHO, giới chức Mỹ nói rằng nước này sẽ tiếp tục tham dự một số cuộc họp của WHO và vẫn sẽ có những khoản đóng góp giải ngân 1 lần cho một số chương trình cụ thể. Các chương trình này bao gồm cả các dự án xóa bỏ bệnh bại liệt ở Afghanistan và Pakistan, hỗ trợ nhân đạo ở Libya và Syria, cùng các nỗ lực chống lại dịch cúm.
Trong 1 năm chờ, giới chức Mỹ sẽ vẫn tham gia một số cuộc họp về chính sách và chuyên môn của WHO có liên quan trực tiếp tới các lợi ích về y tế, thương mại và an ninh quốc gia Mỹ.
Hiện chưa rõ các cơ quan nào của Liên Hợp Quốc sẽ được nhận số tiền 62 triệu USD rút từ WHO./.
Australia lo ngại về sự lây lan Covid-19 trong các nhà dưỡng lão Nhà dưỡng lão đang là mối lo ngại lớn đối với chính quyền Australia khi các trung tâm có người bị Covid-19 ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế Australia, chỉ tính riêng những người sống trong các nhà dưỡng lão được chính phủ tài trợ mà không kể các nhà dưỡng lão tư nhân cũng như...